Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch

Là một trong những nghiên cứu có giá trị của J.Welles Wilder, ra đời năm 1978, chỉ số RSI (Relative Strength Index) là những phân tích kỹ thuật sử dụng trong sàn giao dịch chứng khoán. Thông qua RSI, các sàn giao dịch và đầu tư sẽ có cái nhìn thông suốt hơn về tài sản mà mình mua (bán) từ những con số được biểu thị theo giới hạn 14 (ngày, giờ…). Bài viết này chúng tôi sẽ thông tin nhiều hơn cho bạn về Chỉ số RSI là gì?

1. Chỉ số RSI là gì?

Chỉ số RSI (RSI: là viết tắt từ Relative Strength Index) còn được biết đến với nhiều tên gọi như đường RSI, chỉ số sức mạnh tương đối… được xem là công cụ ra đời từ kết quả của phân tích kỹ thuật phục vụ cho hệ thống chứng khoán. Trong chứng khoán, chỉ số RSI dùng để kiểm tra, thăm dò diễn biến giá thành, sức mua của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. 

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI ) là một chỉ số kỹ thuật được sử dụng trong phân tích thị trường tài chính. Nó được dự định để biểu đồ sức mạnh hiện tại và lịch sử hoặc điểm yếu của một cổ phiếu hoặc thị trường dựa trên giá đóng cửa của một giai đoạn giao dịch gần đây. Các chỉ số không nên nhầm lẫn với sức mạnh tương đối.

Chỉ số RSI có thể đo vận tốc của các biến động cũng như độ lớn của những biến động giá ở các mặt hàng chứng khoán. Có thể xem RSI là công cụ hữu ích trong thực hiện các giao dịch chứng khoán.

Công thức tính RSI

RSI = 100-[100/1+RS)]

Trong đó:

  • RSI: thường được tính dựa vào giá đóng cửa 14 ngày gần nhất, nên cũng gọi là đường RSI 14.
  • RS: là tí lệ tổng tăng/tổng giảm hoặc RS cũng có thể là trung bình tăng/trung bình giảm.

Giá trị của RSI nằm trong thang điểm từ 0 đến 100, được biểu diễn trên biểu đồ dưới dạng đồ thị hình sóng với tên gọi là oscillator (dao động đồ).

RSI đánh giá giá tài sản trên thang điểm từ 0 đến 100 trong các giai đoạn thời gian lấy con số 14, nó cũng là một chỉ báo dao động giúp các nhà giao dịch dễ dàng phát hiện các tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Khi RSI có điểm nằm dưới mức 30, nó cho biết giá tài sản có thể gần chạm đáy (quá bán); nếu RSI có điểm nằm trên mức 70, nó cho biết giá tài sản gần mức đỉnh (quá mua) trong khoảng thời gian đó và có khả năng sẽ giảm.

Mặc dù giai đoạn thời gian mặc định của RSI là 14, các nhà giao dịch có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (các giai đoạn thời gian ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (các giai đoạn thời gian nhiều hơn). Do đó, RSI 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với các biến động giá hơn là RSI 21 ngày. Hơn nữa, các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh chỉ báo RSI để đặt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua (thay vì 30 và 70), nhờ vậy sẽ ít có khả năng cung cấp tín hiệu sai.

2. Sự ra đời của chỉ số RSI

Theo nhiều nguồn tư liệu, chỉ số RSI ra đời vào vào những năm cuối của thập niên 70. Sự ra đời của chỉ số RSI là một trong những phát minh của J.Welles Wilder. Ông là một kỹ sư cơ khí, RSI là sự tổng hợp từ phân tích và quá trình nghiên cứu tỉ mỉ sau nhiều năm tham gia vào thị trường chứng khoán của ông. 

J.Welles Wilder bắt đầu sự nghiệp bằng lĩnh vực bất động sản. Năm 1972 với 100.000 USD doanh thu lấy từ việc bán  hết các cổ phần từ bất động sản cho động sự, ông bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán. 

Trong khoảng 06 năm tham gia vào thị trường chứng khoán (1972 – 1978), bằng sự tìm tòi, kinh nghiệm tích lũy được, J.Welles Wilder đã hướng mục đích về đào tạo và phân tích các chi tiết kỹ thuật trong giao dịch. Chỉ số RSI là một trong các công trình ông tìm ra, được các sàn giao dịch sử dụng nó như một công thức cố định.

3. Quy luật hoạt động của chỉ số RSI là gì?

Chỉ số RSI là dụng cụ đo lường tốc độ biến động của giá của các mặt hàng theo con số 14. Có nghĩa, tính theo đồ thị hàng ngày thì nó biểu thị cho 14 ngày; tính theo đồ thị giờ thì biểu thị cho 14 giờ… Trong đó, chỉ số đà tăng cho thấy những cổ phiếu đang được thị trường lưu ý và mua vào với số lượng lớn. Chỉ số đà giảm biểu thị cho lượng mua cổ phiếu giảm, sự quan tâm của khách hàng dành có thị trường cổ phiếu đó đang chậm lại.

Thông qua chỉ số thể hiện đà tăng, đà giảm do RSI hiển thị sàn giao dịch kiểm tra tình trạng thị trường cổ phiếu (cổ phiếu nào đang ở dạng quá mức mua và cổ phiếu nào gặp vấn đề quá bán). Với thang điểm được tính từ 0 đến 100 dành mỗi giá trị tài sản trong thời gian tính của con số 14.

Nếu thời gian này, mức RSI có điểm nằm dưới mốc 30 thì tài sản nằm trong mức quá bán ở thời điểm gần chạm đáy. Nếu chỉ số RSI có điểm nằm trên mốc 70 thì có nghĩa tài sản này nằm trong mức quá mua sát mức đỉnh và sẽ khó có khả năng tiếp tục tăng.

Tuy được mặc định là con số 14 (ngày hoặc giờ…) chỉ số RSI cũng có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm (có thể 7 ngày, hoặc 21 ngày…) tùy vào các nhà giao dịch. Theo đó, sau khi thay đổi, họ nhận ra mức độ biến động của RSI ngắn ngày sẽ nhaỵ hơn mức biến động giá của RSI dài ngày và ít mắc sai lầm trong cung cấp tín hiệu sai hơn.

4. Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch 1

4.1. Cách giao dịch theo RSI cơ bản

Giao dịch theo tín hiệu mua bán:

  • Tín hiệu mua: khi RSI vượt xuống đường 30 (vùng quá bán – over sold), và cắt lên trở lại thì vào lệnh buy ngay sau khi giá vượt lên trên nến TĂNG trước đó.
  • Tín hiệu bán: khi RSI vượt trên đường 70 (vùng quá mua – over bought), và cắt xuống trở lại thì vào lệnh sell ngay sau khi giá vượt xuống dưới nến giảm trước đó.
Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch 2
Một ví dụ phân kỳ của RSI được ứng dụng trong giao dịch với sản phẩm là cặp ngoại hối EUR/USD.

4.2. Cách sử dụng RSI theo phân kỳ

Phương pháp sử dụng theo phân kỳ rất được nhiều trader sử dụng, dự báo dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng của sản phẩm. Đảo chiều có 2 dạng là đảo chiều từ giảm sang tăng và ngược lại đảo chiều từ tăng sang giảm:

  • Phân kỳ thường – Regular Divergence : đảo chiều từ giảm sang tăng:
    • Đáy của giá giảm, tức đáy sau thấp hơn đáy trước
    • Đáy của RSI tăng, tức đáy sau cao hơn đáy trước
Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch 3
Phân kỳ thường – Regular Divergence
  • Ngược lại, đối với đảo chiều từ tăng sang giảm:
    • Đỉnh của giá tăng, tức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước
    • Đỉnh của RSI giảm, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước
Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch 4
Phân kỳ kín – Hidden Divergence

Đường xu hướng RSI

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch 5
Đường xu hướng RSI

Đây cũng là cách mà một số “cao thủ” dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng – trendline – của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, cẩn thận đảo chiều

Mô hình cho RSI

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch 6
Mô hình cho RSI

Chiêu này cũng được khá nhiều trader sử dụng. Các mô hình thường được vẽ như Nêm – wedge hay 2 đỉnh 2 đáy…. Sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi giá phá mô hình. Bao gồm 4 mô hình:

  • Xác định xu hướng vùng 45 – 55Mô hình Cup and Handle (cốc và tay cầm) – Mua vào khi giá phá lên
  • Mô hình 1-2-3 tạo đỉnh – Bán ra khi giá cắt xuống đáy 2
  • Mô hình Kênh Giá – Bán ra khi giá rơi khỏi kênh
  • Mô hình Tích Luỹ – Mua vào khi giá phá lên trên mô hình

Xác định xu hướng vùng 45 – 55

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch 7
Xác định xu hướng vùng 45 – 55

Vùng nằm giữa 45 – 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướng giảm, cắt lên 55 là xu hướng tăng

Đường RSI có thể thể hiện dự báo xu hướng tương lai của thị trường, theo 2 cách:

  • Xu hướng tăng giá khi: Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên hoặc khi đường RSI nằm ở vùng 45-55 và đường RSI vượt trên vùng 55
  • Xu hướng giảm giá khi: Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc khi đường RSI ở vùng 45-55 và đường RSI vượt dưới ngưỡng 45

5. Vai trò, ý nghĩa của đường chỉ só RSI

Ngoài việc xác định tín hiệu mua/bán, đường chỉ số RSI còn có 2 ý nghĩa là:

5.1. RSI xác định xu hướng giá tương lai.

Đường RSI có thể thể hiện dự báo xu hướng tương lai của thị trường, theo 2 cách:

  • Xu hướng tăng giá khi:
    • Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên
    • Khi đường RSI nằm ở vùng 45-55
    • đường RSI vượt trên vùng 55
  • Xu hướng giảm giá khi:
    • Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc
    • Khi đường RSI ở vùng 45-55
    • đường RSI vượt dưới ngưỡng 45

5.2. RSI xác định tính phân kỳ, hội tụ của giá

Phân kỳ hội tụ giá với RSI cũng là cách xác định xu hướng, giống chỉ báo phân kỳ hội tụ đường MACD. Sự phân kỳ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng chuẩn bị kết thú, và giá sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm. Còn  khi phân kỳ ta nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của giá & nối đỉnh – đỉnh,hoặc đáy – đáy của đường RSI, ta thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau.

6. Những lưu ý với chỉ số RSI

Khi sử dụng chỉ báo RSI cần lưu ý một số điểm sau:

  • Công cụ nào cũng có xác suất, và RSI không phải là hoàn hảo để dự báo chính xác 100%.
  • Công cụ RSI chỉ có ý nghĩa dự báo kỹ thuật, chứ chưa đảm bảo cho dự báo đảo chiều.
  • Khi giá đến vùng quá bán < 30, không hẳn là giá sẽ đảo chiều lên ngay và chúng ta phải chốt lời lệnh bán ngay, và ngược lại khi giá đến vùng quá mua > 70, không hẳn là giá sẽ đảo chiều ngay và lệnh mua chúng ta phải chốt lời là không đúng.
  • Nếu có đảo chiều xảy ra, thì đảo chiều từ dự báo của RSI có thể là đảo chiều ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tùy theo khung thời gian mà chúng ta giao dịch. Vì tùy vào khung thời gian chúng ta giao dịch mà RSI sẽ có những thông số khác nhau. Do đó, đừng nên thấy RSI bắt đầu quá bán >70 mà cho rằng thị trường sắp có cú đảo chiều hay ngược lại, điều hoàn toàn sai lầm

Trong giới hạn cho phép, TraderPlus đã cung cấp một số thông tin cho các bạn liên quan đến chỉ số RSI. Giải đáp thắc mắc về chỉ số RSI là gì? Sự ra đời và quy luật hoạt động của RSI trong thị trường chứng khoán. Hy vọng, với những thông tin ban đầu chúng tôi đưa ra, bạn sẽ có cơ sở để tìm hiểu sâu hơn trước khi bước chân vào lĩnh vực chứng khoán.

 

 

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *