Sóng Elliott là gì? Cấu trúc & các mô hình sóng Elliott phổ biến

Sóng Elliott được coi là nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật. Dựa vào lý thuyết sóng Elliott, các nhà đầu tư có thể nhận biết xu hướng thị trường đang diễn ra và tham gia giao dịch. Vậy cụ thể, sóng Elliott là gì? Cách giao dịch với sóng Elliott như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott chính là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất hiện nay giúp các nhà đầu tư phân tích kỹ thuật và đưa ra những nhận định về xu hướng của thị trường trong tương lai. Sóng Elliott được áp dụng thành công cho cả thị trường chứng khoán, forex lẫn tiền điện tử.

Sóng Elliott là gì? Cấu trúc & các mô hình sóng Elliott phổ biến 1
Sóng Elliott là gì?

Nguyên tắc sóng Elliott cho rằng thị trường có xu hướng tuân theo mô hình cụ thể trong bất kỳ khung thời gian nào. Theo cha đẻ của lý thuyết sóng Elliott thì điều này là do tâm lý của đám đông luôn tuân theo một chu kỳ nhất định, có lúc hưng phấn, có lúc bi quan. Dẫn đến việc hình thành các đợt sóng tăng giảm.

Đối với những chuyên gia đầu tư tài chính chuyên nghiệp, họ chỉ cần nhìn vào đồ thị là có thể xác định và đánh giá được sóng Elliott ảnh hưởng như thế nào đến sự lên xuống của giá trong thời gian gần nhất. Sóng Elliott sẽ mô tả sự biến động của giá dưới tác động của tâm lý thị trường. Nó sẽ lặp đi lặp lại và hình thành bước sóng.

Lịch sử ra đời lý thuyết sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott được nghiên cứu bởi Ralph Nelson Elliott (28/7/1871 – 15/1/1948) vào năm 1930. Ông là kế toán viên người Mỹ và dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu, phân tích lịch sử thị trường tài chính. Ông đã đưa ra nhận định rõ ràng: “thị trường tài chính biến đổi có quy luật và nguyên tắc chứ không ngẫu nhiên như chúng ta thường nghĩ”.

Ông cũng đưa ra được những dẫn chứng chứng minh cho điều này: “chính là sự xuất hiện của tin tức nóng, sự thay đổi của kinh tế, xã hội”. Từ đó dẫn đến hàng loạt những biến động tâm lý đám đông, tâm lý thị trường.

Từ đó, ông đã bắt tay đi sâu vào nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đồ thị và bước sóng. Và tất nhiên, công sức bỏ ra đã giúp ông phát hiện ra những mô hình sóng khác nhau. Nhà đầu tư có thể dựa vào mô hình sóng để dự báo thị trường và quyết định kế hoạch đầu tư của mình. Đó cũng chính là sóng Elliott được sử dụng đến ngày nay.

Năm 1938, “Nguyên lý sóng Elliott” được Ralph Nelson Elliott xuất bản và công bố rộng rãi trong cuốn sách “The Wave Principle”.. Ông đã chia sẻ rất rõ ràng mọi thông tin chi tiết nhất về các bước sóng và cách áp dụng để nghiên cứu thị trường.

Đến năm 1939, ông đã hoàn thiện chi tiết về lý thuyết sóng Elliott và công bố trên tạp chí Financial World. Năm 1946 lý thuyết này đã được ông xuất bản trong cuốn sách Nature’s Laws. Đến nay lý thuyết sóng Elliott đã được sử dụng rộng rãi và không thể thiếu khi phân tích kỹ thuật.

Cấu trúc của sóng Elliott

Một chu kỳ sóng Elliott sẽ bao gồm 8 sóng, trong đó có 5 sóng động lực, 3 sóng điều chỉnh. Cùng tìm hiểu cấu trúc của 2 loại sóng cơ bản này nhé.

Sóng động lực

Sóng động lực gồm 5 sóng được đánh số: 1, 2, 3, 4, 5. Sóng 1, 3, 5 là sóng tăng. 2, 4 là sóng điều chỉnh hoặc sóng giảm. Mỗi sóng có những đặc điểm riêng như sau:

Sóng Elliott là gì? Cấu trúc & các mô hình sóng Elliott phổ biến 2
Sóng động lực
  • Sóng 1: Đây là sóng đầu tiên, bắt đầu tại điểm kết thúc của xu hướng cũ. Khi bắt đầu một xu hướng mới, thị trường vẫn chưa thực sự phục hồi, tin tức được tung ra vẫn còn khá tiêu cực. Lúc này, những nhà phân tích cơ bản và cảm tính đều cho rằng giá vẫn đang trong xu hướng giảm. Một số nhà đầu tư sẽ thấy được tiềm năng và mua vào để đẩy giá lên.
  • Sóng 2: Là sóng điều chỉnh của sóng 1 để xác hình lại xu hướng tiếp theo của thị trường liệu có chắc chắn hay không. Sóng 2 không bao giờ vượt quá được sóng 1. Lúc này, tin tức vẫn còn rất xấu và đám đông vẫn còn tin tưởng thị trường gấu vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, thị trường vẫn có một số tin tích cực và số lượng nhà đầu tư mua vào cũng đã tăng hơn.
  • Sóng 3: Sóng 3 sẽ dài và mạnh nhất. Khi sóng 3 bắt đầu, tin tức vẫn xấu và hầu hết người chơi trên thị trường vẫn còn tiêu cực, nhưng đến điểm giữa của sóng 3 tin tức đã tốt hơn và nhiều nhà đầu tư tham gia vào khiến giá đẩy lên cao.
  • Sóng 4: Sóng 3 lên cao thì giá thị trường cũng tăng mạnh theo. Nhà đầu tư lại tiếp tục bán tháo để kiếm lời và sóng 4 xuất hiện. Tuy nhiên, sóng 4 vẫn không lớn hơn sóng 3. Tâm lý nhà đầu tư kỳ vọng giá vẫn còn tiếp tục tăng.
  • Sóng 5: Thời điểm này tin tích cực sẽ được tung ra, tâm lý thị trường phấn khởi. Nhà đầu tư gom hàng càng nhiều đẩy giá lên cao hơn nữa. Nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường nhưng không biết mình đang đu đỉnh. Khối lượng trong sóng 5 thường thấp hơn trong sóng 3, và nhiều chỉ số đã bắt đầu cho thấy sự phân kỳ.

Sóng điều chỉnh

Sóng điều chỉnh gồm có 3 bước sóng nhỏ, xuất hiện sau khi mô hình sóng đẩy kết thúc. Nếu thị trường đi lên thì sóng điều chỉnh sẽ có xu hướng đi xuống hoặc đi ngang.

Sóng Elliott là gì? Cấu trúc & các mô hình sóng Elliott phổ biến 3
Sóng điều chỉnh

Sóng điều chỉnh không quá 5 sóng, được ký hiệu A, B, C thay vì số tự nhiên như sóng đẩy. Mỗi sóng cũng có những đặc điểm riêng như sau:

  • Sóng A: Sóng đầu tiên vẫn rất bình thường đối với nhà đầu tư. Họ luôn nghĩ đây là sóng điều chỉnh nhẹ nên vẫn chưa có sự hoang mang. Tin tức khi này vẫn còn rất tích cực.
  • Sóng B: Một số nhà đầu tư sẽ tiếp tục gom sau khi giá đã rớt. Họ toàn toàn tin sóng đẩy lại tiếp tục xuất hiện. Thời điểm này tin tức không tích cực nhưng cũng chưa chuyển sang tiêu cực.
  • Sóng C: Giá lúc này sẽ bắt đầu giảm mạnh. Những ai chưa kịp thoát lệnh đều dễ rơi vào hố sâu. Nhà đầu tư bây giờ mới biết giá bắt đầu đảo chiều.

Các quy tắc chính của sóng Elliott

Không phải ai cũng có thể áp dụng hiệu quả lý thuyết sóng Elliott trong đầu tư. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ nguyên tắc và biết cách nhận diện từng loại mô hình. Từ đó mới có thể phán đoán được xu hướng thị trường trong tương lai như thế nào. Dưới đây là những quy tắc chính của sóng Elliott:

  • Trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì sóng 3 là sóng dài nhất, mạnh nhất.
  • Sóng 2 không được thấp hơn điểm khởi đầu của sóng 1.
  • Sóng 4 không đi vào phạm vi của sóng 1.

Trong bất cứ trường hợp nào, nếu 1 trong 3 nguyên tắc trên không được đáp ứng thì bạn không nên sử dụng sóng Elliott cho xu hướng thị trường hiện tại. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua một số hướng dẫn cách đếm sóng sau đây. Mặc dù không hoàn toàn đúng nhưng bạn nên tham khảo:

  • Hiện tượng sóng cụt: Là khi đỉnh của sóng 5 không vượt qua được vùng kết thúc của sóng 3.
  • Sóng 3 thường có khả năng mở rộng và dài nhất trong 5 sóng.
  • Sóng 2 và sóng 4 thường sẽ bật lại khi gặp các vùng Fibonacci Retracement.
  • Sóng 5 thường sẽ cắt xuống hoặc bật mạnh lên trên đường xu hướng được vẽ song song từ sóng 3 với đường xu hướng nối điểm bắt đầu giữa sóng 3 và sóng 5.

Nếu bạn thực sự muốn nghiên cứu và áp dụng sóng Elliott trong đầu tư và nhận định thị trường thì đừng bỏ qua những nguyên tắc trên. Đây cũng chính là nguyên tắc vàng giúp phát hiện các mô hình sóng trên biểu đồ.

Các mô hình sóng Elliott phổ biến

Có rất nhiều mô hình sóng khác nhau. Tùy theo biến động của thị trường mà sóng Elliott sẽ có cấu tạo khác nhau. Sau đây là một số mô hình sóng phổ biến:

Các mô hình sóng động lực

Trong mô hình sóng động lực chia thành 3 nhóm nhỏ:

  • Mô hình sóng mở rộng (Extension Wave)
  • Mô hình sóng tam giác chéo (Diagonal Triangle)
  • Mô hình sóng 5 thất bại

Mô hình sóng mở rộng (Extension Wave)

Mô hình sóng mở rộng vẫn tuân theo cấu trúc của sóng động lực. Tuy nhiên, sóng 1, 3, 5 sẽ kéo dài và mở rộng hơn sóng 2, 4. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là sóng 3 mở rộng hơn.

  • Nếu sóng 3 mở rộng 1 lần thì tổng số sóng của mô hình sóng đẩy này là 9, cấu trúc sóng là: 5-3-5-3-5-3-5-3-5.
  • Nếu sóng 3 mở rộng 2 lần, thì tổng số sóng sẽ là 13, cấu trúc sóng là 5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5.
Sóng Elliott là gì? Cấu trúc & các mô hình sóng Elliott phổ biến 4
Mô hình sóng mở rộng (Extension Wave)

Mô hình sóng tam giác chéo (Diagonal Triangle)

Khi ta vẽ 2 đường xu hướng đi qua các điểm đỉnh và đáy của bước sóng sẽ được một hình tam giác. Lúc này, chúng ta sẽ thấy bước sóng có xu hướng thu hẹp lại. Có 2 dạng cơ bản:

  • Leading Diagonal Triangle có cấu trúc 5-3-5-3-5 thường xuất hiện ở sóng đẩy 1 và A. Đường xu hướng có xu thế hội tụ.
  • Ending Diagonal Triangle có cấu trúc 3-3-3-3-3 thường xuất hiện ở sóng 5 và C. Đường xu hướng có xu thế phân kỳ.

Trong đó:

  • Sóng 1, 3, 5 có dạng đường Zigzag
  • Mô hình sóng điều chỉnh 2, 4 không cố định
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.
Sóng Elliott là gì? Cấu trúc & các mô hình sóng Elliott phổ biến 5
Mô hình sóng tam giác chéo (Diagonal Triangle)

Mô hình sóng 5 thất bại

Mặc dù là mô hình sóng đẩy, giá có xu hướng tăng. Tuy nhiên, trong trường hợp này sóng 5 không thể vượt qua đỉnh của sóng 3.

Các mô hình sóng điều chỉnh

Sóng điều chỉnh sẽ chuyển động ngược lại so với xu hướng hiện tại, có thể lên hoặc xuống. Mô hình sóng điều chỉnh có 3 dạng:

  • Mô hình Zigzag
  • Mô hình sóng phẳng Flag
  • Mô hình tam giác

Mô hình Zigzag

Mô hình nhìn qua sẽ có dạng Zigzag đúng như tên gọi của nó. Nếu vẽ 2 đường xu hướng đi qua các đỉnh và đáy của sóng sẽ thấy 2 đường này song song với nhau. Khi đó, sóng B sẽ là sóng ngắn nhất, sóng A và C sẽ tương đương nhau.

Sóng Elliott là gì? Cấu trúc & các mô hình sóng Elliott phổ biến 6
Mô hình Zigzag

Cấu trúc sóng của mô hình Zigzag là 5-3-5. Trong đó:

  • Sóng B không điều chỉnh quá mức 61,8% so với  độ dài của sóng A.
  • Sóng C phải vượt qua được điểm cuối của sóng A.
  • Sóng A và sóng C dài bằng nhau, và dài hơn sóng B.

Mô hình sóng phẳng Flag

Cũng giống như mô hình Zigzag, 2 đường xu hướng cũng song song với nhau nhưng chúng sẽ nằm ngang. Các sóng có chiều dài ngang ngang nhau. Sóng A và C cùng chiều, sóng B sẽ ngược chiều với 2 sóng kia.

Mô hình sóng tam giác

Để nhận dạng mô hình tam giác, chúng ta sẽ thấy 2 đường xu hướng sẽ cắt nhau. Tạo thành hình tam giác có xu thế hội tụ hoặc phân kỳ. Cấu trúc mô hình tam giác có dạng: 3-3-3-3-3.

  • Mô hình tam giác hội tụ được chia làm 3 loại nhỏ: Tam giác đi lên (Ascending), tam giác đối xứng (Symmetrical) và tam giác đi xuống (Descending). Trong đó:
    • Mỗi sóng điều chỉnh sẽ có 5 sóng A, B, C, D, E.
    • Sóng C không bao giờ được là sóng ngắn nhất.
    • Sóng D không bao giờ được vượt quá sóng C.
    • Sóng A có độ dài lớn nhất, sóng E có độ dài ngắn nhất.
  • Mô hình tam giác phân kỳ:
    • Bao gồm 5 sóng A, B, C, D, E.
    • Sóng C không bao giờ được ngắn nhất.
    • Sóng D vượt quá vùng giá của sóng C.
    • Sóng E dài nhất và sóng A ngắn nhất.

Thường mô hình sóng tam giác sẽ xuất hiện ở sóng B, sóng X và sóng 4. Không bao giờ xuất hiện ở sóng A và sóng 2.

Cách giao dịch theo sóng Elliott

Sau khi tìm hiểu về nguyên tắc và các mô hình sóng Elliott phổ biến. Hẳn là nhà đầu tư đã phần nào mường tượng về cách giao dịch với mẫu hình sóng này. Nếu chưa thì hãy nghiên cứu và áp dụng theo các bước mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Sóng Elliott là gì? Cấu trúc & các mô hình sóng Elliott phổ biến 7
Cách giao dịch theo sóng Elliott
  • Bước 1: Phân tích thị trường, nhận định xu hướng

Đối với nhà đầu tư tài chính, thường xuyên theo dõi thị trường là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng. Cần quan sát biểu đồ giá để xác định các bước sóng trước đó. Bất cứ lúc nào sóng Elliott cũng có thể xuất hiện. Khi này nhà đầu tư cần phải đếm các bước sóng.

  • Bước 2: Kiên nhẫn đợi thời cơ vào lệnh

Ngay khi chu kỳ C sóng kết thúc, thị trường sẽ có xu hướng mới. Trader cần kiên nhẫn chờ đợi để bắt được các đợt sóng tiếp theo để vào lệnh

  • Bước 3: Cắt lỗ

Như đã chia sẻ từ đầu, không phải lúc nào sóng Elliott cũng chính xác trong mọi trường hợp. Bạn cần đặt lệnh dưới  hoặc trên sóng 1, một vài pip.

Như vậy thông qua bài viết do traderplus.net chia sẻ bạn đã hiểu rõ sóng Elliott là gì rồi đúng không nào? Đây là lý thuyết tương đối quan trọng và hiệu quả khi kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Bạn hãy tìm hiểu và áp dụng trong chiến lược đầu tư của mình nhé. Chúc bạn thành công!

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức