ASIC là gì? Phân loại và Vai trò của ASIC trong khai thác Coin

Trong thời kỳ kỹ thuật số hiện nay thì khái niệm tiền ảo (coin) đã không còn xa lạ. Bạn có thể dễ dàng nghe thấy các từ như coin, bitcoin, ethereum, zcash… Đây cũng là xu hướng đầu tư được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là khai thác Bitcoin. Trong các công nghệ đào tiền ảo đó thì máy đào tiền ảo áp dụng chip ASIC đang được ưa chuộng nhất. Vậy, bạn có biết ASIC là gì? Máy đào tiền ảo công nghệ ASIC là gì không?

ASIC là gì? Phân loại và Vai trò của ASIC trong khai thác Coin 1

1. ASIC là gì?

Khi mà giá trị của các đồng tiền ảo này ngày một tăng thì người ta càng chú trọng hơn trong việc đầu tư vào công nghệ đào tiền ảo sao cho đạt hiệu suất tốt nhất. Có rất nhiều người đã đổi đời nhờ việc đầu tư cả một hệ thống chuyên dụng để khai thác coin. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ được áp dụng để khai thác coin. Trong đó ASIC được ưa chuộng hơn cả. Vậy bạn có biết máy đào ASIC là gì không? 

ASIC (phát âm: ay-sik), đây là từ được viết tắt từ cụm từ Application Specific Intergrated Circuit dùng để chỉ các vi mạch tích hợp chuyên dụng trong lĩnh vực điện tử học. ASIC là một vi mạch ICKhác với các vi mạch thông thường vi mạch ASIC được thiết kế không phải cho những ứng dụng chung mà nó được thiết kế dành riêng cho những trường hợp cụ thể theo mục đích của người chế tạo, ví dụ như vi xử lý trong các máy móc tự động, các hệ thống xử lý, vi xử lý của điện thoại di động, các phương tiện truyền thông, xe cộ, tàu vũ trụ, các dây chuyền công nghiệp, v.v… Ngày nay, công nghệ vi mạch này được ứng dụng ở khắp mọi nơi, trong nhiều lĩnh vực như: hệ thống xử lý máy móc tự động, viễn thông…

2. Phân loại ASIC

Có nhiều cách để phân loại các mạch ASIC như phân loại theo dung lượng cổng lôgic, phân loại theo phương pháp thiết kế, phân loại theo ứng dụng,… Ở đây chúng ta chỉ tập trung vào việc phân loại theo phương pháp thiết kế nhằm làm sáng tỏ quá trình phát triển của công nghệ ASIC. Cụ thể được phân loại như sau:

2.1. Phân loại ASIC đặc chế hoàn toàn – Full costum ASIC

Một IC đặc chế (thuật ngữ tiếng anh gọi là “full-custom IC”) là một vi mạch có các tế bào lôgic (logic cell) và các lớp mặt nạ được xây dựng (đặc chế hóa) theo yêu cầu của khách hàng. Những IC đặc chế này thường nhắm tới các ứng dụng riêng biệt và do đó, chúng ta có thể gọi một số IC đặc chế này là ASIC đặc chế.

Công nghệ sản xuất ASIC đặc chế hoàn toàn bao hàm toàn bộ các quá trình để sản xuất IC, kể cả giai đoạn in khắc bán dẫn quang học (photo lithographic).

Ưu điểm của sản phẩm dạng này là tính tối ưu về diện tích, tăng hiệu suất làm việc của IC, khả năng tích hợp  tốt hơn với các thiết bị tương tự hay các phần tử thiết kế sẵn khác. Bù lại thì nhược điểm là quy trình thiết kế tốn nhiều thời gian, đòi hỏi đầu tư cơ sở vật chất tốn kém cũng như nhân lực với kỹ năng cao.

2.2. Phân loại ASIC dựa trên các tế bào chuẩn (Standard-Cell-Based ASIC)

Đối với loại ASIC này, mặt nạ là một thiết kế tùy chỉnh, nhưng silicon được tạo thành từ các thành phần thư viện. Điều này mang lại mức độ linh hoạt cao, miễn là các chức năng tiêu chuẩn có thể đáp ứng các yêu cầu.

Giữa thập niên 1980, các nhà thiết kế IC thường phải chọn một nhà sản xuất bán dẫn nhất định và thực hiện tất cả quy trình thiết kế của mình bằng những công cụ thiết kế của nhà sản xuất đó. Nhưng với xuất hiện của nhà cung cấp công cụ thiết kế thứ ba là sự ra đời của khái niệm thư viên phần tử logic chuẩn (standard cell library).

Thư viện phần tử logic chuẩn (standard cell library) là thư viện cung cấp tất cả các phần tử cơ bản tạo thành vi mạch như logic AND, OR, XOR, v.v., kèm theo các thông số vật lý như thời gian trễ, điện cảm, điện dung, v.v.. Thư viện này được định dạng chuẩn cho phép các công cụ thiết kế có thể đọc, sau đó sẽ biên dịch bản thiết kế ra dạng mô tả chi tiết sử dụng các phần tử của thư viện chuẩn (thuật ngữ tiếng Anh gọi là netlist).

Vào cuối thập niên 1980, những phần mềm thiết kế dạng như design compiler của Synopsys được đưa vào sử dụng. Sở dĩ có tên gọi compiler là do phần mềm này làm việc về nguyên tắc không khác gì một trình biên dịch thông thường trên máy tính: thay vì mã viết bằng C, Pascal, v.v., vi mạch được viết bằng HDL, còn thư viện phần tử logic đóng vai trò như tập lệnh của bộ vi xử lý.

2.3. Phân loại ASIC dựa trên mảng cổng lôgíc (Gate-Array-Based ASIC)

Để thiết kế IC còn có một phương pháp khác là sử dụng mảng logic (gate array). Ở đây “gate” dùng như một đơn vị để đo khả năng chứa các phần tử logic của vi mạch bán dẫn .

Vi mạch lập trình dùng mảng logic là một khái niệm rộng bao hàm các thiết bị như PLA, PAL, CPLD, FPGA. FPGA là một công nghệ mới nhưng cũng được xếp vào dạng này, mặc dù thông thường người thiết kế xếp FPGA sang lớp vi mạch bán dẫn người lập trình bởi người dùng cuối .

Một vi mạch dạng này cấu thành từ 2-5 lớp bán dẫn kim loại, các phần tử logic được phân bố đều trên các lớp này. Ví dụ ma trận các phần tử OR, AND PAL, PLA, hay trong FPGA là các khối logic lập trình được. Các phần tử logic chưa được kết nối với nhau, quá trình thiết kế bản chất là lập trình để kết nối giữa các phần tử logic.

Ưu điểm của ASIC thiết kế theo kiểu này là chi phí sản xuất rẻ do vi mạch sản xuất hàng loạt và có cấu trúc tương tự như nhau. Tính linh động của thiết kế phụ thuộc vào loại mảng logic được sử dụng. Ví dụ vi mạch lập trình dùng PROM chỉ được lập trình một lần suy nhất trong khi với vi mạch dùng công nghệ EEROM hay FPGA thì có thể lập trình lại, FPGA còn cho phép người thiết kế lập trình lại mà không cần công cụ đặc biệt nào.

Mặc dù ASIC dùng mảng logic có chi phí thấp nhưng không có được sự tối ưu như ASIC trên cơ sở thư viện phần tử logic hay ASIC đặc chế hoàn toàn. Mặt khác nhưng ASIC dạng này yêu cầu phần mềm thiết kế phức tạp hơn.

2.4. Phân loại ASIC tiền cấu trúc

Đây là một dạng biến tấu của ASIC trên cơ sở mảng logic: thay vì mảng logic, nó sử dụng những cấu trúc định sẵn. Tùy vào từng loại ứng dụng mà cấu trúc định sẵn này sẽ khác nhau.

Với mảng logic thì người thiết kế có thể tạo vi mạch để thực hiện bất kỳ hàm logic nào trong tài nguyên cho phép, còn với vi cấu trúc định sẵn chỉ giải quyết một lớp bài toán hẹp hơn. Bù lại, nó đẩy nhanh quá trình sản xuất, giảm giá thành và trong một số trường hợp thì tối ưu hóa hơn so với dạng ASIC dùng mảng logic.

Có thể xếp ASIC tiền cấu trúc nằm giữa hai loại ASIC trên cơ sở thư viện phần tử logic chuẩn và ASIC dựa trên mảng logic.

Bên cạnh FPGA đúng nghĩa còn tồn tại một dạng vi mạch thiết kế trên FPGA nhưng khi sản xuất dùng công nghệ sao chép “cứng” (hard copy); sản phẩm cho ra hoạt động vẫn như thiết kế nhưng mất đi khả năng lập trình lại vì các liên kết đã bị được “hàn” cứng. Công nghệ này cho phép giảm chi phí cho vi mạch từ 30-70%. Các hãng sản xuất FPGA lớn như Xilinx hay Altera đều hỗ trợ công nghệ này cho sản phẩm của họ.

2.5. Phân loại ASIC dùng thư viện logic và các phần tử thiết kế sẵn

Nếu như thư viện logic thường được nhà sản xuất bán dẫn cung cấp miễn phí thì IP-core (intellectual property core), các phần tử hoặc của nhà sản xuất hoặc của bên thứ ba cung cấp, người dùng phải trả tiền mới được phép sử dụng. Các phần thiết kế có thể tồn tại ở dạng “mềm”, tức là chỉ có mã HDL mức cao, hay ở dạng “cứng”, tức là toàn bộ sơ đồ thiết kế chi tiết trên một thư viện cụ thể và sẵn sàng đưa trực tiếp vào quá trình sản xuất bán dẫn.

Tương tự như phần mềm, với phần cứng cũng xuất hiện cộng đồng mở, là nơi xây dựng và phổ biến những IP-core miễn phí.

Ví dụ: IP-cores nhân của bộ vi xử lý, USB module, Ethernet, RAM, ROM, v.v..

2.6. Các vi mạch lập trình được (PLD: Programmable Logic Devices)

2.7. Mảng cổng lôgíc có thể lập trình được theo trường (FPGA: Field-Programmable Gate Array)

3. ASIC và sự phát triển của các phần cứng khai thác Bitcoin

Ở thời điểm hiện tại, các ASIC chuyên nghiệp là cách tốt nhất để khai thác Bitcoin. Tuy nhiên, vào năm 2009 thì tất cả mọi thứ lại bắt đầu với CPU máy tính để bàn.

Một người có tên ẩn danh là Satoshi Nakamoto đã khởi chạy mạng Bitcoin sau khi tìm ra cách để xây dựng hệ thống tiền kỹ thuật số phi tập trung với tất cả các biện pháp bảo vệ được tích hợp để ngăn chặn sự lạm dụng.

Tuy nhiên, việc khai thác Bitcoin ban đầu sử dụng CPU là hầu như không hiệu quả, Hash Rates của họ chỉ khoảng 0,14GH/s. Vì thế, các thợ mỏ bắt đầu chuyển sang các GPU chơi game tiêu chuẩn để khai thác tiền điện tử, các GPU chơi game cao cấp có hash rates trên 2,5.

Vào cuối năm 2011, xu hướng của phần cứng khai thác Bitcoin bắt đầu phát triển, khi đó yêu cầu các tiêu chuẩn hiệu suất cao hơn nữa. Các thiết bị có thể kết nối với các máy tính chuẩn sử dụng cổng USB ra đời gọi là FPGA (mảng cổng lập trình).

Phần cứng FPGA mạnh hơn phần cứng PC tiêu chuẩn, chúng còn có hiệu suất năng lượng cao hơn, giúp cho việc khai thác Bitcoin trở lên lý tưởng hơn. Vâng, ít nhất là trong một khoảng thời gian, cho đến khi ra đời các chip ASIC. Và hiện tại, ASIC đang thống trị thế giới khai thác Bitcoin.

ASIC là gì? Phân loại và Vai trò của ASIC trong khai thác Coin 2

Lý do ASIC lại khai thác Bitcoin tốt hơn CPU, GPU và FPGA

Để hiểu lý do tại sao các ASIC khai thác Bitcoin tốt hơn so với CPU, GPU và FPGA, trước tiên chúng ta sẽ cần phải hiểu cách khai thác bitcoin hoạt động như thế nào?

Tiền điện tử sử dụng chức năng làm việc bằng hascash làm lõi khai thác của nó. Các ASIC Bitcoin chuyên dụng được thiết kế đặc biệt để giải quyết các khối Bitcoin, đó là lý do tại sao chúng có thể thực hiện công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn các chip logic chuẩn.

Trong khi ASIC thế hệ đầu tiên có Hash Rate khoảng 66GH/s (đủ mạnh để thay thế 30-odd GPUs), các chip ASIC khai thác Bitcoin hàng đầu ngày nay mạnh mẽ hơn nhiều so với các ASIC ban đầu.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là các chip ASIC dành cho khai thác Bitcoin (Bitcoin ASIC) chỉ có thể được sử dụng để khai thác Bitcoin chứ không phải cho Litecoin, Dogecoin, Dash hoặc bất kỳ đồng tiền điện tử nào khác.

Trong khi các nhà sản xuất một số chip Bitcoin ASIC cho rằng sản phẩm của họ có thể khai thác cả Bitcoin và Litecoin, thì thường là do gói chip thực sự bao gồm hai ASIC riêng biệt – một cho Bitcoin và một cho Litecoin.

Nhược điểm của việc sử dụng ASIC để đào Bitcoin

Nếu bạn thực sự nghiêm túc về đào Bitcoin, hãy nhớ rằng, để có thể khai thác Bitcoin với ASIC thì tiền điện dùng để khai thác cũng là một vấn đề đấy nhé (đối với các nước có giá điện rẻ thì không cần phải tính toán nhiều).

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là một người mới bắt đầu tìm hiểu về khai thác bitcoin thì hãy bắt đầu với GPU kiểu cũ để có kinh nghiệm, trước khi quyết định có nên tiếp tục với ASIC không?

4. Ưu và nhược điểm của máy đào ASIC là gì?

Máy đào ASIC hiện nay được đánh giá là công nghệ phổ biến áp dụng vào việc đào coin. Trong giai đoạn đầu khi mới có tiền ảo thì hầu hết các nhà đầu tư thường sử dụng hệ thống máy tính gia đình với CPU thông thường, điều này có nghĩa họ không mất quá nhiều cho chi phí ban đầu. 

Tuy nhiên, khi mà các blockchains ngày càng phức tạp và việc đầu tư khai thác dạng tiền này trở nên phổ biến, tỉ lệ cạnh tranh cao thì CPU gia đình trở nên quá chậm chạp. Chính vì vậy mà hiệu suất quá thấp và không còn đáp ứng được nhu cầu của công việc. Lúc này máy đào ASIC ra đời để đáp ứng tốt nhất cho các blockchains. 

Nếu như máy tính gia đình một lúc phải kiêm nhiệm nhiều công việc thì máy đào ASIC được thiết kế ra chỉ chuyên biệt với một nhiệm vụ là chạy các thuật toán riêng. Chính vì vậy, máy đào ASIC có năng suất tối ưu mà người đào coin yêu cầu.

Tuy nhiên, bạn có biết nhược điểm lớn nhất của máy đào ASIC là gì không? Đó chính là việc tiêu thụ lượng điện năng quá lớn cũng như chi phí thay thế và bảo trì máy đào cao. Có những nhà đầu tư trở nên khốn đốn khi những chi phí này còn cao hơn giá trị mà đồng coin đào được đem lại.

Khi ứng dụng chip ASIC được thiết kế bổ sung thêm vào các máy để phục vụ cho việc đào tiền ảo thì những nhược trên đã phần nào được khắc phục. Và những máy đào tiền ảo sử dụng chip ASIC được gọi tắt là máy đào ASIC.

Bên cạnh đó, khi hệ sinh thái blockchain đã áp dụng những thuật toán khai thác mới thì máy đào ASIC phần nào đã bị hạn chế hơn. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao thì bạn cần đề ra các kế hoạch khai thác và quy trình hợp lý để có được lợi nhuận tối ưu tránh tự chuốc lấy thất bại lớn trong việc đầu tư. 

Có thể nói đào tiền ảo hiện nay là hình thức đầu tư được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao thì cũng cần phải tìm hiểu ASIC là gì và những ưu nhược điểm của nó để có phương án thích hợp.

ASIC là gì? Phân loại và Vai trò của ASIC trong khai thác Coin 3

5. Những yếu tố quyết định đến chất lượng của máy đào ASIC

Để trở thành một máy đào ASIC tốt thì nó phải đáp ứng đầy đủ những điều sau đây:

  •  Tốc độ đào (Hashrate): đây là chỉ số đo lường sức mạnh của một máy đào coin ( đo lường tốc độ tính toán trong một giây của máy đào ). Đơn vị tính của tốc độ đào (Hashrate) là Terahash trên giây (Th/s) hay Gigahash trên giây (Gh/s), với 1 Th/s = 1000 Gh/s. Tốc độ đào càng cao thì lợi nhuận mà các bạn thu được càng lớn, và nó tỉ lệ thuận với giá thành của máy đào
  • Hiệu suất chuyển điện năng thành Coin (Efficiency ): là khả năng chuyển số điện năng tiêu hao thành Bitcoin và các loại coin khác, và đây chính là một yếu tố rất quan trọng đối với việc đào coin, đây chính là hiệu suất của máy, được đo bằng lượng điện năng trên lượng coin, đơn vị tính của Hiệu suất chuyển điện năng thành Coin (Efficiency ) là watts trên gigahash (W/Gh) và watts trên terahash (W/Th), với 1 W/Gh = 1000 W/Th, con số này càng thấp thì hiệu suất của máy đào càng tốt.

Lưu ý: Bạn không nên mua một máy đào mà chỉ dựa vào giá cả và Hashrate, mà nên lựa chọn một chiếc máy đào có hiệu suất tốt. Có như vậy mới đáng với đồng tiền mà bạn đã bỏ ra, nó sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho bạn.

6. Công cụ khai thác ASIC

Ban đầu việc khai thác tiền điện tử được thiết kế để mọi người có thể làm với máy tính tại nhà. Ngày nay, cho dù bạn đang khai thác Bitcoin, Litecoin , DASH hoặc một loạt các loại tiền điện tử khác cách hiệu quả nhất để làm điều đó là với một phần cứng được gọi là công cụ khai thác ASIC.

Đó không phải là máy tính để bàn hay máy khai thác card đồ họa chuyên dụng . Các mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng, hoặc ASIC, là các chip được thiết kế với mục đích riêng biệt, từ xử lý âm thanh đến quản lý cuộc gọi điện thoại di động. Trong trường hợp khai thác tiền điện tử, các chip này được xây dựng thành bo mạch chủ và bộ nguồn được thiết kế riêng, được xây dựng thành một đơn vị duy nhất. Nó không chỉ là một cỗ máy được xây dựng có mục đích, mà nó còn được thiết kế và phát triển phần cứng một cách có chủ đích cho đến cấp độ chip.

ASIC là gì? Phân loại và Vai trò của ASIC trong khai thác Coin 4

Phương thức hoạt động của các công cụ khai thác ASIC

Tóm lại, khai thác là quá trình chạy các phép tính phức tạp trong tìm kiếm một số cụ thể. Phần cứng khai thác, cho dù đó là công cụ khai thác AS được phần thưởng – tại thời điểm IC hay giàn khai thác GPU, phải chạy qua nhiều tính toán trước khi tìm thấy con số đó. Bằng chứng về các hệ thống làm việc như Bitcoin, người đầu tiên tìm thấy con số đó nhận ểm viết, 12,5 Bitcoin. Đó là trị giá khoảng $ 110,00.

Mặc dù vậy, có rất nhiều người và các hệ thống máy tính mạnh mẽ đang cố gắng khai thác Bitcoin, đến nỗi hầu như tất cả mọi người cùng với một nhóm thợ mỏ để thửựa chọn công cụ khai thác ASIC bởi vì nó mang lại cho họ cơ hội kiếm tiền điện tử lớn nhất để đổi lấy khoản đầu tư của họ và tìm ra con số đó. Điều đó nói rằng, các thợ mỏ có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn nếu họ có phần cứng nhanh hơn. Đó là lý do tại sao những người có thể đủ khả năng l.

Mỗi loại tiền điện tử có thuật toán băm mật mã riêng và các công cụ khai thác ASIC được thiết kế để khai thác bằng thuật toán cụ thể đó. Công cụ khai thác Bitcoin ASIC thực sự được thiết kế để tính toán thuật toán băm SHA-256 . Trong trường hợp Litecoin, Scrypt . Điều đó có nghĩa là về mặt kỹ thuật, họ có thể khai thác bất kỳ đồng tiền nào khác dựa trên cùng một thuật toán, mặc dù thông thường những người mua phần cứng ASIC được thiết kế với một đồng tiền cụ thể, khai thác đồng tiền đó.

Cách thiết lập công cụ khai thác Bitcoin ASIC

Trong những ngày đầu khai thác Bitcoin, nó thường được thực hiện bằng cách sử dụng CPU trên máy tính của bạn. Ngày nay, mặc dù lượng người khai thác tăng lên, khó khăn trong việc khai thác Bitcoin cũng tăng theo. Độ khó cao và tỷ lệ băm này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự ra đời của các chip khai thác ASIC. Bitcoin sử dụng hàm băm mật mã SHA-256 để bảo mật các khối và tạo băm cho mỗi khối. Mã hóa này là thứ bảo vệ các giao dịch trong khối khỏi bị thay đổi.

Mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng

ASIC cho phép các nhà khai thác sử dụng phần cứng được chế tạo riêng cho Bitcoin hoặc các đồng tiền khác của SHA-256. Một ASIC có lợi ích so với CPU, GPU và FPGA do được thiết kế cho một nhiệm vụ cụ thể. Họ có thể khai thác Bitcoin với tốc độ băm cao hơn (tốc độ xử lý giao dịch) so với CPU, GPU và GPU. Một số nhà sản xuất sản xuất chip ASIC và công cụ khai thác của riêng họ. Đối với phần này của hướng dẫn khai thác Bitcoin, chúng tôi sẽ sử dụng công cụ khai thác hàng đầu hiện tại trên thị trường Bitmain AntMiner S9.

Khai thác bitcoin đã đạt được sức mạnh rất lớn với cuộc đua trở thành người chiến thắng để giải quyết một khối mà nó đã phát triển thành khai thác gộp , trong đó một nhóm thợ mỏ muốn có sức mạnh băm nhiều nhất có thể để có được phần thưởng của khối Bitcoin. Bằng cách kết hợp tỷ lệ băm của bạn với tỷ lệ băm của nhiều người khác, bạn có cơ hội giải quyết các khối (tạo khối) tốt hơn và nhận phần thưởng khối.

Thiết lập khai thác bitcoin rất đơn giản

Bitmain S9 bao gồm 189 chip ASIC. Tổng tốc độ băm (tốc độ khai thác) của S9 là khoảng 12 đến 14 TH / s (terahash mỗi giây). CPU chỉ có thể thực hiện một vài MH / s (megahash mỗi giây). Vì S9 cần 1275 watt năng lượng tùy thuộc vào loại năng lượng có sẵn của bạn, bạn có thể sử dụng hai PSU 110v như PSU 1000 watt được xếp hạng Vàng và PSU 650 watt để cung cấp năng lượng cho người khai thác. Nếu bạn có thể sử dụng nguồn điện 220v và có các ổ cắm chính xác hoặc PDU (Đơn vị phân phối điện), bạn có thể sử dụng các PSU đặc biệt được sản xuất riêng cho khai thác Bitcoin hoặc thậm chí là được sản xuất cho máy chủ. Kết nối PSU / s với S9 bằng các kết nối cáp PCIe trên PSU của bạn.

Sau khi kết nối, bạn sẽ kết nối cáp ethernet với chính công cụ khai thác. Bước tiếp theo là bật PSU của bạn và công cụ khai thác sẽ tăng sức mạnh từ đó. Tiếp theo nhận được trên một máy tính hoặc thiết bị di động được kết nối với cùng một mạng với công cụ khai thác. Bạn sẽ cần nhập địa chỉ IP của thợ mỏ. Vì hầu hết các công cụ khai thác hiện nay đều hỗ trợ DHCP, bạn không cần phải đặt địa chỉ IP theo cách thủ công, bạn chỉ cần xem bảng IP trên bộ định tuyến hoặc sử dụng công cụ quét.

Một công cụ quét như AngryIP cho phép bạn quét mọi thiết bị trên mạng và xem địa chỉ IP của nó. Khi bạn chạy quét, bạn sẽ thấy AntMiner là một trong những thiết bị. Từ đó trong cửa sổ trình duyệt của bạn, bạn nhập địa chỉ thợ mỏ. Điều này sẽ đưa bạn đến màn hình đầu tiên để đăng nhập vào công cụ khai thác. Trong trường hợp của S9, hộp đăng nhập xuất hiện tên người dùng là root và mật khẩu là root. Khi bạn đã đăng nhập, bạn sẽ thấy tổng quan hệ thống. Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển đến tab Quản trị trước và thay đổi mật khẩu thành một trong những lựa chọn của riêng bạn. Bước tiếp theo của bạn là chuyển đến tab Cấu hình khai thác. Đây là nơi bạn sẽ thêm thông tin của mình cho nhóm khai thác mà bạn muốn khai thác.

Bạn sẽ cần nhập địa chỉ IP và địa chỉ IP của nhóm khai thác, sau đó tên công nhân của bạn theo sau là mật khẩu cho nhân viên của bạn trên nhóm khai thác. Lưu ý: không phải tất cả các nhóm đều yêu cầu mật khẩu, bạn chỉ cần đặt “123” nếu muốn. Khi bạn đã lưu cài đặt của mình, công cụ khai thác sẽ bắt đầu khai thác trên nhóm của bạn. Có thể mất từ ​​vài phút đến tối đa một giờ để tỷ lệ băm đầy đủ của bạn hiển thị trên nhóm của bạn. Bây giờ bạn có thể truy cập trang Trạng thái khai thác và bạn sẽ thấy công cụ khai thác của mình hoạt động như thế nào và nếu kết nối đang hoạt động, temps, tỷ lệ băm, v.v. Nếu bạn cũng đi đến nhóm khai thác Bitcoin, bạn có thể thấy trạng thái của mình.

7.Tương lai nào cho máy đào ASIC?

Cho phép các máy đào ASIC hoạt động trên mạng cryptocurrency mang lại một vấn đề chia rẽ sâu sắc, và những hậu quả vẫn còn đang nổi lên. Sau tất cả, Bitcoin chỉ có ASIC đầu tiên cách đây vài năm.

Khi tôi hỏi người phát ngôn của Bitmain Sharma về lo ngại rằng các ASIC dẫn đến tập trung, ông nói rằng “điều này đã không nhất thiết xảy ra trong thực tế”.

Sharma nói với tôi trong một email. “Chúng tôi rất ý thức về điều này và nghiêm túc xem xét. “Đây là lý do tại sao (khi các mạng mật mã nhỏ có liên quan) chúng tôi đã điều chỉnh việc bán các thiết bị khai thác mỏ để đảm bảo rằng không một khách hàng nào nhận được quá nhiều lô hàng mới”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác cho rằng có những lợi thế an ninh khách quan cho các ASIC trên mạng cryptocurrency.Joseph Bonneau, trợ lý giáo sư về khoa học máy tính tại Đại học New York, đã trình bày nghiên cứu tại Hội nghị về crypto và An ninh dữ liệu vào tháng 2 nhằm kiểm tra chi phí của việc chấp thuận những máy đào.

Một trong những cuộc tấn công blockchain được kiểm tra bởi Bonneau được gọi là “cuộc tấn công thuê”, bao gồm việc thuê đủ sức mạnh tính toán từ một công ty dịch vụ đám mây, ví dụ như để thống trị một mạng lưới blockchain. Như Bonneau lưu ý, loại tấn công này chỉ có thể thực hiện được trên các blockchain được khai thác với các phần cứng GPU.

Đây là bài tổng hợp của TraderPlus về máy đào Asic là gì, phương thức hoạt động và ưu nhược điểm của ASIC hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về máy đào Asic nhé. Nếu các bạn có thắc mắc nào liên quan đến máy đào Asic thì hãy để lại bình luận để mọi người cùng trao đổi nhé. Chúc các bạn thành công!

 

 

 

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *