Oscillator là gì? Đặc điểm và các loại chỉ báo Oscillator cần biết

Với những vùng thị trường, không thể hiện rõ xu hướng, nhà đầu tư rất khó tìm kiếm được điểm vào lệnh hợp lý hoặc nhầm lẫn khi đặt lệnh. Nhóm chỉ báo dao động Oscillator được xem là công cụ hữu ích với nhà đầu tư trong trường hợp này. Vậy chỉ báo Oscillator là gì? Đặc điểm nhận dạng của nhóm chỉ báo này như thế nào? Oscillator bao gồm những loại chỉ báo nào? Tất cả nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết sau đây.

Oscillator là gì?

Oscillator không phải là một chỉ báo mà nó là tên gọi chung của một nhóm các chỉ báo dao động. Nhóm chỉ báo này được xây dựng bao gồm hai giới hạn trên và dưới của giá. Sau đó sử dụng một chỉ báo dao động để xác định các tín hiệu trong khoảng này.

Các chỉ báo này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư xác định được các điều kiện quá mua hoặc quá bán.

  • Khi giá trị của chỉ báo chạm vào hoặc vượt qua giới hạn trên, chứng tỏ cặp tiền đang trong giai đoạn quá mua.
  • Ngược lại khi giá chạm vào giới hạn dưới hoặc vượt qua đường này chứng tỏ thị trường đang trong giai đoạn quá bán.

Nhóm chỉ báo Oscillator sẽ hoạt động hiệu quả khi thị trường không thiết lập một xu hướng cụ thể hoặc thị trường đang đi ngang. Nó báo hiệu sắp có một sự đảo chiều hoặc tiếp diễn của xu hướng cũ.

Oscillator là gì? Đặc điểm và các loại chỉ báo Oscillator cần biết 1
Oscillator là gì?

Đặc điểm của chỉ báo dao động

Mặc dù bộ chỉ báo này gồm nhiều các chỉ báo khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có nhiều nét tương đồng. Đây cũng chính là những đặc điểm của chỉ báo dao động:

  • Vùng hoạt động của nó giới hạn trong 2 đường

Mọi hoạt động của các chỉ báo dao động đều được giới hạn trong 2 đường biên trên và biên dưới. Nếu vượt qua 2 đường này sẽ báo hiệu cho các nhà đầu tư biết đâu là điểm mua và bán.

Oscillator là gì? Đặc điểm và các loại chỉ báo Oscillator cần biết 2
Đặc điểm của chỉ báo dao động
  • Phù hợp với dạng thị trường nằm ngang

Trong vùng nằm ngang các xu hướng không rõ ràng, nếu sử dụng các chỉ báo khác sẽ khó tìm được điểm quá mua, quá bán để vào lệnh. Nhưng với các chỉ báo giao động nhà đầu tư có thể xác định dễ dàng khi giá chạm vào đường biên trên và biên dưới.

Các loại chỉ báo Oscillator phổ biến nhất

Chỉ báo dao động là công cụ không thể thiếu trong phân tích đầu tư. Có khá nhiều loại chỉ báo dao động được các nhà đầu tư sử dụng. Sau đây là một số chỉ báo được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật:

1. Chỉ báo MACD

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (đường trung bình động hội tụ, phân kỳ). Nhiệm vụ chính của đường MACD chính là tìm ra điểm hội tụ, phân kỳ hoặc động lượng xu hướng và xác định xu hướng. MACD được coi là chỉ báo muộn bởi nó dựa vào các dữ liệu xảy ra trong quá khứ để xác định giá.

Oscillator là gì? Đặc điểm và các loại chỉ báo Oscillator cần biết 3
Chỉ báo MACD

MACD bao gồm 3 đường tín hiệu. Mỗi đường đóng 1 vai trò riêng biệt như sau:

  • Đường MACD là hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ. Loại đường giúp nhà đầu tư xác định thị trường tăng hay giảm.
  •  Đường Signal (tín hiệu) chính là đường EMA 9 của MACD. Đường này giúp nhà đầu tư tìm ra điểm đảo chiều tiềm năng.
  • Đường Zero là đường tham chiếu để đánh giá độ mạnh yếu của xu hướng.
  • Biểu đồ histogram: là sự chênh lệch của MACD và đường tín hiệu.

Công thức

MACD = EMA 12 – EMA 26

MACD = EMA 12 – EMA 26

Đường tín hiệu = EMA 9 của đường MACD

Histogram = MACD – đường tín hiệu

Trong đó: EMA 12, EMA 26 là các đường trung bình động theo hàm số mũ của chu kỳ 12 ngày và 16 ngày.

Vai trò

– MACD kết hợp với đường tín hiệu sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán chính xác xu hướng giá:

  • Nếu MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên trên là dấu hiệu giá tăng. Nhà đầu tư có thể tiến hành mua vào.
  • Nếu MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống xu hướng giá giảm nhà đầu tư nên bán ra.

– Xác định diễn biến giá nhờ vào đặc điểm phân kỳ/hội tụ của MACD:

  • Nếu giá theo xu hướng đi lên nhưng MACD hướng xuống là dấu hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Nhà đầu tư nên thực hiện lệnh bán ra.
  • Nếu giá theo xu hướng đi xuống, MACD lại cắt theo hướng từ dưới lên cảnh báo tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng. Nhà đầu tư nên thực hiện mua vào.

2. Chỉ báo RSI

RSI là viết tắt của Relative Strength Index. Đây là dạng chỉ báo động lượng dùng đo lường mức độ biến động của giá. Vùng di chuyển của RSI nằm từ 0 đến 100. Nhà đầu tư có thể dựa theo tín hiệu của RSI để phân vùng quá mua hoặc quá bán.

Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI

Công thức

RSI = 100 – 100/ (1+RS)

Trong đó:

  • RS: sức mạnh tương đối. RS = AG/ AL
  • AG: viết tắt của Average Gain, giá trị trung bình của tổng số kỳ tăng trong một quãng thời gian nhất định.
  • AL: Viết tắt của Average Loss, giá trị trung bình của tổng số kỳ giảm trong một quãng thời gian nhất định.

Vai trò

– Dựa vào biên độ dao động để phân vùng quá mua hoặc quá bán:

  • Khi đường RSI >70: quá mua.
  • Khi đường RSI <30: Quá bán.

– Dự đoán xu hướng giá tăng giảm trong tương lai:

Xu hướng tăng khi

  • RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên.
  • RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 sau đó vượt quá cao khỏi vùng 55.

Xu hướng giảm khi

  • RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống.
  • RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 nhưng lại vượt xuống vùng 45.

– Xác định phân kỳ, hội tụ giá:

  • Nếu hai đường đi xa nhau chứng tỏ phân kỳ. Báo hiệu sự đảo chiều tăng sang giảm, nhà đầu tư có thể bán ra.
  • Nếu hai đường di chuyển về gần nhau chứng tỏ hội tụ. Giá báo động đảo chiều từ giảm sang tăng, nhà đầu tư có thể mua vào.

3. Chỉ báo Stochastic

Stochastic là chỉ báo dao động ngẫu nhiên được các nhà đầu tư sử dụng để dự đoán thời điểm đảo chiều xu hướng. Chỉ báo dao động Stochastic Oscillator có phạm vi giới hạn nằm trong khoảng từ 0 đến 100 nên cũng được sử dụng để xác định mức quá mua hoặc quá bán.

Oscillator là gì? Đặc điểm và các loại chỉ báo Oscillator cần biết 4
Chỉ báo Stochastic

Công thức

% K = 100 (C – L14) / (H14 – L14)

Trong đó:

  • C = giá đóng cửa gần đây nhất.
  • L14 = giá thấp nhất trong khung 14 ngày.
  • H14 = giá cao nhất trong khung 14 ngày.

Vai trò

– Xác định vùng quá mua, quá bán:

  • Stochastic vượt quá ngưỡng 80 thể hiện sự quá mua.
  • Stochastic thấp hơn 20 là dấu hiệu của sự quá bán.

– Cung cấp tín hiệu đảo chiều tiềm năng:

Stochastic bao gồm 2 đường là %K (đường chính) và % D (đường trung bình 3 giai đoạn của K). Khi hai đường này giao nhau chứng tỏ có sự kiện đảo chiều sắp xảy ra.

  • Nếu giao nhau trong giai đoạn tăng giá báo hiệu đảo chiều giảm. Đây là cơ hội tốt để nhà đầu tư bán ra.
  • Nếu giao nhau trong giai đoạn giảm báo hiệu đảo chiều tăng. Đây là cơ hội tốt để nhà đầu tư mua vào.

4. Chỉ báo CCI

CCI là viết tắt của Commodity Channel Index, được sử dụng để đo lường sức mạnh đằng sau hành động giá. CCI dao động giữa hai giá trị -100 và +100 và cũng được sử dụng để tìm điểm quá mua, quá bán.

Chỉ báo CCI
Chỉ báo CCI

Công thức

 CCI = (AP – MA) / (0.015 x MD)

Trong đó:

  • AP = (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3
  • MA = [giá đóng cửa 1 (ĐC1) + giá ĐC2 + giá ĐC3 +…+ giá ĐCn] / n.
  • MD = [ (MA – AP1) + (MA – AP2) + …+ (MA – APn) ] / n.
  • n xác định là khoảng thời gian. Trong khung D1, n=20. Trong khung H1, n=14.
  • 0.015 là hằng số sử dụng để điều chỉnh các giá trị CCI.

Vai trò

CCI có 2 vai trò chính là xác định điểm quá mua, quá bán và tín hiệu thị trường như sau:

  • Nếu CCI đang nằm trong các ngưỡng -100 hoặc +100 và giao động quang trục 0 chứng tỏ thị trường có xu hướng đi ngang. Nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch tại thời điểm này.
  • CCI vượt trên mức 100, thị trường đang trong giai đoạn tăng mạnh nhà đầu tư nên mua vào.
  • CCI dưới -100 thị trường đang trong giai đoạn giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán ra.

5. Chỉ báo Momentum

Momentum indicator (MOM) là chỉ báo động lượng được dùng để đo lường tốc độ thay đổi giá của các tài sản. Đây là công cụ để nhà đầu tư xác định độ mạnh yếu của xu hướng hiện tại.

Chỉ báo Momentum
Chỉ báo Momentum

Công thức

Momentum = (Close/ Closei-n ) x 100

Trong đó:

  • Closei là giá đóng cửa tại nến i
  • n là số kỳ, thường mặc định là 14

Vai trò

– Xác định sức mạnh của xu hướng:

  • Nếu Momentum tăng chứng tỏ xu hướng thị trường đang tăng và bền vững.
  • Nếu Momentum giảm chứng tỏ xu hướng thị trường đang suy yếu và có khả năng đảo chiều.

– Xác định các hành vi giá:

Khi khai thác sâu về chỉ báo Momentum sẽ thấy có sự xuất hiện của nến tăng và nến giảm. Dựa vào sức mạnh của cây nến nhà đầu tư có thể phân tích sâu hơn về hành vi của giá.

– Xác định tín hiệu đảo chiều:

  • Momentum cắt đường 100 nhà đầu tư sẽ xác định được giá đang quá mua, quá bán và sức mạnh của xu hướng.
  • Momentum khi kết hợp với đường MA sẽ giúp xác định điểm đảo chiều tiềm năng.
  • Momentum phân kỳ, hội tụ cũng có thể xác định được điểm đảo chiều.

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo Oscillator

Việc sử dụng Oscillator có thể giúp cho anh em xác định được vùng quá mua hoặc quá bán. Tuy nhiên khi sử dụng Oscillator cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ báo Oscillator hoạt động khi người mua giảm đi kéo theo người bán cũng giảm. Từ đó, chấp nhận giao dịch với mức giá hiện tại.
  • Muốn giao dịch hiệu quả ngoài việc sử dụng Oscillator ra nên kết hợp thêm nhiều chỉ báo khác lại với nhau.
  • Luôn theo dõi biến động giá của thị trường để có thể cập nhật chỉ số Oscillator một cách chính xác nhất.

Trên đây, traderplus.net vừa chia sẻ đến các nhà đầu tư toàn bộ thông tin giải đáp Oscillator là gì và giới thiệu cho các nhà đầu tư các loại chỉ báo dao động phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp nhà đầu tư hiểu và ứng dụng các chỉ báo Oscillator hiệu quả hơn.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức