Các thuật ngữ trong Margin trading là gì ? Kinh nghiệm để giao dịch tốt nhất

Margin trading là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, thường xuyên xuất hiện tại các kênh thông tin về tiền điện tử và trade coin. Margin trading được đánh giá là hình thức kinh doanh có thể kiếm lời nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vậy bản chất của margin trading là gì, ưu và nhược điểm của mô hình này thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Các thuật ngữ trong Margin trading là gì ? Kinh nghiệm để giao dịch tốt nhất 1

1. Margin trading là gì?

Margin trading (giao dịch ký quỹ) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc người kinh doanh dùng đòn bẩy tài chính trong đầu tư. Thuật ngữ margin trước đây được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chứng khoán nhưng nhiều năm gần đây đã ngày càng phổ biến bởi sự phát triển mạnh mẽ của các loại tiền điện tử. Bản chất của việc thực hiện giao dịch ký quỹ là bạn sẽ đầu tư bằng tiền vay mượn thay vì vốn tự có như các hình thức kinh doanh khác.

Để được thực hiện giao dịch ký quỹ, bạn cần phải có một khoản tiền thế chấp (tiền ký quỹ). Mỗi sàn giao dịch sẽ có những mức tiền ký quỹ khác nhau, theo đó bạn có thể vay x3, x5, x10 hoặc thậm chí là gấp 100 lần số tiền ký quỹ. Khi ký quỹ giao dịch, bạn sẽ phải trả phí lãi suất ngày theo số tiền mình đã vay. 

2. Những thuật ngữ thường dùng trong giao dịch margin bitcoin

  • Position ((Ví thế/lệnh)) Trong Margin Trading có 2 vị thế là short và long. Cụ thể bao gồm:
    • Short Position (vị thế ngắn) hay vị thế bán: Khi ở vị thế bán (Short Position) bạn vay sàn một lượng Bitcoin hoặc Altcoin hoặc dùng coin bạn đang có sẵn trên ví sàn để bán ra ở giá hiện tại để lấy USD. Khi giá Bitcoin xuống thì cũng với lượng USD đấy bạn sẽ mua được nhiều Bitcoin hơn, bạn sẽ lấy phần gốc trả cho sàn (kèm một ít lãi suất cho vay) và giữ lại phần lời.
    • Long Position (vị thế dài) hay vị thế mua: tương tự khi bạn mua bán coin trên các sàn thông thường như Binance hay Huobi Global. Khi ở vị thế mua, bạn vay sàn một số lượng USD nhất định hoặc sử dụng USD có sẵn để mua Bitcoin và chờ BTC tăng giá rồi bán lấy tiền lời.
  • Leverage (Đòn bẩy): giao dịch với mức tiền gấp x lần vốn mình đang có nhờ công cụ đòn bẩy ( leverage). Chọn đòn bẩy 10x nghĩa là sử dụng số tiền gấp 10 lần để giao dịch so với số vốn đang có.
  • Liquidation Price (Giá thanh lý) là mức giá thanh lý. Khi giá coin vượt qua mức giá này ngay lập tức hệ thống của sàn sẽ thanh lý hết số coin của anh em vào lệnh đó.
  • Margin Account (Tài khoản ký quỹ): Số tiền sàn tạm giữ khi bạn mở position. Số tiền này ít hay nhiều tùy thuộc ạn mức đòn bẩy bạn chọn.
  • Exchange Account: Tài khoản giao dịch thông thường
  • Lending Account: Tài khoản lưu giữ số tiền bạn cho người khác vay. Bạn có thể thu lãi từ số tiền trên tài khoản này.
  • Maintenance Balance: % của số tiền chơi, bắt buộc để không bị thanh lý tài khoản. Số tiền còn lại (Vốn – Lỗ) phải lớn hơn giá trị này. Poloniex yêu cầu 20%, Bitfinex là 15%. (Vị trí 4, ảnh cuối bài)
  • Required Equity: Là giá trị tài khoản còn lại ước tính bắt buộc để không bị thanh lý, tương tự như Maintenance Balance, nhưng được quy ra USD/BTC thay vì %.
  • Liquidation/Cháy tài khoản: Là khi số lỗ vượt quá hạn mức cho phép (Hay Maintenace < 20% (15% vs Bitfinex). Nếu bạn đang Long, nó sẽ bán đủ số coin bạn đã mua vào trước đó theo giá thị trường (lúc này đang rất thấp) và trả lại tiền dư cho bạn. Nếu bạn đang Short, nó sẽ mua đủ số coin bạn đã vay trước đó theo giá thị trường (Đang rất cao), sau đó tiền dư sẽ trả về tài khoản của bạn.
  • Amount: Số lượng thực của loại tiền tệ mà bạn đã mua hay bán từ thị trường. Nếu thương vụ của bạn là ngắn hạn, giá trị này sẽ là số âm.
  • Est. Liquidation Price: Giá mua cáo nhất (nếu thương vụ dài hạn) hoặc giá bán thấp nhất (nếu thương vụ ngắn hạn) mà tạo đó thanh khoản bắt buộc sẽ diễn ra.
  • Magin Call: Là thông báo khi tài khoản bạn sắp đến ngưỡng thanh lý, được gửi về email để bạn quyết định: Cắt lỗ 1 phần hay bơm giáp để duy trì.
  • Base Price: Mức giá ước tính mà tại đó bạn sẽ hoàn vốn nếu đóng thương vụ. khi Long thì Base price càng thấp càng tốt, khi short thì Base Price càng cao càng tốt (Mua phải rẻ, bán phải đắt mới có lãi mà).
  • LIQ Price: Ước tính khi giá đạt mốc này tài khoản của bạn bị thanh lý.
  • Unrealized P/L: Ước tính số lãi, lỗ của bạn theo các lệnh của thị trường hiện tại. Đây là tổng ước tính lợi nhuận hoặc thiệt hại bạn sẽ gánh chịu nếu tất cả các thương vụ của bạn đóng lại ngay lập tức bằng các lệnh, con số này phải nhỏ hơn các khoản phí cho vay chưa thanh toán P/L % là số lãi lỗ tính theo %.
  • Unrealized Lending Fees (P/L fee/Funding Cost): Tổng ước tính giá trị của các lãi suất bạn đang nợ ở tất cả các khoản bạn đang vay
  • Net Value: Tổng cộng của total margin value, unrealized P/L, và Unrealized Lending Fee. Nó thể hiện tổng giá trị của tài sản thế chấp của bạn ở thời điểm hiện tại
  • Kill Margin / Kill Short / Kill Long: Một số sàn giao dịch hoặc các cá mập nắm giữ lượng coin lớn để có thể thao túng giá, qua đó đẩy giá lên quá cao trong một thời gian ngắn để làm cháy tài khoản những người đặt lệnh Short (Kill Short) hoặc đạp giá xuống thật thấp để làm cháy tài khoản những người đặt lệnh Long (Kill Long). Hành động này gọi chung là Kill Margin
  • Total Borrowed Value: Tổng giá trị Bitcoin trong các khoản bạn đang vay, được xác định bằng tổng số lượng Bitcoin bạn đang mượn cộng với số lượng các Bitcoin sẽ cần mua trên sổ đặt lệnh tương đương với tổng các đồng tiền khác bạn đang mượn
  • Total Margin Value: Tổng giá trị của các đồng tiền điện tử có trong tài khoản ký quỹ bao gồm Bitcoin và tất cả các loại đồng Margin tính theo Bitcoin. Nó được tính bằng cách lấy số lượng Bitcoin bạn đang lưu trữ trong tài khoản ký quỹ cộng với các số dư bất kỳ có giá trị thấp hơn: số lượng Bitcoin có thể được bán trên sổ đặt lệnh (current order book), hoặc có thể bán với giá giao dịch trung bình trong vòng 12 giờ tại các thị trường tương ứng.
  • Initial Margin (mức ký quỹ ban đầu): Tỉ lệ phần trăm Net Value trên Total Borrowed Value. Ví dụ, nếu bạn muốn mượn 3 BTC và mức ký quỹ ban đầu của bạn là 40%, bạn cần phải có ít nhất 40% của 3 BTC, tương đương 1.2 BTC trong tài khoản ký quỹ, less unrealized losses and lending fees.
  • Maintenance Margin (mức ký quỹ duy trì): Tỉ lệ phần trăm của Total Borrowed Value mà Net Value đáp ứng để tránh bị thanh khoản bắt buộc
  • Current Margin (mức ký quỹ hiện tại): là tỉ lệ phần trăm của total borrowed value mà Net Value không được hạ thấp hơn, nói một cách khác Net Value của bạn phải luôn lớn hơn Total Borrowed Value. Current Margin là một giá trị giới hạn, bởi nếu nó hạ xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì, tài khoản của bạn sẽ thực hiện thanh khoản bắt buộc

Các thuật ngữ trong Margin trading là gì ? Kinh nghiệm để giao dịch tốt nhất 2

Ưu và nhược điểm khi giao dịch margin bitcoin

Biết margin trading là gì, ưu và nhược điểm của margin trading là gì sẽ giúp bạn có những định hướng đúng đắn khi có ý định đầu tư kinh doanh. Cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của hình thức giao dịch ký quỹ trong phần sau nhé.

Ưu điểm của margin trading

Tăng tiền giao dịch là ưu điểm hàng đầu mà margin trading mang lại cho các nhà đầu tư kinh doanh. Sử dụng margin trading, bạn có thể vay được nhiều bitcoin hơn và theo đó, khi thị trường tăng giá, bạn sẽ nhận được nhiều lợi nhuận hơn. Đặc biệt, hình thức kinh doanh này rất phù hợp với những nhà đầu tư có kinh nghiệm dày dặn nhưng thiếu vốn.

Ngoài ưu điểm tăng tiền giao dịch, margin trading còn giúp nhà đầu tư kiếm tiền ngay cả khi thị trường lao dốc. Với các hình thức kinh doanh thông thường, bạn chỉ có thể kiếm được tiền nhờ việc mua rẻ bán đắt từ thị trường tăng giá. Nhưng với margin trading, bạn vẫn có thể kiếm được lợi nhuận khi thị trường giảm giá nhờ lệnh short.

Nhược điểm của margin trading

Margin trading có thể khiến nhà đầu tư kiếm bộn tiền nhưng cũng có thể khiến họ thua lỗ nghiêm trọng nếu không đánh giá đúng tình hình thị trường. Và dù bạn đầu tư thành công hay thua lỗ thì bạn vẫn phải trả cho sàn giao dịch phí ký gửi đã thực hiện. Vì vậy, hãy chỉ sử dụng margin trading khi bạn chắc chắn sự chuyển biến của thị trường sẽ đem lại lợi nhuận cho mình.

Một số sàn giao dịch hỗ trợ Margin trading

Hiện nay có không ít sàn giao dịch margin trading được mở ra. Nhưng những sàn giao dịch được chúng tôi liệt kê dưới đây là các sàn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

  • Sàn giao dịch Binance, ra đời ngày 10/7/2019 hiện là sàn giao dịch ký quỹ lớn nhất trên thế giới, có độ tin cậy cao.
  • Sàn giao dịch Bitfinex là sàn giao dịch lâu đời nhất, nơi được các nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn bởi phí giao dịch hấp dẫn, tính thanh khoản cao và hỗ trợ đòn bẩy 3.3x.
  • Sàn giao dịch BitMex hiện là sàn có lượng giao dịch tiền bitcoin lớn nhất thế giới, hỗ trợ cho mượn tiền gấp 100 lần số tiền ký quỹ.
  • Sàn giao dịch Polonirx: trợ giao dịch ký quỹ với tỉ lệ đòn bẩy tối đa 2.5x. Nhưng sàn này không được trader Việt Nam ưa chuộng, có tính thanh khoản kém, phí giao dịch cao.

Kinh nghiệm khi sử dụng Margin Trading

Chỉ nên chơi Margin khi bạn đã hiểu về nó

  • Luôn có kế hoạch giao dịch trước khi vào lệnh. Đây là điều bất biến nếu bạn muốn thành công trong giao dịch bình thường đặc biệt là Margin Trading. Bạn cần phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch giao dịch cụ thể rõ ràng và tuân thủ kỷ luật theo bản kế hoạch đó.
  • Chỉ chơi các kèo x3, x5, x10 đối với các bạn mới tìm hiểu về Margin. Kể cả chơi quen nếu có vào kèo x25,50 cũng chỉ nên vào một số tiền nhỏ và canh chốt lãi/lỗ sớm vì tỉ lệ x càng cao khả năng cháy càng nhanh.
  • Trước khi vào lệnh, phải xác định được điểm vào, điểm chốt lời, điểm dừng lỗ, tỉ lệ thắng là bao nhiêu, sử dụng đòn bẩy bao nhiêu…. rất nhiều thứ anh em cần vẽ ra trên bản kế hoạch vào lệnh.
  • Không DCA với các đòn bẩy cao
  • Không sử dụng vốn vay mượn để vào lệnh. Đã có nhiều trường hợp vay mượn vốn người khác để chơi và sau đó cháy tài khoản để lại hậu quả nặng nề cho cả người vay lẫn người cho vay.
  • Chia vốn nhỏ ra, mỗi lệnh chỉ vào 1 phần vốn. Tuyệt đối không all in (ko vào toàn bộ vốn 1 lần)
  • Hãy cân nhắc số tiền anh em có thể mất được và đừng bao giờ all in vào 1 lệnh.
  • Khi sử dụng đòn bẩy cao, anh em đang chịu rủi ro cao hơn so với đòn bẩy thấp. Vì thế, hãy cân đối và tuân thủ bản kế hoạch anh em đã đặt ra.
  • Bạn hãy chơi thử với số vốn nhỏ thôi (sàn cho phép chơi min 1$).. Nếu cảm thấy không phù hợp thì bạn hãy quay về trade theo cách thông thường.
  • Nên học thêm phân tích kĩ thuật để có những nhận định và đưa ra quyết định cuối cùng.
Các thuật ngữ trong Margin trading là gì ? Kinh nghiệm để giao dịch tốt nhất 3
9 lưu ý với Margin trading

9 lưu ý khi sử dụng Margin Trading

  1. Nắm rõ mức lãi: giống như mức lãi suất ngân hàng, luôn có mức lãi suất cụ thể đối với số tiền bạn đã vay. Bạn phải trả lãi định kỳ, hãy luôn nắm rõ từng mức cụ thể để tính toán hợp lý, tránh thanh khoản bắt buộc.
  2. Mua dần dần, không dồn: cách tốt nhất để tránh bay tài khoản “Không bao giờ được để tất cả trứng chung một giỏ”.
  3. Hiểu rõ các điều khoản vay: trước khi tham gia giao dịch, bạn phải hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của nó trong khi giao dịch. Thiếu sót thông tin rất dễ đi vào bế tắc, lo sợ. Luôn đảm bảo rằng bạn nắm rõ tất cả, luôn cẩn trọng trong giao dịch.
  4. Tránh mức thanh khoản: gặp báo động luôn là điều không tốt, mỗi Margin bạn mua đều có mức giá mà tại đó lệnh ký quỹ được kích hoạt, hãy chắc chắn nó luôn trong tính toán của bạn.
  5. Sử dụng lệnh dừng lỗ: ai rồi cũng phải thua, không ai thắng mãi mãi được, nhưng thua thì phải đứng dậy được, luôn đảm bảo bạn thua lỗ trong mức cho phép. Lệnh dừng lỗ là một cung cụ hoàn hảo cho phép bạn cắt lỗ và bạn sẽ không phải mất tất cả.
  6. Cẩn thận với các sự kiện sắp tới: với việc xử lý các tin tức sắp tới liên quan tới bạn, luôn đọc các nguồn uy tín và với mỗi điều sắp đến hãy chuẩn bị sẵn sàng đón nó.
  7. Luôn luôn có một quỹ dự phòng: điều tồi tệ nhất là luôn chơi tất tay, vì nó làm bạn phải lo lắng, sợ hãi và không còn đủ tỉnh táo để đưa ra các phán đoán chính xác. Giữ một khoản dự phòng là điều cấp thiết để bạn đối mặt với mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
  8. Không bao giờ đoán bừa mà không phân tích: càng nhiều dữ liệu phân tích càng giúp cho bạn gần chiến thắng hơn. Làm theo cảm tính có thể dẫn đến những rủi ro khủng khiếp, kỷ luật và tư duy phân tích là điều quan trọng nhất để kiếm lợi.
  9. Bán sát chiến lược: áp dụng chiến lược đơn giản là tuân thủ chúng bất kể điều gì, tránh tâm lý bầy đàn và chọn hướng đi riêng cho mình. Đừng để người khác dắt mũi bạn, hãy luôn chủ động làm chủ cuộc chơi của mình.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ biết được margin trading là gì cũng như ưu, nhược điểm của mô hình này. Biết margin trading là gì sẽ giúp bạn có định hướng đúng đắn hơn khi quyết định đầu tư. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn tư vấn và nhận các thông tin hữu ích khác nhé.

 

 

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *