Sau 2 loạt bài viết giới thiệu về loại sàn ECN và sàn STP là gì thì ngày hôm nay, tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về loại broker cuối cùng trong thế giới Forex: Market Maker.
Trader Plus gửi đến các bạn bài viết Market maker (nhà cái) trong Forex để các bạn hiểu hơn về cơ chế hoạt động của sàn, nhà cái để có chiến lược, cách trade hiệu quả
Thế nào là Market Maker?
Market Maker (nhà cái) chỉ Sàn (hay còn gọi là Broker) có sở hữu hệ thống kiểm soát lệnh (Dealing Desk), có thể chặn lệnh của Trader (người giao dịch) lại để xử lý.
Market Maker (MM) chính là đối tượng trade ngược lại với Trader. Trader bán thì MM mua, ngược lại, Trader mua thì MM bán. Nhìn chung, quyền lợi sẽ đối nghịch nhau. Trader có lợi nhuận thì MM thua lỗ và ngược lại.
Cách khớp lệnh của Market Maker?
Thường MM sẽ khớp lệnh kiểu Instant Execution. Trader thấy giá chào và bấm nút thực hiện giao dịch, lúc này, giá sẽ được chuyển về bộ phận Dealing Desk của MM. Tùy tình hình mà MM sẽ cho khớp hoặc đẩy ra qua hình thức requote (báo giá lại).
Đặc điểm của MM là giờ tin rất khó khớp lệnh do có nhiều rủi ro.
MM có tạo ra trượt giá (slippage) trong giai đoạn biến động mạnh.
Tốc độ khớp lệnh của MM không quá nhanh, thậm chí đôi khi là chậm
Spread của Market Maker thế nào?
MM thường dùng spread cố định (fixed)
Spread của MM có đủ các loại 4 số thập phân và 5 số thập phân
Nguồn lợi nhuận của Sàn Market Maker:
Từ spread của trader
Từ phần tiền trader thua lỗ
MM thường không thu phí hoa hồng (commission) từ trader.
Có nên giao dịch với Sàn Market Maker không?
Nhìn chung nên hạn chế vì điều lớn nhất là đối nghịch quyền lợi. Trader thua thì Sàn thắng và ngược lại. Với công nghệ được hỗ trợ nhiều cho Sàn, Trader rất dễ bị thua bởi những thứ như trượt giá (slippage).
Vậy thì Market maker là gì?
Một nhà tạo lập thị trường (Market Maker) làm việc với thị trường (cung cấp thanh khoản cho thị trường hoặc khách hàng) bằng cách giao dịch đối với khách hàng của mình như các đối tác, vì vậy mà họ giao dịch và chịu rủi ro trực tiếp cho chính lệnh của mình. Các Market Maker duy trì một lượng dự trữ các đồng tiền mà họ cung cấp cho giao dịch và có một Dealing Desk (bộ phận kinh doanh ngoại hối/tiền tệ của các tổ chức) để mua bán đối với khách hàng sử dụng lượng dự trữ này. Nó cũng có các nhà cung cấp thanh khoản riêng cho thị trường. Khi có lệnh giao dịch đến, một market maker có thể:
– Mua vào khi nhận được lệnh bán và bán ra khi nhận được lệnh mua
– So khớp và thực hiện các lệnh đối ứng với giá và khối lượng tới một broker ECN.
– Gửi các lệnh thêm / bớt một khoảng spread đến các nhà cung cấp thanh khoản của market maker trước hoặc sau khi giao dịch theo giá thị trường, tùy thuộc vào loại lệnh mua/ bán, lúc này họ giống như broker STP.
Các giá bid / ask hiện tại của một cặp tiền mà các market maker hiển thị cho các khách hàng của mình được tham khảo từ giá thị trường của nhà cung cấp thanh khoản của nó và lệnh chờ hiện tại từ các khách hàng của mình. Tuy nhiên, khi khách hàng không nhận được mức giá thị trường thực tế, giá cả có thể dễ bị tác động khi các broker thực hiện một lệnh như một market maker.
Các broker Market Maker tạo ra doanh thu từ khoảng chênh lệch trong phương thức giao dịch theo giá thị trường và từ giao dịch đối với khách hàng trong thị trường thông qua dealing desk. Khi giao dịch với một khách hàng, một broker kiếm được lời khi khách hàng kết thúc giao dịch mà thua lỗ.
Toàn bộ giao dịch của trader đều được theo dõi bởi sàn Market Maker thông qua Dealing Desk, dó đó sàn có thể dùng thông tin đó để trục lợi cho họ. Ví dụ, để có lợi cho các broker thì một khách hàng hay thất bại có thể được xếp vào thị trường thông qua dealing desk và ngược lại, những người hay giành chiến thắng sẽ được xếp vào phương thức giao dịch theo giá thị trường.
Vậy là sau khi hiểu được market maker là gì, các bạn đã nắm được cả 3 loại broker trong thị trường ngoại hối. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức nền tảng cơ bản nhưng lại vô cùng vững chắc để có thể giúp các bạn chinh phục mọi thử thách trên con đường trở thành một trader thành công.
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!