Các kiểu hỗ trợ và kháng cự trong Forex

Hỗ trợ và kháng cự trong forex định hình nền tảng cơ bản của việc phân tích kỹ thuật. Điều này giúp ta hiểu hơn về thị trường, dự đoán thị trường trong tương lai và thiết lập các mức stop loss và take profit. Vì vậy, cách xác định hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật là rất quan trọng. Bài viết này Trader Plus sẽ cung cấp cho bạn các cách xác định hỗ trợ và kháng cự bạn cần phải biết để áp dụng vào công việc giao dịch forex của bạn.

Các mức hỗ trợ và kháng cự
Các mức hỗ trợ và kháng cự

Mức hỗ trợ và kháng cự forex là gì

Hỗ trợ (Support) được hiểu nôm na là vùng mà giá chạm vào đó là có thể bật lên, ngược lại, Kháng cự (Resistance) là vùng mà giá có thể bật xuông sau khi chạm vào đó. Giao dịch với các vùng Hỗ trợ và Kháng cự được xem là một trong nhưng phương pháp cơ bản nhất trong trading.

Trong phân tích kĩ thuật các đường nối những đỉnh và đáy giá quan trọng gọi là đường hỗ trợ và kháng cự. Trader sử dụng những đường này để xác định điểm vào thị trường.

Mức hỗ trợ – mức mà áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Mức này có thể coi là phù hợp để mở vị trí mua. Phần lớn các trader ưa thích vai trò là người mua, khi giá tiệm cận mức hỗ trợ.

Mức kháng cự – mức mà áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Các trader sẽ mở vị trí bán khi giá tiệm cận mức kháng cự.

Những loại Hỗ trợ và Kháng cự cơ bản trong trading

Đáy cũ đỉnh cũ

Đây chính là điều cơ bản nhất của Hỗ trợ Kháng cự. Khi giá tạo 1 đỉnh và giảm điểm thì đỉnh cũ vừa tạo được xem là Kháng cự (Resistance) và có thể đẩy giá xuống khi giá tiếp cận vùng này lại. Ngược lại, Hỗ trợ (Support) là vùng đáy mà giá vừa tạo xong và đi lên, và khi nó tiếp cận trở lại vùng đáy này thì có thể bật lên trở lại

Đáy cũ đỉnh cũ
Đáy cũ đỉnh cũ

Trong hình trên, các mũi tên xuống chỉ vùng Kháng cự, các mũi tên lên chỉ vùng Hỗ trợ

Đường xu hướng – Trendline

Đường xu hướng là yếu tố cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật. Đường xu hướng tăng nối 2 điểm ĐÁY từ thấp lên cao, còn đường xu hướng giảm nối 2 điểm ĐỈNH từ cao xuống thấp.

Ngoài ra, có thể nối các ĐỈNH trong xu hướng tăng và các ĐÁY trong xu hướng giảm.

Đường xu hướng – Trendline
Đường xu hướng – Trendline

Đường xu hướng là vùng có thể tạo lực hỗ trợ và kháng cự.

Hỗ trợ chuyển thành Kháng cự; Kháng cự chuyển thành Hỗ trợ

Trong PTKT có 1 hiện tượng là vùng Hỗ trợ sau khi bị phá vỡ có thể chuyển thành vùng Kháng cự; ngược lại, vùng Kháng cự sau khi bi phá vỡ cũng có thể chuyển thành vùng Hỗ trợ.

Hỗ trợ chuyển thành Kháng cự; Kháng cự chuyển thành Hỗ trợ
Hỗ trợ chuyển thành Kháng cự; Kháng cự chuyển thành Hỗ trợ

Vùng số tròn – round number

Khi trading các cặp tiền thì các vùng có số đuôi tròn 100 pips (ví dụ 1.3200, 198.00, 1.6400…) thường được xem là các vùng tâm lý và có thể tạo ra hỗ trợ hoặc kháng cự với giá.

Vùng số tròn – round number
Vùng số tròn – round number

Vùng giá nhảy gap

Nếu có nghiên cứu về Gap (khoảng trống hay khoảng nhảy giá), bạn sẽ biết nó có thể đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự. Mặc dù tìm gap trong forex rất khó do thị trường chạy liên tục không ngừng nghỉ, tuy nhiên, vẫn có gap xảy ra. Có câu nói là “Gap must be filled” (Gap sẽ được điền đầy) chỉ ra rằng giá thường về retest vùng gap trước khi đi tiếp.

Vùng giá nhảy gap
Vùng giá nhảy gap

Xây dựng đường hỗ trợ và đường kháng cự

Các mức hỗ trợ và kháng cự là một phần không thể thiếu của phân tích kĩ thuật và được dùng để xác định xu hướng và ra các quyết định giao dịch. Chúng giúp xác nhận xu hướng chuyển động của giá. Mỗi trader sử dụng phân tích kĩ thuật đều được khuyến cáo ứng dụng các mức này.

Mức hỗ trợ là đường nối các điểm đáy giá. Tùy vào đường trend chính (chuyển động giá chiếm ưu thế) mà mức hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng trend tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
  • Với xu hướng giá ổn định đường hỗ trợ nằm ngang.

Mức kháng cự là đường nối lần lượt các đỉnh giá. Tùy vào xu hướng trend chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng trend giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
  • Với xu hướng giá ổn định, đường kháng cự nằm ngang.

Để xác định xu hướng tăng của giá, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo phải nằm trên mức trước, điều này cũng như đối với các mức kháng cự. Trong trường hợp ngược lại, ví dụ, khi mức hỗ trợ rơi xuống đáy giá trước, điều này cho thấy hoặc xu hướng tăng kết thúc, hoặc trend giá chuyển sang biến động ngang.

Tương ứng, để xác định xu hướng giá xuống, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo phải nằm dưới mức trước đó. Khi mức hỗ trợ được nâng cao hơn mức trước đó, chúng ta có thể dự đoán khả năng thay đổi trend hiện tại.

Khi trend tăng giá chuyển thành trend giảm giá, mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ. Và ngược lại, mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự khi trend giảm chuyển thành trend tăng giá.

Sự chuyển đổi mức hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kĩ thuật gọi là “rally”, “correction” hay “đảo chiều trend”.

Xu hướng được giữ cho tới khi giá tài sản ở giữa các mức kháng cự và hỗ trợ.

Các kiểu hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex
Các kiểu hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Các kiểu hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Hỗ trợ và kháng cự theo khung thời gian lớn nhỏ kết hợp

Có lẽ đây là loại hỗ trợ và kháng cự quan trọng nhất. Đó là các mức mà chúng ta có thể nhận thấy khi sử dụng một khung thời gian lớn, thường là khung Daily, Weekly. Ở các khung thời gian này cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường, những đỉnh và đáy xa hơn, những tín hiệu xa hơn và vẽ một đường thẳng nằm ngang đi qua các đỉnh và đáy đó. Các điểm đường ngang đi qua không nhất thiết phải quá chính xác, chỉ cần tương đối thôi là đủ. Đây là bước đầu tiên để phân tích thị trường theo hỗ trợ và kháng cự.

Đồ thị trong hình sử dụng khung thời gian Weekly, tiếp theo chúng ta thu hẹp khung thời gian xuống một mức để nhìn chi tiết hơn, ở đây là khung Daily. Trong phương pháp của tôi thì khung Daily mới là khung chính để tôi nhìn vào đó và thiết lập các kế hoạch giao dịch. Nó rất quan trọng khi mà chúng ta không chỉ hiểu được bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn mà còn xác định được những mức ngắn hạn hơn theo đồ thị ngày. Ở khung thời gian ngắn hơn này chúng ta vừa có thể nhìn thấy các mức hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian cao hơn, đồng thời cũng nhìn thấy các mức hỗ trợ và kháng cự ở khung nhỏ hơn, điều này cho chúng ta nhiều thông tin hơn để phân tích

Hỗ trợ và kháng cự theo xu hướng

Trong mô hình này thì thường xuyên xuất hiện các điểm mà tại đó, mức hỗ trợ cũ trở thành mức kháng cự mới và ngược lại, mức kháng cự cũ lại trở thành mức hỗ trợ mới. Mô hình này tạo thành các đỉnh và đáy liên tiếp, mà tại đó chúng ta có thể vẽ hai đường thẳng song song để tạo thành các đường kênh xu hướng (như hình dưới). Trong một thị trường có xu hướng đi xuống thì các đỉnh phục hồi tạm thời là các điểm bán tiềm năng. Ngược lại, trong một thị trường có xu hướng đi lên thì các đáy phục hồi tạm thời là các điểm mua tiềm năng.

Hỗ trợ và kháng cự theo đường trung bình

Nếu bạn để ý sẽ thấy, đôi khi, trong một thị trường giá đi xuống thì các đỉnh bị kháng cự bởi một đường trung bình, còn trong một thị trường giá đi lên thì các đáy được hỗ trợ bởi một đường trung bình. Dưới đây là một hình mình họa. Trong đó, tôi thường thích sử dụng đường trung bình là EMA 50 hoặc EMA 21. Lưu ý là các đường trung bình lấy theo giai đoạn càng ngắn thì giá chạm vào nó càng nhiều

Hỗ trợ và kháng cự theo mức phục hồi Fibonacy

Như chúng ta đã biết, các mức phần trăm phục hồi của Fibonacci là 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100%. Lợi dụng đặc điểm huyền bí tự nhiên của các con số Fibonacci ở trên chúng ta cũng có các mức hỗ trợ và kháng cự tương ứng, nhưng thông thường thì mức phục hồi 50% là phổ biến nhất.

Hỗ trợ và kháng cự theo vùng giao dịch (trading range)

Ở loại này giá sẽ hình thành các đỉnh sau bằng đỉnh trước, đáy sau ngang bằng đáy trước và bạn chỉ đơn giản kẻ hai đường nằm ngang song song với nhau, một đường đi qua các đỉnh, đường còn lại đi qua các đáy. Mỗi khi giá chạm đến đường hỗ trợ thì bạn có thể mua và, mỗi khi giá chạm đến đường kháng cự thì bán có thể bán. Bạn có thể lặp lại điều này nhiều lần cho đến khi giá vượt ra khỏi trading range.

Giao dịch theo mức hỗ trợ và kháng cự

Cơ sở của chiến lược này là nguyên tắc: giá càng gần mức hỗ trợ thì càng có lợi cho việc mở giao dịch đối với người mua. Tuy nhiên, mức hỗ trợ không phải lúc nào cũng giữ giá. Nếu có đột phá qua mức hỗ trợ, có thể khuyến cáo trader mở giao dịch bán.

Đối với các nhà phân tích và người tham gia thị trường, sự biến đổi một mức thành mức khác có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn chiến lược giao dịch đối với một loại tài sản.

KẾT

Trên đây là những tổng hợp về hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex. Những yếu tố nói trên là những yếu tố cơ bản về hỗ trợ kháng cự trong phân tích kỹ thuật. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác có thể tạo kháng cự hỗ trợ như Fibonacci, Pivot Point, Camarilla hoặc Murrey Math, hay Gann…nói chung, còn rất rộng và đa dạng.

Tuy nhiên, dùng gì thì dùng, hãy nhớ rằng trong phân tích thị trường thì mọi thứ đều là TƯƠNG ĐỐI, tức là công cụ có thể đúng lúc này và sai lúc khác. Không có công cụ nào “bất bại”, hay còn gọi là “chén thánh” trong thị trường này cả. Công cụ phát huy được điểm mạnh và hạn chế được điểm yếu là dựa hoàn toàn vào NGƯỜI DÙNG. Nói cách khác, sự khác biệt của một công cụ hay một system trading thành công chính là BẠN. Hãy nhớ nhé

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *