JPY là gì? Những kiến thức cần biết về đồng Yên Nhật

Đồng Yên Nhật có khối lượng giao dịch hàng ngày đứng ở vị trí thứ ba trên thị trường ngoại hối, chỉ sau hai loại tiền tệ lớn khác là đô la Mỹ và đồng Euro. Vậy tại sao đồng tiền đến từ châu Á này lại được giao dịch nhiều như vậy, và các nhà giao dịch cần biết những gì nếu muốn giao dịch các cặp tiền chứa JPY trên thị trường Forex? Chúng ta sẽ cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Thông tin cơ bản về đồng JPY

JPY là gì?

JPY chính là tên viết tắt, hoặc có thể hiểu là ký hiệu của đồng Yên Nhật – đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật Bản. Tên quốc tế của đồng JPY là “Japanese Yen” – và được Việt hóa thành đồng Yên Nhật. Biểu tượng của đồng tiền này có dạng hình chữ Y và hai dấu gạch ngang đi qua tâm: ¥.

JPY là gì? Những kiến thức cần biết về đồng Yên Nhật 1
Thông tin cơ bản về đồng JPY

Đồng Yên Nhật ban đầu được chính phủ thời Minh Trị giới thiệu như một biện pháp để hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Cho đến hiện tại, đồng JPY đã trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối toàn cầu, chỉ sau đồng USD và đồng EUR.

Ngoài ra, đồng JPY cũng được biết đến như một đồng tiền dự trữ phổ biến, đứng sau đô la Mỹ, đồng Euro và bảng Anh.

Từ “Yên” vốn mang nghĩa là hình tròn, vật thể tròn. Đồng Yên chính thức được thông qua vào năm 1871, với đạo luật tiền tệ mới của chính quyền Minh Trị, thay thế cho tiền tệ của thời đại Tokugawa trước đó.

Đồng JPY được liên kết cố định với USD vào năm 1949. Khi Hoa Kỳ rời bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 1971, đồng Yên bị mất giá và trở thành đồng tiền thả nổi kể từ năm 1973, đó cũng là thời kỳ các cuộc khủng hoảng dầu bắt đầu, và đồng Yên đã biến động liên tục so với Đô la Mỹ.

Năm 1985, hiệp định Plaza được ký kết giữa các quốc gia G5 (Pháp, Đức, Mỹ, Anh và Nhật Bản) với mục đích thao túng tỷ giá hối đoái, giảm giá đồng Đô la so với đồng Yên và đồng Mác Đức, theo đó đã làm tăng khoảng gấp đôi giá trị của đồng Yên trong khoảng thời gian 3 năm, từ 239 yên / 1 đô la (năm 1985) tăng lên 123 yên / 1 đô (năm 1988).

Các loại mệnh giá của đồng tiền JPY: Nhật Bản có các đồng tiền xu với mệnh giá 1, 5, 10, 100 và 500 Yên. Tiền giấy gồm các mệnh giá cao hơn, là 1000, 2000, 5000 và 10.000 Yên.

Các mệnh giá đồng Yên Nhật

Nền kinh tế phía sau đồng Yên

Nền kinh tế của Nhật Bản – quốc gia đứng sau đồng JPY có một số tính chất rất đặc thù mà các nhà giao dịch đồng tiền này cần biết.

Đầu tiên, mặc dù chúng ta đều biết Nhật Bản là một nền kinh tế có quy mô lớn, thế nhưng sự tăng trưởng của Nhật Bản đang chậm đáng kể từ khi xảy ra sự đổ vỡ của bong bóng bất động sản cũng như thị trường vốn vào năm 1990. Mọi người thường gọi những năm sau đó là thập kỷ mất mát của Nhật Bản cũng là vì lý do này.

JPY là gì? Những kiến thức cần biết về đồng Yên Nhật 2
Nền kinh tế phía sau đồng Yên

Trong suốt thập kỷ mất mát cho đến tận thời gian gần đây, tăng trưởng của Nhật Bản hiếm khi vượt quá 2%, và đã giảm 29% trong giai đoạn từ 2012 đến 2015. Đồng thời, quốc gia này cũng trải qua tình trạng giảm phát trong gần 20 năm qua, với mức lạm phát nhiều giai đoạn gần như bằng 0.

Vấn đề thứ 2, Nhật Bản nằm trong số các nền kinh tế lớn lâu đời nhất trên thế giới, nhưng tỷ lệ sinh ở mức thấp nhất. Điều đó cho thấy dân số cũng như lực lượng lao động đang già hóa, ngày càng có ít lao động trẻ hỗ trợ nền kinh tế, và tiêu dùng cũng giảm sút đáng kể với nền dân số già.

Vì nguyên nhân đó, Nhật Bản đã phải mở cửa biên giới để tìm kiếm lao động nước ngoài, giải quyết tình trạng thiếu lao động, mặc dù trước đó nước này đã từng khá khép kín với người nhập cư.

Đặc điểm cuối cùng của Nhật Bản, đây là nền kinh tế tiên tiến, hiện đại với lực lượng lao động được đào tạo tốt. Mặc dù các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như đóng tàu đã dần bị Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm ưu thế, nhưng Nhật Bản vẫn là nhà sản xuất điện tử tiêu dùng, ô tô và linh kiện công nghệ hàng đầu. Những yếu tố này cũng thúc đẩy Nhật bản có sự tiếp xúc và giao thương mạnh mẽ đối với kinh tế toàn cầu.

Những điều Trader cần biết về đồng Yên Nhật

Sau khi hiểu khái niệm cơ bản về đồng JPY cũng như nền kinh tế phía sau nó, chúng ta sẽ tìm hiểu xem Trader cần biết những gì về đồng tiền này để có thể giao dịch một cách thuận lợi nhất.

JPY là đồng tiền trú ẩn

Giống như đồng CHF, đồng JPY được các nhà đầu tư và các định chế tài chính coi là đồng tiền trú ẩn an toàn. Mặc dù có giá trị tương đối nhỏ so với các đồng tiền lớn khác trên thế giới, thế nhưng đồng JPY vẫn thường tăng giá trị trong những thời điểm bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.

Ví dụ trong cuộc đại suy thoái diễn ra năm 2008, đồng Yên đã đạt được mức cao nhất trong 13 năm, ở mức khoảng 90 Yên cho 1 USD. Hay trong đợt bất ổn xung quanh cuộc bầu cử ở Ý vào năm 2013, đồng JPY đã tăng 5% chỉ trong một ngày so với đồng EUR, và 4% so với đồng USD.

JPY là gì? Những kiến thức cần biết về đồng Yên Nhật 3
Đồng JPY thể hiện sức mạnh trong cuộc khủng hoảng 2008

Sự phổ biến và vị thế đồng tiền trú ẩn của JPY có thể lý giải chính là do sự ổn định và bền vững của nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, và cũng là một trong những nước có giá trị xuất khẩu lớn nhất toàn cầu.

Đặc biệt là trong những cuộc khủng hoảng, Nhật Bản đã chứng minh cho thế giới thấy khả năng kiểm soát tình hình của mình. Tiêu biểu là cuộc khủng hoảng ngân hàng cuối những năm 1990 cùng với sự sụp đổ thị trường chứng khoán, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một loạt chính sách để đối phó với những thất bại của hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng Nhật Bản cũng là người đi tiên phong trong việc đưa tung ra các chính sách tiền tệ độc đáo như nới lỏng định lượng, và hạ lãi suất ở mức gần bằng 0 để vực dậy nền kinh tế.

Tuy nhiên, bất chấp những lý do khiến cho đồng JPY trở nên hấp dẫn, vẫn có nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đồng Yên còn xứng đáng với vị thế là đồng tiền trú ẩn hay không? Lãi suất gần bằng 0 gần như đang trở thành tiêu chuẩn của các nước phát triển, bao gồm Nhật Bản, khiến cho đồng tiền nước này trở nên kém hấp dẫn hơn.

Hệ thống tài chính Nhật Bản cũng tương đối mong manh hơn so với thập kỷ trước, dân số già và vị trí gần Trung Quốc khiến cho nước này đặc biệt nhạy cảm với quan hệ thương mại Mỹ – Trung.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức