Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong giao dịch chứng khoán

Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle) là mô hình giá có thời gian hình thành lâu nhất, kích thước to nhất, nhưng lại giúp trader kiếm được nhiều lợi nhuận nhất. Vì thế, mẫu hình này luôn được các trader theo trường phái price action ưa thích và đánh giá cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về mô hình cốc tay cầm là gì? đặc điểm nhận dạng cho đến ứng dụng trong giao dịch. Mời các bạn cùng theo dõi!

Mô hình cốc tay cầm là gì?

Mô hình cái cốc và tay cầm có tên tiếng Anh là Cup and Handle, đây là mô hình giá được phát hiện bởi William J.O’Neil – huyển thoại giao dịch chứng khoán người Mỹ. Mô hình này được ông giới thiệu trong cuốn sách “How to make Money in Stocks” vào năm 1988. Ban đầu, nó chỉ được áp dụng trong thị trường chứng khoán, nhưng đến thời điểm hiện tại đã được sử dụng rộng rãi trong cả thị trường Forex và tiền điện tử.

Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong giao dịch chứng khoán 1
Mô hình cốc tay cầm là gì?

Mô hình Cup and Handle có hình dạng giống chiếc cốc hình chữ U và tay cầm hơi lệch nhẹ. Mô hình này thường xuất hiện trong một xu hướng tăng/giảm rõ ràng, cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng.

Sự xuất hiện của mô hình chiếc cốc tay cầm được xem như 1 giai đoạn củng cố, sau khi giá bứt phá khỏi mô hình sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu mạnh mẽ. Dựa vào tín hiệu mà mô hình này cung cấp, trader hoàn toàn có thể vào lệnh Buy/Sell thuận xu hướng.

Các thành phần của mô hình Cup and Handle

Mẫu hình cốc tay cầm có 2 thành phần chính là: phần cốc và phần tay cầm. 2 thành phần này sẽ có thời gian hình thành và xu hướng khác nhau. Cụ thể như sau:

Phần cốc

  • Đối với mô hình thuận: Phần thân cốc có hình vòng cung hoặc chữ U, đôi khi có thể là chữ V tuy nhiên tín hiệu sẽ không chính xác bằng chữ U. Trước khi hình thành phần cốc bên trái phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%, thậm chí 50%, 100% thì càng tốt.
  • Đối với mô hình ngược: Miệng cốc sẽ hướng xuống dưới, còn đáy cốc ở trên. Trước khi hình thành thân cốc giá có thể tăng hoặc giảm.
  • Hai miệng cốc không nhất thiết phải bằng nhau nhưng cũng không được nghiêng quá. Độ sâu của cốc khoảng 12% – 33% và tối đa là 50%.
  • Thời gian lý tưởng để hình thành phần cốc là từ 3 – 6 tháng.
Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong giao dịch chứng khoán 2
Các thành phần của mô hình Cup and Handle

Phần tay cầm

  • Phần tay cầm hơi lệch xuống dưới đối với mẫu hình chiếc cốc tay cầm thuận và hơi lệch lên trên đối với cốc tay cầm ngược.
  • Phần tay cầm không được lùi quá sâu, đẹp nhất là bằng ⅓ so với thân cốc.
  • Thời gian hình thành phần tay cầm từ 1 – 4 tuần.

Đặc điểm của mẫu hình cốc tay cầm

Mẫu hình cốc tay cầm được chia thành 2 loại là: mô hình cốc tay cầm thuận và mô hình cốc tay cầm ngược. Để phân biệt 2 mẫu hình này trader có thể căn cứ vào các đặc điểm như sau:

Mô hình cốc tay cầm thuận

Mẫu hình chiếc cốc tay cầm thuận thường xuất hiện trong xu hướng tăng, hình dáng giống chữ U, phần đáy cốc ở dưới, miệng cốc ở trên, phần tay cầm hơi chếch xuống dưới. Giá sau khi breakout khỏi phần tay cầm sẽ tăng mạnh mẽ.

Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong giao dịch chứng khoán 3
Mô hình cốc tay cầm thuận

Mô hình cốc tay cầm ngược

Mô hình chiếc cốc tay cầm ngược có thể xuất hiện trong xu hướng giảm hoặc tăng, hình dáng ngược lại so với mô hình thuận: đáy cốc ở trên, miệng cốc ở dưới, phần tay cầm hơi hướng lên trên. Giá sau khi breakout khỏi phần tay cầm sẽ giảm mạnh mẽ.

Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong giao dịch chứng khoán 4
Mô hình cốc tay cầm ngược

Cách giao dịch với mô hình chiếc cốc tay cầm

Sau khi, mô hình chiếc cốc và tay cầm hoàn thiện, giá bứt phá khỏi phần tay cầm có thể tăng/giảm hàng trăm pip. Do đó, khi xuất hiện mẫu hình này trader phải nắm bắt cơ hội ngay để tìm kiếm lợi nhuận. Đối với mô hình thuận, trader sẽ vào lệnh Buy để đón đầu xu hướng tăng, còn với mô hình ngược, trader sẽ tìm kiếm lệnh Sell.

Có 3 cách giao dịch với mô hình cốc và tay cầm được nhiều trader áp dụng như sau:

Cách 1: Vào lệnh khi giá break out khỏi phần tay cầm

Đây là cách giao dịch phổ biến nhất, những vẫn có xác suất rủi ro. Tuy nhiên, nếu giá đi đúng dự đoán trader sẽ thu được lợi nhuận không hề nhỏ. Điểm vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout khỏi tay cầm hoặc tại cây nến xác nhận tín hiệu phía sau.

Cách 2: Vào lệnh khi giá quay lại retest phần tay cầm

Chiến lược giao dịch này an toàn hơn, nhưng nếu giá không quay lại retest vùng phá vỡ trader sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh đẹp. Cách giao dịch này, trader sẽ vào lệnh tại điểm giá quay lại và chạm vào đường hỗ trợ đã phá vỡ trước đó.

Cách 3: Vào lệnh tại phần đáy của tay cầm

Đây là chiến lược giao dịch khá rủi ro, nhưng lại giúp trader kiếm được lợi nhuận cao nhất. Với cách này trader sẽ vào lệnh ngay tại phần đáy của tay cầm mà không cần chờ đợi break out khỏi mô hình.

Cả 3 cách giao dịch trên đều có thể đặt cắt lỗ, chốt lời như sau:

Cắt lỗ (stop loss): Bên dưới phần đáy cốc một vài pip hoặc đặt stop loss gần hơn tại đáy của phần tay cầm.
Chốt lời: Cách điểm vào lệnh bằng chiều cao của từ miệng cốc đến đáy cốc.

Ví dụ: Mô hình cốc, tay cầm thuận

Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong giao dịch chứng khoán 5
Mô hình cốc, tay cầm thuận

Ví dụ: Mô hình cốc, tay cầm ngược

Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong giao dịch chứng khoán 6
Mô hình cốc, tay cầm ngược

Tâm lý thường thấy khi giao dịch với mô hình cốc cầm tay

Giai đoạn hình thành nửa bên trái cốc, giá cỗ phiếu giảm, cung bán ra cũng giảm đến khi chiết khấu đủ sâu hấp dẫn dòng tiền (Từ 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%), nhà đầu tư bắt đầu tích lũy cỗ phiếu tạo thành một đoạn đi ngang thanh khoản thắp. Sau đó khi phe mua dần thắng thể, giá tăng đồng thời khối lượng giao dịch cũng tăng lên tạo thành nửa bên phải cốc.

Khi chạm tới vùng miệng cốc, nhà đầu tư còn giữ hàng từ đỉnh cũ sẽ có tâm lý bán để thu hồ nhà đầu tư bắt đáy thì bán chốt lời (đường nỗi liền giữa 2 miệng cốc sẽ đóng vai trò là đường kháng cự) Nhưng lần này lực cầu đủ sức hấp thụ cung bán ra khi cỗ phiếu vẫn duy trì được trạng thái tích cực trong xu hướng tăng, giá điều chỉnh chặt chế với khối lượng (thường chỉ giảm từ 10-15% với thanh khoản thắp), giá cỗ phiếu sau đó tăng trở lại tạo nên phần tay cầm của cốc. Khi lực mua lên đủ lớn break đường kháng cự, xu hướng tăng giá được tiếp diễn

Điểm mua vào

Dựa trên diễn biến tâm lý được phân tích ở trên, ta có thể thấy 2 thời điểm có thể vào lệnh với mô hình này:

  • Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm, đây là cách giao dịch phỗ biến với mô hình cốc tay cẩm. Vi trí lý tưởng trong trường hợp này là điểm cách đỉnh cốc một đoạn bằng 1⁄4 chiều cao mô hình.
  • Vào lệnh ngay khi giá breakout ra khỏi vùng tay cằm, hoàn thiện mô hình. Thời điểm này được cho là khá an toàn và đem lại mức sinh lời tốt. Không mua đuổi khi giá cỗ phiều đã tăng trên 5% từ. đỉnh tay cằm (Theo Wiliam J.’neil)

Giá mục tiêu

Với điểm mua sớm ở đáy của phần tay cầm khi chưa hoàn thiện mô hình, chúng ta cần lưu ý đường kháng cự đi qua miệng cốc và nên đặt mục tiêu ngắn hạn tại vùng này. Còn khi giá đã break khỏi vùng tay cầm, hoàn thiện mô hình, có thể cân nhắc các gợi ý sau để bán ra thu lợi nhuận. Bởi mô hình Cốc tay cẩm là một mô hình có khả năng tăng giá mạnh, nếu không còn những kháng cự trước đó, việc đoán đỉnh chỉ làm chúng ta thêm mắt thời gian.

  • Bán ra từng phần khi đã đạt lợi nhuận kỳ vọng.
  • Bán ra từng phần tại các vùng kháng cự trước đó.
  • Ban ra khi cổ phiếu có dấu hiệu tạo đỉnh, gãy xu hướng.

Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong giao dịch chứng khoán 7

Cutloss khi nào

Không có mô hình nào là chắc chắn thành công 100% cả. Vì vậy hãy luôn đặt điểm cắt lỗ theo nguyên tắc của mình. Đồ có thế là 5 7% so với giá mua hoặc khi giá phá vỡ đường kháng cự đi qua miệng cốc theo hướng từ trên xuống (đường kháng cự khi ấy đóng vai trò là hỗ trợ).

Ngoài ra, chúng ta nên kết hợp mô hình với các công cụ, chỉ báo kỹ thuật khác đễ tăng đô tin cậy. Ví dụ với chart của PVD từ thời điểm 9/6 tới nay, trước đó là một đợt tăng giá gần 50%, sau đó giá điều chỉnh giảm khoảng 40% và hình thành phần cốc trong vòng 12 tuần, phần tay cằm đang trong quá trình hình thành gần 2 tuần nay, giá điều chỉnh 13% tính từ đỉnh. Cùng chờ xem giá có thể phá vỡ đường kháng cự qua miệng cốc để hoàn thiện mô hình không nhé.

Lưu ý khi sử dụng mô hình cái cốc và tay cầm

Mô hình cup and handle cung cấp tín hiệu khá mạnh mẽ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Cho nên, khi giao dịch với mô hình này trader cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên giao dịch chỉ dựa vào một mình tín hiệu từ mô hình mô hình cái cốc và tay cầm mà nên kết hợp với tín hiệu từ các chỉ báo khác hoặc các mô hình nến tiếp diễn.
  • Không bao giờ được quên cắt lỗ, chốt lời và luôn phải tuân thủ quy tắc quản lý vốn của bản thân.
  • Không phải lúc nào hình dáng của cái cốc cũng đúng tiêu chuẩn và đẹp. Cho nên, trader cần linh hoạt xác nhận trên biểu đồ.
  • Trader cần phải nắm rõ kiến thức cơ bản, sau đó thực hành, cọ sát thật nhiều với tài khoản demo trước khi bắt đầu với giao dịch thật. Hãy nhớ một khi còn vốn thì bạn vẫn luôn có cơ hội giao dịch, kiếm lợi nhuận.

Kết luận

Mô hình cốc tay cầm là một trong những mô hình thường thấy ở các “siêu cổ phiếu” và được rất nhiều nhà giao dịch thành công trên thế giới sử dụng. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó để nâng cao thành tích giao dịch của mình nếu như nắm vững các kiến thức xung quanh mô hình hấp dẫn này. Hãy để lại comment ở bên dưới cùng traderplus.net để hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *