Chỉ số DXY là một trong những chỉ số tài chính được quan tâm hàng đầu trên thị trường tài chính toàn cầu. Với tác động lớn đến sự biến động của thị trường tài chính, chỉ số DXY đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của những nhà đầu tư và chuyên gia tài chính. Vậy chỉ số DXY là gì? Tác động của chỉ số này đến thị trường tài chính như thế nào? Nếu bạn quan tâm đến thị trường tài chính và muốn hiểu rõ hơn về chỉ số này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Chắc chắn rằng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích và cập nhật nhất về chỉ số DXY và ảnh hưởng của nó đến thị trường tài chính.
Chỉ số DXY là gì?
Chỉ số DXY còn có tên gọi tiếng Anh là USD Index. Trên thị trường, nó biểu thị bằng các ký hiệu như: DX, DXY, USDX. Chỉ số này là một loại thước đo giá trị sức mạnh đồng USD so với 6 loại tiền tệ có ảnh trên thị trường hiện nay của các quốc gia lớn, là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Đó chính là: Đồng EURO (EUR), đồng đô la Canada (CAD), đồng Kronor của Thụy Điển (SEK), đồng Franc của Thụy Sĩ (CHF), đồng bảng Anh (GBP), đồng Yên Nhật (JPY).
Vì là thước đo giá trị, nên chỉ số này sẽ biến động cùng chiều theo sự tăng giảm của các giá trị về USD. Tuy được lập nên từ 6 loại tiền tệ nhưng có đến 24 quốc gia có thể tác động lên chỉ số DXY này trên thị trường. Nguyên nhân là do EUR là đồng tiền chung của 19 Quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, nên 19 quốc gia này cũng sẽ tác động đến chỉ số DXY.
Lịch sử hình thành chỉ số USD Index
Chỉ số Dollar Index chính thức được ra mắt vào năm 1973 bởi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ FED với mục đích theo dõi giá trị của đồng USD Mỹ. Tuy nhiên, nếu nói chính xác thì việc theo dõi giá trị của đồng USD đã được bắt đầu tư 1971 sau khi Tổng thống Nixon kết thúc Hiệp định Bretton Woods. Việc từ bỏ chế độ bản vị vàng, giá trị đồng USD được thả nổi trên thị trường đã thúc đẩy sự ra đời của chỉ số đô la Mỹ hay chỉ số Dollar Index.
Mức đầu tiên chỉ số Dollar Index được thiết lập là 100. năm 1985, ICE Futures Mỹ đã chính thức đảm nhận quyền quản lý chỉ số USD Index. Vậy nên sẽ có đôi lúc chỉ số DXY cũng sẽ xuất hiện dưới cái tên “ICE US Dollar Index”. Giá trị của chỉ số Dollar Index đã đạt đỉnh 164.72 vào tháng Hai năm 1985 và sau đó xuống mức thấp nhất kỷ lục 70.698 vào giữa tháng Ba năm 2008 do ảnh hưởng của thiệt hại gói cứu trợ Bear Stearns. Cho đến cuối 2008 thì khủng hoảng kinh tế đã xảy ra trên toàn cầu, đô la trở thành tài sản trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư đã khiến chỉ số dollar index tăng trở lại trên mức 85.
Thành phần cấu tạo chỉ số US dollar index DXY
Ở phần chỉ số DXY đã đề cập chỉ số Dollar Index đo lường giá trị USD so với các loại tiền tệ khác trong một rổ tiền tệ. Rổ tiền tệ đó bao gồm 6 loại tiền tệ và đây đều là các đồng tiền chính mà các nhà giao dịch đã biết khi giao dịch trong thị trường forex. Các đồng tiền này ảnh hưởng đến chỉ số US Dollar Index với trọng số như sau:
- Đồng Euro (EUR) – 57.6%
- Yên Nhật (JPY) – 13.6%
- Đồng Bảng (GBP) – 11.9%
- Đô la Canada (CAD) – 9.1%
- Krona Thuỵ Điển – 4.2%
- Franc Thuỵ Sĩ (CHF) – 3.6%
Nhìn vào cấu trúc thành phần cấu tạo chỉ số Dollar Index có thể thấy được rổ tiền này các đồng tiền châu Âu có vẻ như chiếm ưu thế hơn và rõ ràng là có trọng số lớn hơn nhiều so với các đồng tiền khác. Sở dĩ các đồng tiền này nằm trong rổ tiền tệ có sức ảnh hưởng đến chỉ số DXY là bởi đây là các đối tác thương mại và kinh tế chính của Hoa Kỳ.
Vai trò và sự ảnh hướng của chỉ số DXY trên thị trường tài chính
Những ảnh hưởng của USD Index lên thị trường tài chính quốc tế:
Ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối (Forex)
USD được sử dụng rộng rãi trên thế giới, được coi là đồng tiền phổ biến để trao đổi với tất cả tài sản và hàng hóa, vì vậy nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Forex. Dựa vào sự biểu thị của cặp tỷ giá mà nhà đầu tư có thể cân nhắc có nên đầu tư hay không.
Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
Chỉ số DXY ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia, tác động đến nhiều ngành nghề, doanh nghiệp do đó nó cũng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng nằm trong số bị ảnh hưởng. Một số doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi USD tăng giá và một số doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng.
Ví dụ: Khi USD tăng giá thì những doanh nghiệp xuất khẩu, thanh toán bằng đồng USD như dệt may, gỗ, thủy sản sẽ hưởng lợi, những doanh nghiệp đang vay nợ bằng các đồng tiền khác sẽ hưởng lợi do những đồng tiền này bị mất giá.
Khi USD tăng thì những doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ sẽ bị ảnh hưởng lớn do các mặt hàng sẽ trở nên đắt đỏ hơn, ví dụ như các công ty nhập khẩu hóa chất, dược phẩm… Những công ty vay nợ bằng USR cũng gặp bất lợi nếu đồng Đô la tăng giá. Việc vay nợ bằng USD khiến họ lỗ tỷ giá dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.
Ảnh hưởng đến thị trường Vàng
Cho đến nay, vàng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia, vừa để trao đổi, vừa để đầu tư và dự trữ. Khi USD tăng giá, nhiều người có xu hướng bán vàng để mua Đô la, khi USD giảm giá thì nhiều người lại bán Đô la để mua vàng để giữ an toàn cho tài sản.
Ảnh hưởng đến thị trường Bitcoin (Crypto)
Có thể nói rằng Bitcoin và đồng Đô la có mối tương quan tỉ lệ nghịch với nhau. Khi đồng USD tăng thì Bitcoin sẽ giảm và ngược lại.
Hướng dẫn cách đọc chỉ số DXY – USD Index
Mặc dù chỉ số DXY có công thức tính rất phức tạp (được chia sẻ ở trên), thì thực tế khi đọc chúng, bạn không cần phải quan tâm đến công thế này. Thay vào đó, một số thông tin bạn cần phải chú ý khi đọc DXY là:
- Thời gian tính: Chỉ số DXY được tính theo ngày – 24h/ ngày, theo tuần – 5 ngày/ tuần, và theo năm 286 ngày/ năm (không tính những ngày cuối tuần).
- Giá trị cơ sở ban đầu được tính: 100.00 (100%)
Với 2 yếu tố này, chỉ số DXY sẽ được hiểu như sau:
- Tăng khi giá trị cơ sở ban đầu tăng: ví dụ 120,23 thì USD Index đã tăng 20,23%.
- Giảm khi giá trị cơ sở ban đầu giảm: ví dụ 89,45 thì USD Index đã giảm 11,55%.
Chỉ số DXY có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt nam không?
Như đã phân tích ở trên thì chỉ số USD có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có VIệt Nam. Chỉ số này tác động đến nhiều ngành nghề và doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau, nghĩa là có doanh nghiệp được hưởng lợi khi đồng USD tăng giá và ngược lại sẽ có doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi đồng USD tăng. Cụ thể:
Những doanh nghiệp được hưởng lợi khi đồng USD tăng
Là những doanh nghiệp thanh toán bằng đồng USD như hàng dệt may, thuỷ sản, gỗ. Do đó, cổ phiếu của những doanh nghiệp này sẽ được hưởng lợi (Ví dụ: GIL, VHC,…). Ngoài ra, những doanh nghiệp vay nợ bằng loại tiền tệ khác trong rổ tiền tệ của USD cũng được hưởng lợi do USD tăng thì loại tiền tệ này sẽ bị mất giá (Ví dụ: ACV, TMS,…)
Những doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi đồng USD tăng
Những doanh nghiệp nhập khẩu từ Mỹ về sẽ gặp khó khăn vì đồng USD tăng giá, chủ yếu ở các ngành như: hoá chất, dược phẩm,…
Cổ phiếu của những doanh nghiệp có tỷ trọng vay nợ USD cao trên tổng tài sản cũng gặp bất lợi khi đồng USD tăng giá do việc vay nợ USD khiến họ bị lỗ tỷ giá, dẫn đến tăng chi phí tài chính và làm cho lợi nhuận sau thuế giảm.
Qua bài viết trên của traderplus.net, hy vọng nhà đầu tư có thể biết cách vận dụng chỉ số USD Index vào trong giao dịch để tạo ra lợi nhuận cho chính bản thân mình và đừng quên kết hợp thêm kiến thức để tạo ra được hiệu suất tốt nhất. Chúc bạn thành công.
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!