Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết và các chiến lược giao dịch với Pullback hiệu quả

PullBack là giai đoạn mà giá tạm thời đi ngược lại với xu hướng chính đã được thiết lập trước đó, nhằm điều chỉnh lại giá trước khi tiếp tục đi theo xu hướng đó. Dựa vào PullBack người ta có thể xác định tâm lý của các nhà giao dịch ở thời điểm hiện tại. Vậy Pullback là gì? Pullback xuất hiện khi nào? Cách nhận biết và giao dịch với Pullback như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Pullback là gì?

Theo lý thuyết sóng Elliott, giá của một tải sản không bao giờ di chuyển theo một đường thẳng mà nó sẽ có những đợt tăng, giảm điều chỉnh. Điều này là do cảm xúc của nhà đầu tư bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Pullback chính là giai đoạn điều chỉnh tạm thời của xu hướng chính.

Pullback là thuật ngữ dùng để chỉ các giai đoạn giá phá vỡ các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ đã được thiết lập trước đó và tạm thời di chuyển ngược lại với xu hướng chính, nhằm điều chỉnh lại giá trước khi quay lại tiếp tục xu hướng cũ. Chính vì thế, PullBack còn được gọi là giai đoạn giá điều chỉnh hay giá thoái lui.

Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết và các chiến lược giao dịch với Pullback hiệu quả 1
Pullback là gì?

Thời gian diễn ra PullBack có thể ngắn hoặc dài, tuỳ thuộc vào độ dài và mạnh của xu hướng hiện tại. Pullback có 2 loại là:

  • Pullback trong xu hướng tăng: Trong xu hướng uptrend, giá sẽ tiếp tục tăng dần nhưng sẽ có lúc giá giảm xuống một chút, sau đó mới tăng trở lại vượt qua đỉnh trước đó.
  • Pullback trong xu hướng giảm:  Trong xu hướng Downtrend, giá sẽ tiếp tục giảm nhưng sẽ có thời điểm giá tăng trở lại rồi sau đó mới tiếp tục đi xuống tạo đỉnh thấp hơn.

Pullback xuất hiện khi nào?

Như đã biết thì Pullback xuất hiện khá thường xuyên. Nếu sớm biết được khi nào những đợt hồi này xảy ra sẽ mang lại những cơ hội giao dịch cho trader. Sau đây là một số thời điểm xuất hiện Pullback mà trader cần lưu tâm:

  • Khi có các tin tức, sự kiện về kinh tế

Khi xảy ra các biến động về tin tức, trader có những động thái chốt lời sớm. Do khi tin tức ra giá đi phi xu hướng và rất khó dự đoán. Hành động này, tạo ra những khoảng nghỉ trên một xu hướng đã hoạt động lâu dài.

  • Thị trường quá mua, quá bán

Mục đích của Pullback là điều chỉnh lại giá nên nó thường xuất hiện khi thị trường đang ở giai đoạn quá bán hoặc quá mua. Trader có thể dựa vào chỉ báo RSI, MACD hay đường trendline để xác định thị trường có đang quá bán hay quá mua hay không.

Sau khi giai đoạn này kết thúc, giá sẽ quay lại tiếp tục đi theo xu hướng chính. Cho nên, có thể xem PullBack là giai đoạn nghỉ ngơi, lấy đà để tiếp tục tăng lên hay giảm xuống theo xu hướng chính của thị trường.

Dấu hiệu nhận biết Pullback

PullBack là giai đoạn giá đi ngược lại với xu hướng chính nhưng chỉ là tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn, trader có thể dễ dàng quan sát trên biểu đồ giá.

Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết và các chiến lược giao dịch với Pullback hiệu quả 2
Dấu hiệu nhận biết Pullback

Ngoài ra, PullBack thường xuất hiện khi thị trường quá bán hoặc quá mua, nên trader có thể nhận diện PullBack thông qua dấu hiệu này và xác nhận qua khối lượng giao dịch. Nếu như khối lượng giao dịch không có nhiều thay đổi thì khả năng cao đó chỉ là một đợt điều chỉnh giá ngắn hạn.

Ưu – Nhược điểm khi giao dịch Pullback

Mọi động thái xảy ra trên thị trường đều là cơ hội để trader kiếm tiền và Pullback cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, để thành công trader cần phải nắm được những ưu, nhược điểm khi giao dịch với PullBack sau đây:

Ưu điểm:

  • Điểm vào lệnh tốt hơn: Khi Pullback xuất hiện, các nhà giao dịch có thể mua với giá thấp hơn trong xu hướng tăng và bán được với giá cao hơn trong xu hướng giảm. Từ đó sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
  • Quản lý vốn tốt hơn: Pullback cho phép bạn xác định các mức dừng lỗ chặt chẽ hơn. Nhờ vậy mà có thể giảm thiểu rủi ro rất nhiều
  • Nhiều cơ hội giao dịch: Những trader theo trường phái scalping có thể tận dụng các giai đoạn thị trường điều chỉnh giá để kiếm lợi nhuận.

Hạn chế:

  • Khó dự đoán: Nếu không biết cách nhận diện PullBack chính xác, trader rất dễ nhầm lẫn với đảo chiều xu hướng từ đó dẫn đến vào lệnh sai.
  • Gây tâm lý bất lợi: Những cú hồi về có thể khiến lợi nhuận của trader giảm xuống. Từ đó, sẽ gây hoang mang lo lắng. Nếu mà tâm lý không vững sẽ chốt lệnh sớm mà bỏ lỡ những lợi nhuận tiềm năng.

Các chỉ báo dùng để giao dịch PullBack

Sau đây là một số công cụ chỉ báo giúp giao dịch với PullBack hiệu quả hơn.

1. Đường MA

Đường trung bình động MA là công cụ phổ biến được nhiều trader sử dụng để giao dịch với Pullback. Theo đó, để xác định giá đang điều chỉnh hay đảo chiều bạn chỉ cần dựa vào duy nhất đường MA200. Đường MA200 sẽ đóng vai trò như đường trendline động.

  • Trong xu hướng tăng, giá sẽ di chuyển chạm MA200 và bật lên.
  • Trong xu hướng giảm, giá sẽ di chuyển chạm MA200 và bật xuống.
Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết và các chiến lược giao dịch với Pullback hiệu quả 3
Các chỉ báo dùng để giao dịch PullBack

Mặc dù, trong nhiều trường hợp độ trễ của MA được coi là một bất lợi. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đường MA lại cung cấp tín hiệu khá tin cậy.

2. Fibonacci Retracements

Fibonacci thoái lui là công cụ thần thánh giúp trader xác định các mức hỗ trợ, kháng cự tiềm năng. Thông thường, các mức Fibonacci 38.2%, 50%, 61.8% được sử dụng nhiều nhất trong các chiến lược giao dịch PullBack. Nếu giá hồi về các mức này, cho thấy xu hướng chính sẽ tiếp tục.

Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết và các chiến lược giao dịch với Pullback hiệu quả 4
Các chỉ báo dùng để giao dịch PullBack

3. Sử dụng chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI được sử dụng để xác định các vùng quá bán, quá mua.

  • Nếu chỉ báo cắt đường 70 đi xuống, nó có thể là dấu hiệu của một đợt Pullback.
  • Khi nó phá vỡ 30 trở lên, nó cũng có thể là một Pullback.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng tin cậy hơn là sự hội tụ/phân kỳ. Khi chỉ báo hình thành sự phân kỳ với giá, thì chứng tỏ đảo chiều giá không xảy ra và đây chính là Pullback. Để củng cố hơn cho phân tích từ chỉ báo này, bạn nên xem xét tâm lý thị trường.

4. Chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX không dự báo xu hướng nhưng phản ánh sức mạnh của nó. Theo đó, ADX > 25 cho thấy một xu hướng mạnh. Nếu một xu hướng mạnh thì đoạn điều chỉnh giá của là Pullback. Tuy nhiên, để xác định điểm vào lệnh trong trường hợp này cần kết hợp với các công cụ khác như đường trendline, đường MA, hỗ trợ, kháng cự….

5. Pivot Points

Pivot Points là một trong những chỉ báo tốt nhất giúp xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Giá được cho là sẽ quay trở lại tại các mức giá này.

Do đó, nếu giá chạm mức này và quay lên bạn có thể coi đây là pullback. Nếu giá vượt qua các mức, đó là một sự đảo chiều.

Chiến lược giao dịch Pullback hiệu quả

Nếu bạn chưa bao giờ giao dịch Pullback, thì có thể tham khảo một số chiến lược dưới đây:

 Chiến lược đường xu hướng

Mỗi khi giá chạm đến đường trendline sẽ quay đầu tăng hoặc giảm điều chỉnh. Vì thế, trader có thể tận dụng để kiếm thêm lợi nhuận. Cách vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh: khi giá chạm đường Trendline
  • Stop loss: Đối với lệnh Buy cắt lỗ nên đặt bên dưới vùng giá chạm vào. Ngược lại lệnh Sell thì cắt lỗ nên đặt bên trên vùng giá chạm vào đường trendline.
  • Take Profit: Đo khoảng cách từ đáy và đỉnh gần nhất. Lúc này take profit sẽ cách điểm vào lệnh bằng khoảng cách này.

Chiến lược trung bình động

Đường MA sẽ đóng vai trò như đường trendline động giúp trader xác định Pullback hiệu quả. Bạn có thể sử dụng đường trung bình động EMA 20, 50, 100, 200 phụ thuộc vào việc bạn là nhà giao dịch ngắn hạn hay dài hạn. Chiến lược trung bình động được áp dụng như sau:

  • Điểm vào lệnh: Ngay khi giá chạm vào EMA
  • Stop loss:  Đối với lệnh Buy thì cắt lỗ nên được đặt bên dưới đường EMA 5 – 20 pip. Ngược lại, đối với lệnh Sell trader nên đặt cắt lỗ trên đường EMA 5 – 20 pip tùy theo chiến lược dài hay ngắn hạn.
  • Take-Profit: theo tỷ lệ R: R hoặc cách điểm vào lệnh bằng khoảng cách giữa đỉnh và đáy gần nhất.

Chiến lược giao dịch với Fibonacci

Fibonacci không chỉ giúp tìm ra chốt lời, cắt lỗ tiềm năng mà khi giá chạm Fibonacci Retracement ở các mốc 50%, 61.8%, 38.2% sẽ đảo chiều. Trader có thể tận dụng giao dịch Pullback. Điểm vào lệnh là khi giá chạm vào các mốc Fibonacci Retracement 50%, 61.8%, 38.2%. Cắt lỗ, chốt lời ở mức Fibonacci Retracement gần với điểm đặt lệnh.

Dựa vào đường hỗ trợ, kháng cự

Tại các vùng hỗ trợ, kháng cự mạnh giá sẽ bật lại vì thế trader cũng có thể sử dụng để giao dịch với Pullback. Điểm vào lệnh là khi giá chạm vào hỗ trợ hoặc kháng cự.

  • Khi giá chạm vào hỗ trợ đi lên trader có thể vào lệnh Buy tại vùng hỗ trợ. Chốt lời đặt tại vùng kháng cự, cắt lỗ bên dưới hỗ trợ vài pip.
  • Khi giá chạm vào kháng cự trader đặt lệnh Sell tại điểm giá chạm vào. Chốt lời tại vùng hỗ trợ, cắt lỗ cắt kháng cự vài pip.

Việc hiểu Pullback là gì có thể giúp nhà đầu tư tận dụng cơ hội và kiếm lợi nhuận. Tùy thuộc vào kỹ năng và “độ nhạy” của nhà đầu tư có thể nhận biết pullback. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức đầu tư trên Trader Plus.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức