Rủi ro tỷ giá là gì? Tác động của rủi ro tỷ giá? Biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái

Nhận diện nguy cơ rủi ro tỷ giá và có chiến lược, giải pháp quản lý nhằm giảm sự ảnh hưởng tiêu cực từ rủi ro tỷ giá là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Bài viết bàn về các nguy cơ rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời luận bàn một số giải pháp và chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.

Rủi ro tỷ giá là gì?

Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.

Quan điểm về rủi ro tỷ giá được nhiều nhà khoa học, tài chính- kinh tế đưa ra từ rất sớm, trong đó có thể kể đến một số quan điểm nổi bật như sau:

– Rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất phát từ thay đổi tỷ giá hối đoái giữa tiền bản địa và ngoại tệ.

– Rủi ro tỷ giá là khả năng thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu do biến động giá cả tiền tệ trên thị trường thế giới.

– Rủi ro tỷ giá là khả năng biến động thu nhập ròng ngoài dự kiến khi tỷ giá thay đổi tác động đến các khoản phải thu và các khoản phải trả bằng ngoại tệ.

Mặc dù có những cách giải thích, diễn đạt khác nhau, tuy nhiên, có thể hiểu tóm lại rằng: “Rủi ro tỷ giá là khả năng thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng phải gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới“.

Rủi ro tỷ giá là gì? Tác động của rủi ro tỷ giá? Biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái 1
Rủi ro tỷ giá là gì?

Hiểu cụ thể hơn về rủi ro tỷ giá:

Rủi ro xảy ra khi một công ty tham gia vào các giao dịch tài chính hoặc lưu giữ các báo cáo tài chính bằng đơn vị tiền tệ khác với nơi đặt trụ sở chính. Ví dụ, một công ty có trụ sở tại Canada hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc – tức là nhận các giao dịch tài chính bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc – báo cáo tài chính bằng đô la Canada, có rủi ro ngoại hối.

Các giao dịch tài chính nhận được bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc phải được chuyển đổi sang đô la Canada để được báo cáo trên báo cáo tài chính của công ty. Những thay đổi trong tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (ngoại tệ) và đô la Canada (nội tệ) sẽ là rủi ro, do đó có thuật ngữ rủi ro ngoại hối.

Rủi ro hối đoái có thể do đồng tiền cơ bản tăng giá / giảm giá, ngoại tệ tăng giá / giảm giá hoặc kết hợp cả hai. Đó là một rủi ro lớn cần xem xét đối với các nhà xuất khẩu / nhập khẩu và các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế.

Ví dụ về rủi ro tỷ giá:

giả sử Công ty XYZ là một công ty của Canada và trả lãi và gốc trên trái phiếu trị giá 1.000 đô la với phiếu giảm giá 5% bằng đô la Canada. Nếu tỷ giá hối đoái tại thời điểm mua hàng là 1: 1, sau đó khoản thanh toán phiếu giảm giá 5% bằng 50 đô la Canada, và do tỷ giá hối đoái, nó cũng bằng 50 đô la Mỹ. Bây giờ, hãy giả sử một năm kể từ bây giờ tỷ giá hối đoái là 1: 0,85. Bây giờ khoản thanh toán phiếu giảm giá 5% của trái phiếu, vẫn là 50 đô la Canada, chỉ trị giá 42,50 đô la Mỹ. Nhà đầu tư đã mất một phần lợi nhuận của mình vì những lý do không liên quan đến khả năng thanh toán của tổ chức phát hành.

Ngày nay, các định chế tài chính, các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) thường xuyên có các dòng tiền thu và chi bằng các ngoại tệ khác nhau. Khi “Tài sản” (Assets- A) và “Nợ phải trả” (Liabilities- L) của một ngoại tệ là không bằng nhau, thì chênh lệch giữa chúng được gọi là “Trạng thái ngoại tệ mở” (open exchange position). Khi duy trì trạng thái ngoại tệ mở (dương hoặc âm), thì rủi ro tỷ giá sẽ phát sinh. Như vậy, việc tạo ra và duy trì trạng thái ngoại tệ mở là nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá.

Trong điều kiện kinh tế mở cửa, hoạt động kinh doanh phát triển, dẫn đến rủi ro tỷ giá ngày càng hiện hữu đối với các doanh nghiệp. Về lý thuyết, doanh nghiệp có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tỷ giá nếu hợp đồng ngoại thương được thanh toán bằng đồng nội tệ; hoặc đồng thời thực hiện hai hợp đồng vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu, có cùng giá trị, cùng một loại ngoại tệ và có thời hạn trùng khớp với nhau. Tuy nhiên, các tình huống như vậy thường không phát sinh.

Tỷ giá đã và sẽ là một rủi ro hiện hữu, gắn liền với kinh tế thị trường mà các doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức để xem xét phòng ngừa. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thực tế trước đây và ngày nay cho thấy biến động tỷ giá ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK và các khoản nợ vay bằng ngoại tệ.

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư

Rủi ro tỷ giá là gì? Tác động của rủi ro tỷ giá? Biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái 2
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia. Chẳng hạn Unilever hay P&G.

Khi đầu tư vào Việt Nam, Unilever phải bỏ vốn ra bằng ngoại tệ để thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất.

Phần lớn sản phẩm sản xuất đều là sản phẩm tiêu dùng trên thị trường Việt Nam và đương nhiên doanh thu bằng VND. Do đó, Unilever phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.

Nếu USD lên giá so với VND thì chi phí sản xuất gia tăng tương đối so với doanh thu.

Ví dụ:

Nếu trước đây tỷ giá USD/VND = 22.000, hàng năm chi phí nhập khẩu nguyên liệu của Unilever là 1 triệu USD, tương đương 22 tỷ VND.

Bây giờ tỷ giá USD/VND = 24.000 VND thì chi phí nhập khẩu nguyên liệu quy ra VND là 24 tỷ VND, tăng lên 2 tỷ VND so với trước.

Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng thêm. Sự gia tăng này làm cho lợi nhuận giảm đi.

Bên cạnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp như vừa phân tích, rủi ro tỷ giá cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư gián tiếp.

Ví dụ:

Nhà đầu tư HongKong vừa rút vốn đầu tư 500.000 USD khỏi thị trường Mỹ do lãi suất USD giảm.

Giả sử bây giờ do hưởng ứng lời kêu gọi và khuyến khích đầu tư của Chính phủ Việt Nam, nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu SAM.

Giá trị trường hiện tại của SAM là 30.000 VND/cổ phiếu và tỷ giá USD/VND = 24.000. Như vậy, với 500.000 USD nhà đầu tư có thể mua được (500.000 x 24.000)/30.000 = 400.000 cổ phiếu.

Giả sự một năm sau nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu SAM để rút vốn về đầu tư nơi khác. Lúc này giá cổ phiếu SAM tăng lên 31.000 VND/cổ phiếu trong khi giá USD cũng tăng so với VND lên 25.000 VND/USD.

Số USD nhà đầu tư rút về bây giờ sẽ là (400.000 x 31.000)/25.000 = 496.000 USD, thấp hơn số vốn ban đầu 4.000 USD (giả sử bỏ qua cổ tức nhà đầu tư nhận được sau một năm).

Sự tổn thất này do biến động tỷ giá gây ra vì giá cổ phiếu SAM tăng 1.000 đồng không đủ bù đắp sự mất giá của VND. Liệu sự mất giá của VND có thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động hơn không?

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu

Rủi ro tỷ giá là gì? Tác động của rủi ro tỷ giá? Biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái 3
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động XNK là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải. Đây là rủi ro đáng lo ngại nhất đối với công ty có hoạt động XNK mạnh.

Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh.

Ví dụ

Giả sử ngày 04/8 công ty Saigonimex đang thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 6 tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 23.000. Trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết vì chưa đến hạn.

Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu của Saigonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá.

Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại, công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD lên giá so với VND.

Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD xuống giá so với VND thì doanh thu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng xuất khẩu trên giảm đi.

Sự sụt giảm này làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng xuất khẩu giảm đi, nghiêm trọng hơn có thể khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu như sụt giá USD quá mạnh.

Ví dụ:

Vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 22.500 thì cứ mỗi USD xuất khẩu công ty tổn thất 500 VND do USD xuống giá.

Toàn bộ hợp đồng 200.000 USD, công ty bị thiệt hại 200.000 x 500 = 10.000.000 VND.

Sự thiệt hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưng nếu tính chung trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu, công ty có đến hàng trăm hợp đồng. Như vậy, thiệt hại sẽ rất lớn.

Tác động của rủi ro tỷ giá

Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Sức cạnh tranh của DN tập trung ở khả năng quyết định giá cả của DN so với đối thủ. Hoạt động trong điều kiện có rủi ro tỷ giá tác động khiến DN phải luôn đối phó với tổn thất ngoại hối, bằng cách nâng giá bán để trang trải tổn thất xảy ra. Điều này làm cho giá cả của DN trở nên kém hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút.

Nhìn chung, rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động doanh nghiệp có thể gây ra 2 loại tổn thất, đó là tổn thất giao dịch và tổn thất kinh tế.

Tổn thất giao dịch

Tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ. Tổn thất giao dịch bao gồm: tổn thất các khoản phải thu ngoại tệ và tổn thất các khoản phải trả ngoại tệ.

Tổn thất các khoản phải thu ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trị quy ra nội tệ thu về sụt giảm do ngoại tệ xuống giá so với nội tệ. Tổn thất các khoản phải thu có thể phát sinh từ những hoạt động sau đây:

  • Hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ.
  • Cho vay ngoại tệ.
  • Thu đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ về từ nước ngoài.
  • Thu lãi vay bằng ngoại tệ.
  • Nhận cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ.

Tổn thất các khoản phải trả ngoại tệ

là tổn thất phát sinh khi giá trị quy ra nội tệ chi ra tăng lên do ngoại tệ lên giá so với nội tệ. Tổn thất các khoản phải trả có thể phát sinh từ những hoạt động sau đây:

  • Hoạt động nhập khẩu phải chi trả bằng ngoại tệ.
  • Trả nợ vay ngoại tệ.
  • Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ.
  • Trả lãi vay bằng ngoại tệ.
  • Trả cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ.

Tổn thất giao dịch ngoại hối lớn hay nhỏ tùy thuộc vào hai biến: (1) Giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ và (2) mức độ thay đổi tỷ giá. Do đó, nếu gọi:

  • ∆V là tổn thất ngoại hối.
  • ∆S là mức độ thay đổi tỷ giá, ∆S = St – S0, trong đó St, S0 lần lượt là tỷ giá ở thời điểm t và thời điểm gốc
  • V là giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ.

Thì chúng ta có hàm tổn thất giao dịch ngoại hối như sau:

∆V = V. ∆S

Đây là một hàm bậc nhất có dạng y = ax trong đó V chính là hệ số góc dùng để đo lường mức độ tổn thất giao dịch ngoại hối.

Tổn thất kinh tế

Tổn thất kinh tế là tổn thất phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnh hưởng đến ngân lưu quy ra nội tệ hoặc ngoại tệ của DN.

Tổn thất kinh tế xảy ra tương tự như tổn thất giao dịch, chỉ khác biệt ở chỗ nó là những khoản tổn thất không xuất phát từ các khoản phải thu hoặc phải trả có hợp đồng rõ ràng mà từ ngân lưu hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Sự lên giá của nội tệ làm sụt giảm doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp, do hàng xuất khẩu bây giờ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài.

Hoặc giả, chi phí đầu vào của doanh nghiệp gia tăng do ngoại tệ lên giá so với nội tệ khi đại đa số nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất từ nguồn nhập khẩu.

Tổn thất kinh tế nói chung liên quan đến vị thế cạnh tranh của DN.

Theo đó, do ảnh hưởng của biến động tỷ giá khiến cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút và làm ảnh hưởng đến ngân lưu hoạt động nói chung của doanh nghiệp.

Không giống như tổn thất giao dịch, tổn thất kinh tế thường không thể kế hoạch hóa hay dự báo chính xác được.

Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp

Rủi ro tỷ giá mang đến sự tổn thất cho DN thông qua tác động đến dòng tiền từ hoạt động KD, đầu tư và tài trợ.

Sự tổn thất này cuối cùng tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp.

Sự chịu đựng tài chính của doanh nghiệp ở đây được xác định và đo lường bởi sự tự chủ về tài chính.

Trong tài chính công ty, chúng ta đã biết sự tự chủ tài chính được xác định bởi tỷ số vốn chủ sở hữu trên nợ hoặc trên tổng tà sản.

Khi có rủi ro tỷ giá, DN đối mặt với tổn thất làm cho giá trị phần vốn chủ sở hữu trở nên bất ổn và có nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tác động đến giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp ở đây được đo lường bởi giá trị thị trường. Đối với các công ty cổ phần niêm yết giá trị của doanh nghiệp phản ảnh bởi giá trị cổ phiếu trên thị trường.

Những DN nào hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên chịu tác động của rủi ro tỷ giá thì giá trị của DN cũng bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá. Điều này cũng dễ hiểu bởi sự biến động của tỷ giá có tác động làm thay đổi dòng tiền kỳ vọng của DN, qua đó, làm thay đổi giá trị DN.

Các quyết định liên quan đến quản lý rủi ro tỷ giá

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một quá trình theo đó một doanh nghiệp áp dụng các giải pháp để bảo vệ mình khỏi sự tác động của sự biến động tỷ giá.

Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không thật ra là một quyết định đầu cơ. Nó phụ thuộc vào biến động của tỷ giá và thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá.

Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không?

Đứng trước sự tác động của rủi ro tỷ giá, trước tiên nhà quản lý phải ra quyết định có nên áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không. Kế đến mới quyết định nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng giải pháp nào.

Việc ra quyết định đầu tiên chủ yếu dựa vào sự kỳ vọng của nhà quản lý đối với tỷ giá trong tương lai và thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá.

Tuy nhiên, bản thân kỳ vọng còn chứa đựng rủi ro nên suy cho cùng chính thái độ của nhà quản lý đối với tỷ giá mới là yếu tố chính tác động đến quyết định có nên áp dụng giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không.

Nếu nhà quản lý là người ngại rủi ro thì trong mọi tình huống tốt nhất là nên áp dụng giải pháp ngừa rủi ro để có một sự chắc chắn, đồng thời loại bỏ tác động của rủi ro tỷ giá.

Nếu nhà quản lý là người thích rủi ro hay sẵn sàng chấp nhận tỷ giá thì, trước tiên, nhà quản lý nên dựa vào dự báo để hình thành kỳ vọng của mình đối với sự biến động tỷ giá. Kế toán, dựa vào kỳ vọng của mình để quyết định có nên ngừa rủi ro tỷ giá hay không.

Quyết định giải pháp nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá?

Một khi đã quyết định nên ngừa rủi ro tỷ giá, tiếp theo nhà quản lý cần ra quyết định phòng ngừa rủi ro bằng giải pháp nào. Nhìn chung, quyết định giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá là quyết định lựa chọn sử dụng một trong những giải pháp sau đây:

  • Hợp đồng kỳ hạn
  • Hợp đồng hoán đổi
  • Hợp đồng tương lai
  • Hợp đồng quyền chọn
  • Sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ

Trong các giải pháp trên, bốn giải pháp đầu tiên được xem như là sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trên thị trường ngoại hối.

Việc quyết định lựa chọn giải pháp nào trong những giải pháp nêu trên nhiều khi không đơn giản. Nó không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào lợi ích và chi phí mà còn phụ thuộc vào khả năng thương lượng và khả năng cung cấp giải pháp đó trên thị trường.

cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá để giảm thiểu tổn thất
Khi rủ ro tỷ giá xảy ra, những công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí quốc gia, doanh nghiệp dệt may, xuất khẩu thủy hải sản là những doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự biến động tỷ giá.

Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong bối cảnh tỷ giá liên tục biến động, những doanh nghiệp này cần chủ động sử dụng các công cụ tài chính phát sinh. Những công cụ này đóng vai trò “giảm sốc” cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi tỷ giá tăng.

Cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá để giảm thiểu tổn thất

Các công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Mua bán ngoại tệ kỳ hạn

Đây là giao dịch mà bên bán cam kết bán một số lượng ngoại tệ với tỷ giá đã được xác định vào ngày giao dịch được định trước trong tương lai.

Với hoạt động mua bán ngoại tệ kỳ hạn, doanh nghiệp có thể sẽ phải mua ngoại tệ với giá cao hơn hiện tại. Bù lại, doanh nghiệp lại đảm bảo tỷ giá nằm trong kế hoạch kinh doanh của mình, tránh được trường hợp tỷ giá vọt lên tăng quá cao so với thời điểm hiện tại.

Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ được coi là một trong những công cụ hiệu quả để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Doanh nghiệp cũng có thể được tùy chỉnh theo số lượng và kỳ hạn cụ thể. Tuy nhiên, công cụ này không dễ tiếp cận đối với các nhà đầu tư cá nhân.

Một phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá khác là xây dựng một hợp đồng kỳ hạn tổng hợp. Với hợp đồng dạng này, nhà đầu tư cùng một lúc mua một quyền chọn mua và bán một quyền chọn bán ở cùng mức giá thực hiện và cùng ngày đáo hạn.

Hợp đồng tương lai tiền tệ

Hợp đồng tương lai tiền tệ được giao dịch trên một sàn giao dịch và chỉ cần ký quỹ trước một khoản rất nhỏ. Bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được phương thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá này dù bạn chỉ là một nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Đây là ưu điểm của hợp đồng tương lai so với hoạt động mua bán tiền tệ kỳ hạn.

Công cụ này có nhược điểm là chúng không thể được tùy chỉnh như hợp đồng kỳ hạn tiền tệ và chỉ được giao dịch theo các ngày cố định có sẵn.

Quyền chọn mua ngoại tệ

Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ là giao dịch thỏa thuận giữa 2 bên: bên mua quyền và bán quyền. Trong đó:

+ Quyền chọn mua: Bên mua được quyền được mua ngoại tệ với tỷ giá đã được thoả thuận trước trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã được xác định từ trước. Bên mua cũng không bắt buộc phải mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ đã được xác định trong hợp đồng.

+ Quyền chọn bán: Bên bán được quyền bán ngoại tệ với tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định. Với hợp đồng quyền chọn bán, bên bán có nghĩa vụ bán hoặc mua số lượng ngoại tệ theo tỷ giá đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.

Có thể nói, hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ khả thi và cũng cực kỳ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.

Với quyền chọn mua ngoại tệ, các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện quyền của mình.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách đầu tư vào tài sản phòng ngừa rủi ro

Giải pháp đơn giản nhất để phòng ngừa rủi ro tỷ giá chính là đầu tư vào tài sản được phòng vệ rủi ro ở nước ngoài, chẳng hạn như các quỹ giao dịch được phòng vệ rủi ro (ETFs).

Các quỹ ETF có sẵn được giao dịch ở hầu hết các thị trường lớn. Chúng có khả năng cung cấp một loại tiền tệ cụ thể như một tài sản cơ sở. Nhờ đó, chúng cũng có thể được sử dụng như một giải pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.

Phương thức này không thực sự phù hợp với các khoản đầu tư lớn và có lẽ nó cũng không phải là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, quỹ ETF có thể mang lại lợi ích lớn cho các nhà đầu tư cá nhân vì cung cấp các khoản đầu tư nhỏ, điều kiện ký quỹ hợp lý và có thể giao dịch cả mua hoặc bán.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách tự phòng vệ

Bạn và doanh nghiệp của mình rất dễ phải đối mặt với một số rủi ro ngoại hối nếu danh mục đầu tư của bạn có chứa cổ phiếu hoặc trái phiếu mua bán bằng ngoại tệ hay biên lai lưu ký của Mỹ.

Vì vậy, một lời khuyên chúng tôi gửi đến bạn đó là nên đa dạng hóa danh mục đầu tư cả bằng đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Đây cũng là cách bạn tự phòng vệ cho khoản đầu tư của chính mình khỏi rủi ro tỷ giá.

Trong bài viết này, traderplus.net đã chia sẻ cùng bạn rủi ro tỷ giá là gì và cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá để giảm thiểu tổn thất. Hi vọng bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích thông qua những thông tin được đề cập trên đây. Chúc bạn có những giao dịch thành công.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *