Quỹ vàng SPDR Gold Trust là quỹ vàng dự trữ khối lượng vàng vật chất lớn nhất thế giới và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vàng toàn cầu. Tuy nhiên, những dữ liệu về quỹ vàng SPDR hiện nay còn quá ít thông tin so với thị trường Việt Nam, để giúp mọi người hiểu hơn về thông tin về quỹ vàng SPDR Gold Trust mà chúng tôi cũng cấp dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và nắm rõ hơn.
Quỹ vàng SPDR Gold Trust là gì?
Quỹ Spider ( SPDR ) là gì
Trước khi tìm hiểu quỹ Spider là gì, bạn hãy cùng xem qua khái niệm của SPDR, là tên viết tắt của Stnadard & Poor’s 500 depository receipt, nghĩa là chứng chỉ ủy thác Standard & Poor. Sở dĩ quỹ này thường được gọi là spirder bởi phát âm của SPDR đọc khá giống Spider, cho nên quỹ này hay gọi tắt là Spider.
SPDR là một quỹ ETF được quản lý bởi State Street Global Advisors mục đích để theo dõi các chỉ số S&P 500, đây là chứng chỉ ủy thác đầu tư dựa trên các chứng khoán S&P hoạt động. Được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và cách giao dịch tương tự cổ phiếu.
SPDR được các tổ chức và các đầu tư cá nhân tin tưởng như một sự cạnh tranh trực tiếp với các quỹ chỉ só S&P 500 và cũng cấp giải pháp đầu tư thay thế cho quỹ đầu tư tương hỗ trên thị trường hiện nay,
SPDR Gold Trust
Là một quỹ ETF được điều hành bởi State Street Global Advisors- là lập đoàn quản lý tài sản lớn thứ hai thế giới, với số lượng vàng vật chất nắm giữ khổng lồ, mỗi động thái SPDR Gold Trust đều ảnh hưởng đến thị trường kinh tế thế giới.
Để giao dịch mua bán SPDR Gold Trust, các nhà đàu tư mua bán cổ phiếu của nó phát hành và được bảo trợ bởi hội đồng vàng trên thế giới và được giao dịch như một cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Thay vì các nhà đầu tư mua bán vàng vật chất để sinh lợi thì thay thế bằng phương pháp SPDR Gold Trust, được phát hành và bảo trợ bởi hội đồng Vàng thế giới và niêm yết trên sàn chứng khoán New York ngày 18/11/2004 và NYSE Arca ngafyt 13/12/2007.
Thông tin quỹ vàng SPDR Gold Trust
Đặc điểm quỹ vàng SPDR Gold
SPDP Gold Trust được niêm yết trên sàn NewYork với mã GLD và Sàn NYSE Arca, cho đến nay, SPDR Gold được giao dịch trên các sàn chứng khoán khác trên thế giới như Singapore, Tokyo và HongKong, và các nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán cổ phiếu của quỹ trên các sàn hiện nay.
Quỹ SPDR Gold Trust là quỹ tín thác lớn thứ 6 tại Mỹ và là quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới, nắm lượng vàng không lồ và ảnh hưởng đến thị trường bởi mỗi động thái mua bán của quỹ. GLD là quỹ ETF đầu tiên theo dõi giá vàng và bắt đầu lên sàn năm 2004 với tỷ lệ chi phí là 0,4%.
GLD cung cấp cho các nhà đầu tư điều kiện dễ dàng khi tiếp cận thị trường vàng khá hiệu quả và an toàn
Giúp nhà đầu tư tham gia thị trường vàng thỏi và không cần phải giao vàng thật, chỉ giao dịch thông qua sàn chứng khoán để sinh lãi
Mục đích ra mắt GLD để hạ thấp những rào cản của nhà đầu tư sử dụng vàng là công cụ phân bổ và giao dịch tài sản cũng như những quỹ tương hỗ không thể nắm giữ hàng hóa vật chất như vàng hoặc các công cụ phái sinh.
Nhà tài trợ quản lý quỹ Gold Trust
- Quỹ ETC SPDR Gold trust ra mắt dưới sự tài trợ của World Gold Trust Services và đại lý tiếp thị State Street Global markets.
- Người được ủy thác là dịch vụ tài sản BNY Mellon
- Người giám sát vàng vật chất là ngân hàng HSBC
Cách thức vận hành của SPDR Gold Trust
SPDR Gold Trust vận hành bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi trong một ủy thác được đặt tại London, được giữ trong một tài khoản được phân bổ – đơn vị 400 ounce/thỏi. Vàng vật chất sẽ được canh giữ bởi những người giám sát kho tiền ở London và người giám sát vàng vật chất chính là ngân hàng HSBC.
Sau đó, GLD sẽ phát hành cổ phiếu được trên giá trị tài sản ròng và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán => Công ty Dịch vụ tài sản BNY Mellon đặt lệnh mua 1000 cổ phiếu trên mỗi giao dịch => cổ phiếu sẽ được phân bố nhỏ ra và bán cho người có nhu cầu.
SPDR Gold Trust có thao túng giá vàng?
Việc báo cáo công khai khối lượng giao dịch cũng là nhân tố giúp SPDR Gold Trust thu hút các nhà đầu tư.
Trữ lượng vàng của GLD tăng theo các năm, từ 100 tấn vàng năm 2004, tăng 960% lên 966,64 tấn vào tháng 9 năm nay.
Mức đỉnh của lượng vàng tích trữ là gần 1.350 tấn vào năm 2013, tương đương 1/4 tổng số vàng được lưu trữ tại Fort Knox (Mỹ), vượt lượng vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Ngân hàng Anh hoặc Ngân hàng Ấn Độ, gần bằng với khối lượng vàng mà Trung Quốc nằm giữ là 1.948 tấn, theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng thế giới.
Sự gia tăng trong trữ lượng vàng cũng khẳng định sức ảnh hưởng ngày càng lớn của SPDR Gold Trust tới thị trường vàng thế giới. SPDR hiện là quỹ được các nhà đầu tư và nhiều quỹ khác hay công ty tài chính dõi theo.
Mỗi động thái của Quỹ sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Biểu đồ về lượng vàng của Quỹ và giá vàng cho thấy biến động tương đồng giữa giá vàng thế giới và trữ lượng vàng vật chất mà Quỹ nắm giữ.
Rủi ro các kênh đầu tư cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 giúp vàng trở nên hấp dẫn. Trong vòng sáu tháng từ tháng 3/2020, SPDR Gold Trust thu mua lượng lớn vàng lên đến 400 tấn, xấp xỉ mức kỷ lục trong suốt lịch sử hoạt động của quỹ này.
Việc SPDR mua vào liên tục là chỉ báo giá vàng sẽ tăng trong thời gian tới, khiến thị trường đẩy mạnh việc mua cổ phiếu GLD và vàng, dẫn đến việc tăng giá vàng. Khi giá vàng chạm đỉnh lịch sử, gần 2.100 USD/ounce, SPDR Gold Trust bán ra với khối lượng lớn. Lúc này, giá vàng quay đầu và suy giảm.
Tương tự như vậy, trước bối cảnh kinh tế bị đe dọa bởi lạm phát và chiến tranh giữa Nga – Ukraine, vàng một lần nữa trở thành điểm trú ẩn của nhà đầu tư. Bắt đầu từ cuối tháng Hai năm nay, SPDR Gold Trust lặp lại luồng quay tích trữ, giá vàng cũng lên cao xấp xỉ kỷ lục của năm 2020.
Trong vài tháng gần đây, giá vàng đang có chiều hướng giảm xuống khi đồng USD liên tiếp đạt đỉnh, SPDR Gold Trust liên tục bán ròng vàng. Đây là một chỉ báo không tốt về triển vọng giá kim loại quý này.
Tuy có thể kích thích nhu cầu đầu tư nhưng trữ lượng vàng hiện tại của SPDR khó có thể chi phối bảng giá vàng thế giới. Minh chứng là trong năm 2021, GLD đã bán ra lượng lớn vàng ròng nhưng giá vàng vẫn duy trì ở mức cao.
Có thể thấy rằng, tác động của SPDR Gold Trust đến thị trường sẽ phụ thuộc vào những bối cảnh khác nhau. Nhưng nhìn chung, SPDR Gold Trust vẫn là quỹ tín thác có sức ảnh hưởng lớn đến giá vàng, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng. Nhà đầu tư và tổ chức có thể dựa trên động thái của quỹ để đưa ra các quyết định phù hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng và SPDR Gold Trust
Tuy nhiên mà nói, SPDR Gold trust chỉ ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới nhưng không thể chi phối được giá vàng vì trữ lượng vàng SPDR Gold Trust nắm giữ không đủ lớn và giá vàng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như nền kinh tế, chính trị, tôn giáo…
- Các nhà đầu tư chỉ mua chứng chỉ GLD trên tràn giao dịch và quỹ Gold Trust sẽ bán ra lượng vàng vật chất tương ứng với số chứng chỉ nhà đầu tư đã mua
- Quỹ GLD không tự bỏ tiền ra giao dịch nhưng chỉ là trung gian xử lý dòng tiền của các nhà đầu tư để phản ảnh tâm lý đám đông trên thị trường vàng
- Khi SPDR trở thành hình thức đầu tư vàng mới, với nhiều ưu điểm kích thích như cầu của các nhà đầu tư, giúp thị trường vàng sôi nổi hơn và củng cố hàng rào chống lạm phát một cách chắc chắn
Cách theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust
Thông tin về việc mua bán của quỹ lớn như SPDR góp phần rất quan trọng trong việc giao dịch vàng của những cá nhân nhỏ lẻ. Vì thế tôi sẽ hướng dẫn mọi người chi tiết cách lấy dữ liệu bằng định dạng excel của SPDR.
Mỗi ngày báo cáo sẽ được quỹ đưa lên vào khoảng 19h00 theo giờ của Mỹ.
Thứ 2 thường không có cập nhật mới. Vì thứ 7 tuần trước đã cập nhật cho thứ 6 (thứ 6 là ngày cuối tuần giao dịch).
Báo cáo của quỹ SPDR Gold Trust có sau đó 1 ngày. Nên chúng ta không thể biết được hiện tại quỹ sẽ giao dịch như thế nào.
Trước tiên, truy cập trực tiếp đến: http://www.spdrgoldshares.com/. Sau đó chọn biểu tượng cờ Hoa Kỳ rồi click vào “Enter the USA GLD site”.
Tiếp theo chọn “Historical data” và chọn “Spredsheet of archived data” để tải file có tên là GLD_US_archive_EN.
Có thể mở file này lên dễ dàng bằng Microsoft Excel.
Bạn chỉ cần để ý đến 3 cột quan trọng trên hình
1 – Ngày giao dịch
2 – Mức giá giao dịch
3 – Số lượng vàng (được tính bằng tấn) mà SPDR đang nắm giữ.
Ta có thể lấy số lượng vàng hiện tại trừ cho số lượng của ngày hôm trước để biết được là SPDR đã mua hay bán bao nhiêu tấn vàng. Nếu SPDR gia tăng lượng vàng nắm giữ liên tục các ngày, thì khả năng cao giá vàng sẽ tăng. Ngược lại, tổng lượng vàng trong kho của SPDR ngày càng ít đi thì xác suất giá vàng giảm cao.
Mối quan hệ giữa biểu đồ giá vàng và chứng chỉ của SPDR Gold trust
SPDR Gold Trust là quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới và sau khi quỹ này được thành lập, biểu đồ giá vàng đã tăng trưởng kinh ngạc lên đến 286,90% trong giai đoạn đại suy thoái 2007 – 2009.
Quan sát trên biểu đồ, chúng ta có thể thấy rõ ràng giá chứng chỉ SPDR gần như tấm gương phản chiếu giá vàng. Vậy vì sao lại gần như mà không phải là tuyệt đối?
Khi vừa thành lập một GDL có giá chính xác 1/10 ounce vàng. Sau đó, vì một số chi phí phát sinh nên tỉ lệ này trở nên thấp hơn.
Biểu đồ giá vàng và chứng chỉ của SPDR Gold Trust có mối quan hệ tích cực với nhau. Trong đó, GDL phụ thuộc tuyệt đối vào giá vàng. Do vậy, việc vàng tăng đã kéo theo GDL tăng khoảng 14% mỗi năm.
Trên đây là thông tin quỹ vàng SPDR Gold Trust được traderplus.net tổng hợp được phản ảnh tình hình biến động của dòng chảy kinh tế và giá vàng trên thị trường thế giới hiện nay. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mọi người củng cố kiến thức về giá vàng và có thêm kinh nghiệm khi giao dịch vàng trên các sàn chứng khoán.
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!