FOMO là gì? Cách vượt qua Tâm lý FOMO trong chứng khoán

Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) là trạng thái lo sợ bỏ lỡ cơ hội hoặc trải nghiệm tốt và áp lực muốn tham gia vào những hoạt động mà mọi người đang thực hiện. Cùng tìm hiểu thêm về hội chứng này trong các lĩnh vực như kinh doanh, chứng khoán, marketing nhé!

FOMO là gì?

FOMO là viết tắt của “Fear of Missing Out”. Đó là một thuật ngữ ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. FOMO đề cập đến cảm giác lo lắng hoặc cấp bách mà mọi người trải qua khi họ tin rằng họ đang bỏ lỡ một cơ hội, trải nghiệm hay một sự kiện nào đó quan trọng khiến cuộc đời của họ trở nên tốt hơn.

FOMO là gì? Cách vượt qua Tâm lý FOMO trong chứng khoán 1
FOMO là gì?

Điều này có thể dẫn đến việc ra quyết định bốc đồng – thậm chí là phi lý; đặc biệt khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, coin, bất động sản,… gây rủi ro thiệt hại rất lớn.

Tại sao bạn nên tránh FOMO trong giao dịch chứng khoán?

Dưới đây là một số lý do tại sao bạn phải tránh FOMO khi đầu tư vào thị trường chứng khoán (và hậu quả sẽ ra sao nếu bạn chấp nhận sự nguy hiểm này.

FOMO là gì? Cách vượt qua Tâm lý FOMO trong chứng khoán 2
Tại sao bạn nên tránh FOMO trong giao dịch chứng khoán?
  • Dẫn đến các quyết định sai lầm: FOMO có thể dẫn đến những quyết định sai lầm dẫn đến tổn thất lớn. Những người hành động bốc đồng do FOMO có nhiều khả năng thực hiện các khoản đầu tư không được nghiên cứu kỹ lưỡng hoặc không phù hợp với mục tiêu đầu tư của họ. Điều này có thể dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể.
  • Gây khó khăn trong lệnh cắt lỗ: Lệnh cắt lỗ là công cụ quan trọng để quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nếu một người đưa ra quyết định đầu tư vội vàng do FOMO, họ có thể không dành thời gian để phân tích các rủi ro, dẫn đến việc không xác định ngưỡng cắt lỗ gây thiệt hại lớn nếu thị trường đổi chiều.
  • Tạo thói quen giao dịch xấu: FOMO có thể tạo ra thói quen giao dịch xấu. Nếu một người đã quen với việc đưa ra quyết định đầu tư dựa trên FOMO, họ có thể thấy khó thay đổi thói quen giao dịch của mình, ngay cả khi biết rằng đó không phải là điều tốt cho họ.

Nguyên nhân của FOMO trên thị trường chứng khoán

FOMO rất dễ dàng được hình thành từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, các nhà đầu tư đặc biệt chú ý những nguyên nhân dưới đây để kịp thời ngăn chặn các tác nhân gây ra FOMO nhé!

Nguyên nhân khách quan

Do thị trường tăng trưởng (uptrend)

Khi thị trường tăng trưởng, việc đầu tư có lời trở lên thuận lợi, từ đó tâm lý chung của các nhà đầu tư rất tích cực, hưng phấn. Các nhà đầu tư mới sẽ bị FOMO, nô nức tham gia thị trường mà không chuẩn bị kiến thức. Kết quả, khi thị trường điều chỉnh hoặc biến động trong sau chu kỳ tăng giá, những nhà đầu tư mới thường không kịp thu hồi vốn, chốt lời hợp lý và rơi vào các vị thế bất lợi..

Các nguồn tin thị trường độc hại

Việc “la cà”, tham gia bừa bãi các hội nhóm tin tức, hội nhóm tín hiệu thị trường, cộng đồng hoặc diễn đàn tự phát là hiện tượng thường gặp của nhà đầu tư mới. Tại những nơi này, họ tiếp cận với các nguồn tin không chính thống, tin tức cũ (out-of-date) hoặc tin lừa đảo (scam). Cộng với hiệu ứng đám đông tạo ra từ những thành viên cùng tham gia cộng đồng. Tất cả rất dễ đẩy nhà đầu tư vào hội chứng FOMO, hành động theo những tin tức không chính xác hoặc theo đám đông. Nguy hiểm hơn, nhà đầu tư sẽ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

FOMO là gì? Cách vượt qua Tâm lý FOMO trong chứng khoán 3
Nguyên nhân của FOMO trên thị trường chứng khoán

Nguyên nhân chủ quan

Người chọn phong cách giao dịch ngắn hạn

Giao dịch ngắn hạn (swing hoặc lướt sóng) là một giao dịch sinh lời nhanh, phù hợp với các nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư mới nóng vội, chủ quan tham gia giao dịch ngắn hạn với số vốn lớn, sau đó “dính FOMO” dẫn đến những lần thắng không được bao nhiêu, nhưng khi thua mất rất nhiều.

Không có chiến lược hoặc phương pháp giao dịch, đầu tư

Những nhà đầu tư thành công đều sở hữu cho mình một hệ thống phương pháp giao dịch, đầu tư khoa học, sau thời gian dài học tập, rèn luyện cùng thị trường. Những nhà đầu tư mới thì tham gia thị trường một cách tự phát, thiếu phương pháp, từ đó khi bị FOMO họ không có điểm tựa hoặc quy tắc tuân theo.

Không quản lý vốn và quản trị rủi ro

Thiếu trải nghiệm thị trường khiến nhà đầu tư mới chủ quan, không lường được rủi ro. Từ đó, dễ ảnh hưởng bởi FOMO, sẵn sàng “tất tay” (All in) toàn bộ vốn liếng vào các giao dịch, đầu tư một cách liều lĩnh.
Mẹo để kiểm soát FOMO của bạn trong quá trình giao dịch
Kiểm soát FOMO là một quá trình liên tục. Cho nên bạn sẽ chiến đấu và kiểm soát với nó trong sự nghiệp giao dịch của mình. Có một số mẹo để kiểm soát FOMO trong khi giao dịch:

  • Thị trường sẽ luôn ở đó: Nên nhớ rằng thị trường luôn ở đó. Các cơ hội giao dịch sẽ luôn nảy sinh. Nên không cần phải giao dịch như thể đó là giao dịch cuối cùng.
  • Hiểu thị trường bạn đang giao dịch: Hãy luôn học hỏi và tìm hiểu thật kỹ thị trường mà bạn đang kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
  • Có chiến lược và kế hoạch giao dịch: Phải lập hoạch định chiến lược giao dịch hoặc và cũng có thể lập kế hoạch cho các giao dịch. Những kế hoạch này bao gồm các kế hoạch định cỡ vị thế, kế hoạch quản lý rủi ro hay là kế hoạch quản lý giao dịch. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn sẽ bám sát kế hoạch của mình.
  • Nói rõ lý do của bạn để tham gia giao dịch: Có đôi lúc thì chúng ta phớt lờ cũng như là đơn giản theo tâm lý đám đông. Có một điều nó có thể giúp bạn kiên định với chiến lược và kế hoạch giao dịch của mình. Đó là hãy nói rõ cũng như lập ra các tiêu chí của bạn để thực hiện giao dịch. Thì điều này bắt buộc phải nhận thức được lý do giao dịch. Chúng dựa trên phân tích và chiến lược của bạn hay là nhất thời chỉ dựa trên cảm xúc.
  • Giữ nhật ký giao dịch: Một nhật ký giao dịch sẽ giúp bạn rất nhiều điều. Đó nơi bạn ghi lại mọi thứ về các giao dịch của mình.
  • Nó giúp tham khảo và đánh giá những quyết định trong tương lai.
  • Hãy đảm bảo đủ số vốn mà bạn chuẩn bị để giao dịch: Nên xem xét và không giao dịch số tiền mà bạn không đủ khả năng chi trả. Bởi vì điều đó sẽ làm tăng cảm xúc giao dịch. Nó bao gồm cả FOMO và bất cứ lúc nào bạn tham gia thị trường.

Ai dễ bị FOMO khi đầu tư chứng khoán?

Ai cũng có thể bị FOMO, kể cả người lâu năm trong thị thường. Tuy nhiên, một số người sau đây sẽ có xu hướng bị FOMO cao hơn trong thị trường chứng khoán:

FOMO là gì? Cách vượt qua Tâm lý FOMO trong chứng khoán 4
Ai dễ bị FOMO khi đầu tư chứng khoán?

Lo lắng hoặc ám ảnh về làm giàu: Những người lo lắng hoặc bị ám ảnh bởi sự thành công có nhiều khả năng dễ bị FOMO khi đầu tư vào cổ phiếu. Điều này có thể dẫn đến việc ra quyết định bốc đồng và tập trung vào lợi ích ngắn hạn hơn là các chiến lược đầu tư dài hạn.
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về thị trường: Những người thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm về chứng khoán cũng có thể dễ bị FOMO hơn. Họ có thể cảm thấy rằng họ đang bỏ lỡ các cơ hội và có thể không có các kỹ năng cần thiết để xác định liệu một khoản đầu tư có phải là một cơ hội tốt hay không.

Kỳ vọng cao hoặc quá tự tin: Những người có kỳ vọng cao vào thị trường và những người quá tự tin hoặc tự ti cũng dễ bị FOMO hơn. Những cá nhân này có thể cảm thấy rằng họ cần phải nhanh chóng đưa ra quyết định đầu tư để đáp ứng kỳ vọng của họ hoặc để chứng minh điều gì đó với bản thân hoặc người khác.

Những người hiếu thắng: Những người có khao khát chiến thắng cao cũng có nhiều khả năng dễ bị FOMO khi đầu tư vào cổ phiếu. Điều này có thể dẫn đến việc ra quyết định bốc đồng và tập trung vào lợi ích ngắn hạn hơn là các chiến lược đầu tư dài hạn.

Cách “chiến thắng” tâm lý FOMO khi đầu tư chứng khoán

Tìm hiểu, nắm vững kiến thức về thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư cần phải nắm vững các kiến thức về thị trường chứng khoán. Từ đó đưa ra được các nhận định về thời điểm mua vào – bán ra các mã cổ phiếu hợp lý, làm chủ các quyết định của mình, không bị phụ thuộc vào cảm tính…

Nắm chắc các thông tin về doanh nghiệp

Các nhà đầu tư cần bỏ thời gian, công sức nghiên cứu thông tin về doanh nghiệp trên sàn. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó tăng trưởng đều đặn, ban lãnh đạo có tầm, cơ cấu tài chính hợp lý thì nên lựa chọn để đầu tư. Với những doanh nghiệp kiểu này dù phải mua cổ phiếu với giá cao thì nhà đầu tư vẫn sẽ có lãi về lâu dài.

FOMO là gì? Cách vượt qua Tâm lý FOMO trong chứng khoán 5
Cách “chiến thắng” tâm lý FOMO khi đầu tư chứng khoán

Có chiến lược đầu tư rõ ràng, chi tiết

Với những nhà đầu tư bị hội chứng FOMO, quyết định mua bán thường bị phụ thuộc vào tình hình của thị trường. Để tránh đưa ra các quyết định sai lầm, bạn nên đầu tư xây dựng chiến lược mua bán chi tiết, rõ ràng.

Xác định đúng thời điểm cắt lỗ

Nếu thấy giá cổ phiếu có xu hướng giảm, hãy mạnh dạn đặt lệnh bán cắt lỗ. Việc này sẽ giúp nhà đầu tư bảo toàn được một phần vốn. Sau đó, có thể tìm kiếm các cơ hội mới. Đây là lời khuyên của các nhà đầu tư có kinh nghiệm vì thị trường chứng khoán có tính rủi ro khá cao. Ngay cả khi bạn có chiến lược đầu tư rõ ràng thì vẫn nên có quy tắc cắt lỗ khi cần thiết để không bị lỗ quá nhiều.

Học cách kiểm soát cảm xúc

Việc kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn có thể “chiến thắng” hiệu ứng tâm lý FOMO. Thay vì lo lắng, sợ hãi việc bỏ lỡ cơ hội, bạn hãy dành thời gian xem xét liệu quyết định bạn đưa ra có bị chi phối bởi cảm tính hay không. Bởi nếu để cảm xúc chi phối trong các quyết định, bạn rất dễ gặp phải các rủi ro.

Trên đây là các thông tin giúp bạn biết được FOMO là gì cũng như cách chiến thắng hội chứng tâm lý này khi giao dịch, đầu tư chứng khoán. Nếu bạn có thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại comment, traderplus.net sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Link Socolive TV trực tiếp bóng đá HD.

    Kênh Vaoroi TV trực tiếp bóng đá

    Xem bóng đá trực tuyến Cakhia Nét