GDP là gì? Tổng quan kiến thức về Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP)

Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số phổ biến nhất được sử dụng để theo dõi sức mạnh nền kinh tế quốc gia. Nó bao gồm một số yếu tố khác nhau như tiêu dùng và đầu tư. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi giải thích tại sao GDP lại là một yếu tố kinh tế quan trọng đến như vậy và ý nghĩa của nó đối với cả các nhà kinh tế và nhà đầu tư.

GDP đại diện cho tổng giá trị đồng đô la của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể, thường được gọi là quy mô của nền kinh tế. GDP thường được thể hiện dưới dạng so sánh với quý hoặc những năm trước đó.

GDP (Tổng Sản Phẩm Quốc Nội) là gì?
GDP (Tổng Sản Phẩm Quốc Nội) là gì?

GDP là gì?

GDP chủ yếu được sử dụng để đánh giá sức mạnh của nền kinh tế của đất nước. Đó là giá trị tiền tệ của tất cả các hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được sản xuất trong nội địa của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể và bao gồm mọi thứ được sản xuất bởi công dân nước đó và người nước ngoài trong nội địa

GDP được tính bằng cách cộng các yếu tố sau lại với nhau:

Phương pháp chi tiêu của cá nhân và công cộng

Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.

GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G)cán cân thương mại (xuất khẩu ròng, X – M).

Y = C + I + G + (X – M)

Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí

Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.

GDP=W+R+i+Pr+Ti+De

Trong đó

  • W là tiền lương
  • R là tiền cho thuê tài sản
  • i là tiền lãi
  • Pr là lợi nhuận
  • Ti là thuế gián thu ròng
  • De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

Phương pháp giá trị gia tăng số lượng hàng hóa giữa xuất khẩu và nhập khẩu

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP

VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp – Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất

Giá trị gia tăng của một ngành (GO)

GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n)

Trong đó:

  • VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
  • n là số lượng doanh nghiệp trong ngành

Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP

GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m)

Trong đó:

  • GOj là giá trị gia tăng của ngành j
  • m là số ngành trong nền kinh tế

Số liệu tính toán cuối cùng của GDP thường được biểu thị dưới dạng phần trăm.  Ở Việt Nam GDP được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong khi tốc độ tăng trưởng hàng quý là một thước đo định kỳ về cách thức để nhận biết nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển hay là bị tụt lùi, thì số liệu GDP hàng năm thường được coi là chuẩn mực cho quy mô chung của nền kinh tế nước đó.

GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC TẾ
GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC TẾ

GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC TẾ

GDP có thể được thể hiện theo hai cách khác nhau đó chính là GDP danh nghĩa và GDP thực tế.

GDP danh nghĩa là gì?

GDP danh nghĩa là đưa giá thị trường hiện tại vào tài khoản mà không bao gồm lạm phát hoặc giảm phát. Tức là Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành. Con số này xem xét sự chuyển động tự nhiên của giá cả và theo dõi sự tăng dần của giá trị nền kinh tế theo thời gian.

GDP thực tế là gì?

GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc. Có yếu tố lạm phát hoặc mức tăng giá chung. Các nhà phân tích hoặc đầu tư kinh tế thường thích sử dụng GDP thực tế như một cách để so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nó được tính bằng cách sử dụng mức giảm phát GPD chênh lệch giá giữa năm hiện tại và năm gốc dùng để tham chiếu so sánh. Đây là cách các nhà kinh tế có thể cho biết liệu có bất kỳ sự tăng trưởng thực sự giữa những năm trước và hiện tại để đưa ra kết quả phân tích chính xác nhất.

Công thức tính chỉ số giảm phát GPD

Người ta còn dùng những chỉ số giảm phát GDP để tính toán tỷ lệ lạm phát của một đất nước, một quốc gia. Công thức tính chỉ số giảm phát GPD được tính như sau:

Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP danh nghĩa/GDP thực tế

Tỷ lệ lạm phát của 1 năm được tính theo chỉ số giảm phát GDP theo công thức sau:

Ví dụ: gọi tỉ lệ lạm phát của năm 2019 = A thì ta có

A = 100 x (Chỉ số giảm phát GDP 2019 – Chỉ số giảm phát GDP 2010) / Chỉ số giảm phát GDP 2010

 

ĐIỀU CHỈNH LẠM PHÁT

Điều chỉnh lạm phát không phải lúc nào cũng cần thiết khi xử lý các biến số tiền tệ – Nhưng nó là một công cụ quan trọng trong bộ công cụ để phân tích dữ liệu kinh tế của một quốc gia. Lạm phát thường được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương và Chính Phủ. Chính sách chính được sử dụng là chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung Uơng (Ngân Hàng của Nhà Nước) đặt ra. Tuy nhiên, trên lý thuyết, có nhiều cách để kiểm soát lạm phát bao gồm:

  • Chính sách tiền tệ: Các Ngân Hàng sẽ tăng lãi suất cao hơn nhằm làm giảm nhu cầu vay vốn hệ quả là dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp và giảm được tỉ lệ lạm phát
  • Chính sách tài chính: Tăng tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân cao hơn có thể làm giảm chi tiêu và áp lực lạm phát
  • Kiểm soát tiền lương: Về mặt lý thuyết khi cố gắng kiểm soát tiền lương thì có thể giúp giảm áp lực lạm phát. Tuy nhiên phương pháp này ngoài những năm 1970 ở các nước phát triển nó rất hiếm khi được sử dụng.
  • Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách: mỗi năm tiền đầu tư từ nguồn ngân sách của nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế
  • Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá: Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá cả sản phẩm.
Báo cáo tổng sản phẩm Quốc Nội sẽ được điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát
Báo cáo tổng sản phẩm Quốc Nội sẽ được điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát

TẠI SAO LẠM PHÁT GIA TĂNG CÙNG VỚI TĂNG TRƯỞNG GDP

Báo cáo tổng sản phẩm Quốc Nội sẽ được điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát. Sự tăng trưởng GDP chưa được điều chỉnh thì có nghĩa là nền kinh tế của một đất nước có thể đã trải qua một trong số các trường hợp dưới đây:

  • Sản xuất nhiều với cùng một mức giá: Ở đây tức là sản xuất được tăng lên để nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đang được tăng cao. Sản xuất cao hơn đòi hỏi nguồn nhân lực làm việc cũng cần nhiều hơn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, nhu cầu về sử dụng các sản phẩm hàng ngày tiếp tục thúc đẩy. Tiền lương tăng cũng dẫn đến nhu cầu sử dụng hàng ngày cao hơn khi người tiêu dùng chi tiêu thoải mãi tự do hơn. Điều này dẫn đến GDP cao hơn sẽ dẫn đến kết hợp với lạm phát.
  • Sản xuất cùng một số lượng nhưng giá cao hơn: Không có sự gia tăng nhu cầu đến từ người tiêu dùng, nhưng giá cả lại cao hơn. Trong những năm đầu thập niên 20, nhiều nhà sản xuất đã phải đối mặt với chi phí gia tăng do giá dầu tăng nhanh. Cả GDP và lạm phát đều tăng trong tình huống này. Sự gia tăng này là do nguồn cung hàng hóa chính lại cao hơn và nhu cầu của người tiêu dùng giảm vì giá cả quá cao.
  • Sản xuất nhiều hơn với giá cao hơn: Ở đây tức nhu cầu tăng và thiếu nguồn cung. Doanh nghiệp phải thuê thêm nhân viên để đáp ứng được nhu cầu của người dân bằng cách tăng thêm tiền lương khi đó chi phí sản xuất tăng cao thì hệ lụy đi theo đó là giá cả sản phẩm xuất ra cũng phải tăng lên để bù lại chi phí. Hoặc nhu cầu tăng khi đối mặt với nguồn cung giảm nhanh chóng khi đó bắt buộc giá sản phẩm phải tăng để doanh nghiệp kiếm lợi nhuận, tốt cho cung nhưng lại không tốt cho cầu. Trong trường hợp này GDP và lạm phát đều tăng với tốc độ không bền vững và rất khó để các nhà hoạch định chính sách gây ảnh hưởng và có biện pháp ngăn chặn lạm phát.
  • Sản xuất nhiều hơn với giá thấp hơn: Điều này từ trước đến nay là chưa từng xảy ra trong nền kinh tế hiện đại. Nhưng nếu nó xảy ra thì đây cũng là một trong số những điều dẫn đến lạm phát
  • Sản xuất ít hơn nhưng giá lại cao hơn: điển hình cho trường hợp này chúng ta có thể nhắc đến Hoa Kỳ trong những năm 1970 đã trải qua GDP tăng chậm dưới mức mong muốn, nhưng lạm phát vẫn tồn tại và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao do sản xuất thấp nhưng giá lại cao khiến người mua có nhu cầu cũng không mua được.

Từ những trường hợp trên được Trader Plus tổng hợp các bạn có thể thấy rõ rằng ràng lạm phát và tăng trưởng GDP luôn luôn song hành đi đôi với nhau. Nếu không kiểm soát được những điều trên sẽ dẫn đến lạm phát gia tăng và ảnh hưởng tới nền kinh tế của cả một Quốc Gia.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *