Hầu hết chúng ta khi tham gia vào thị trường tài chính nói chung hay giao dịch forex, đặc biệt là giao dịch tiền điện tử nói riêng đều sẽ phải trải qua cảm giác bị dính những lệnh dừng lỗ một cách rất khó chịu. Điều đặc biệt là nó lại lặp đi lặp lại mà chúng ta không có cách nào thoát khỏi sự ám ảnh của nó khi giao dịch.
Không ít trong số chúng ta đã buông xuôi bằng cách không đặt stoploss mà để lệnh chạy tự do một cách đẩy rủi ro cho tài khoản. Bởi vì nếu có để stoploss đi chăng nữa thì tài khoản của chúng ta cũng bị bào mòn cho đến khi về 0 (chẳng khác gì so với việc chúng ta không để lệnh dừng lỗ cho tới khi cháy tài khoản luôn cả).
Nếu bạn là người mới thì có thể bạn cũng đã nghe qua thuật ngữ “stop hunt” rồi. Còn nếu bạn đã trải qua rồi thì cũng cùng mình đọc bài viết này xem có tìm ra điều gì mới mẻ không nhé. Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm Stop Hunt là gì để mổ xẻ hành vi giá và tâm lý giao dịch đằng sau stop hunt (săn stoploss) hay còn gọi là quét stoploss nhé.
Khái niệm stop hunt là gì?
Đầu tiên chúng ta cần phải mổ xẻ 2 từ trong cụm từ “stop hunt”: stop nghĩa là các lệnh dừng lỗ mà anh em đặt trên các sàn giao dịch forex hoặc sàn giao dịch crypto, hunt nghĩa là đi săn cụ thể ở đây là săn cách lệnh dừng lỗ của anh em mình (những trader nhỏ lẻ trên thị trường – cá con).
Vậy ai là thợ săn? Ngoài thuật ngữ stop hunt thì anh em có thể đã được nghe rất nhiều về thuật ngữ sàn kill long, sàn kill short hay sàn kill margin. Đến đây chắc anh em cũng đã thấy thợ săn lộ diện phần nào rồi chứ. Đúng vậy, các sàn giao dịch (nhà cái) là một trong những thợ săn stoploss trên thị trường tài chính. Đơn giản là vì sàn họ nắm hết thông tin giao dịch của anh em từ điểm vào lệnh, khối lượng vào lệnh, điểm dừng lỗ,….Chính vì thế mà họ biết tìm vùng để săn một cách hiệu quả.
Ngoài sàn ra còn các con cá mập khác trên thị trường như các tổ chức, quỹ đầu tư. Loại thợ săn này không có nhiều thông tin như sàn nhưng chúng nó có rất nhiều tiền, chúng nó có thể mua thông tin từ sàn và phân tích biểu đồ để tìm vùng săn hoặc thậm chí tạo ra vùng săn bằng cách thao túng giá.
Hiểu về hiện tượng Stop Hunt
Thực tế là giá của một tài sản có thể trải qua những biến động mạnh khi nhiều lệnh dừng lỗ được kích hoạt chính là lý do tại sao các nhà giao dịch tham gia vào Stop Hunt. Sự biến động giá rất hữu ích đối với các nhà giao dịch vì nó mang lại các cơ hội giao dịch tiềm năng.
Giả sử cổ phiếu của Công ty ABC đang giao dịch ở mức $50,36 và có vẻ đang giảm. Có thể nhiều nhà giao dịch sẽ đặt lệnh dừng lỗ của họ ngay dưới mức 50 đô la chẳng hạn ở mức 49,99 đô la, để họ vẫn có thể nắm giữ cổ phiếu và hưởng lợi từ một động thái tăng giá đồng thời hạn chế phần nào giảm giá . Nếu giá giảm xuống dưới $50, các nhà giao dịch hy vọng sẽ có một lượng lớn lệnh bán xuất hiện khi nhiều lệnh dừng lỗ được kích hoạt. Điều này sẽ đẩy giá xuống thấp hơn và mang lại cho họ cơ hội kiếm lời từ sự sụt giảm và thậm chí có thể mở một vị thế tăng giá khi dự kiến phục hồi trở lại phạm vi trước đó.
Tại sao Stop Hunt lại xảy ra?
Có nhiều tranh cãi xung quanh nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Stop Hunt nhưng có có kết luận chính xác cho điều này.Ý tưởng phổ biến hiện nay là Stop Hunt trong Forex xảy ra do nhà môi giới. Một số người khác cho rằng đây là những nhà giao dịch đang săn các lệnh dừng.
Stop Hunt trong Forex có thể xảy ra vì một số lý do. Đối với những người mới bắt đầu, hiện tượng này thường gắn liền với một số tin tức hoặc một sự kiện gây ra phản ứng gay gắt từ thị trường. Trong những trường hợp như vậy, chênh lệch có xu hướng mở rộng và kết quả là các điểm dừng lỗ được kích hoạt.
Theo một số trường hợp khác, thị trường có thể đơn giản cắt giảm xung quanh cho đến khi tất cả các điểm dừng được chạm trước khi xu hướng đảo chiều. Nhiều nhà giao dịch có xu hướng mắc sai lầm khi đặt lệnh stop loss quá chặt, không tạo cho giao dịch của họ đủ chỗ để thở. Trong các trường hợp khác, các nhà giao dịch chỉ đơn giản là gặp xui xẻo, đặc biệt là nếu họ đặt lệnh dừng lỗ ở một số vòng.
Việc không thừa nhận sai lầm của mình hoặc không rút kinh nghiệm đã dẫn đến lầm tưởng rằng Stop Hunt xảy ra do một số người chơi tổ chức lớn hoặc vì một nhà môi giới ngoại hối đang chơi mánh.Hiện tượng Stop Hunt là điều xảy ra hàng ngày, một cuộc khảo sát cho thấy đây là một kịch bản thường xảy ra. Đối với các nhà giao dịch muốn tránh Stop Hunt, chỉ cần tạm ngừng giao dịch trước hoặc ngay sau khi một sự kiện tin tức được công bố.
Chiến lược để tránh được Stop Hunt:
Thật sự không có cách nào để tránh stop-hunting một cách toàn diện.Đơn giản bởi vì thị trường sẽ đi đến nơi mà nó muốn đến.…tất cả những gì bạn có thể làm và cần làm là tham gia thật nhanh vào quá trình di chuyển đó và cắt lỗ khi bạn sai.
Dưới đây là một số trường hợp và bạn có thể lưu ý
- Không nên đặt điểm dừng lỗ của bạn sát ngay dưới vùng hỗ trợ và kháng cự
- Không nên đặt dừng lỗ ở Breakeven (vùng giá trùng với giá mua để vô hiệu quá rủi ro) khi giá chưa thực sự đi đủ xa
- Không nên cài đặt trailing stop quá chặt
- Không nên đặt dừng lỗ ở ngay đáy trước đó một cách tự do, thiếu phân tích tổng thể.
Cụ thể là:
Không nên đặt dừng lỗ sát ngay dưới Hỗ trợ (hoặc trên Kháng cự)
Ở hình trên, bạn có nhận ra vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.08399?Và bạn có nhận ra điều gì đã xảy ra trước khi giá đổ mạnh về một phía?
Nhà tạo lập đã đẩy giá đi xuống một chút xíu nhằm quét hết dừng lỗ của các traders thiếu kinh nghiệm và ngay lập tức tăng mạnh.Thử nghĩ xem, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu dùng một cái bị dính stoploss và ngồi cặm cụi nhìn giá đi đúng hướng dự đoán ban đầu? Vậy giải pháp cho các trường hợp này là hãy để stoploss xa ra một chút xíu.
Một số nhà giao dịch chuyên nghiệp, họ thích giao dịch chiến lược “bẫy giá”. Nghĩa là họ chờ đợi những pha săn stoploss xảy ra, rồi mới vào lệnh với độ tự tin cực lớn.Từ bây giờ, bạn hãy trang bị kiến thức này vào mỗi khi phân tích hỗ trợ, kháng cự nhé.
Không nên đặt dừng lỗ ở Breakeven khi giá chưa thực sự đi đủ xa
Giải thích: Breakeven là vùng giá mà ở đó bạn hòa vốn
Tâm lý của con người luôn lo sợ rủi ro và thích những điều tươi đẹp. Chính vì thế cũng sẽ là tự nhiên nếu bạn cố gắng dời stoploss về vùng giá Mua hoặc Bán để loại bỏ rủi ro.
Tuy nhiên dời không đúng lại trở thành vật cản làm bạn mất tiền.Mất tiền? Tôi đã dời dừng lỗ về Breakeven rồi mà ?Không đâu…Khi bạn bị dính dừng lỗ tại Breakeven và giá lại quay lại xu hướng cũ ngay sau đấy, có chắc là bạn sẽ không TỨC GIẬN?
Nếu có, đấy chính là căn nguyên làm cho bạn đưa những quyết định thiếu sáng suốt ngay sau đấy…và mất tiền.Cùng xem một ví dụ dưới đây:
Giả sử bạn thực hiện một lệnh Bán sau khi giá phá vùng hỗ trợ 1.08042 thành công…và đặt Stop-loss trên đường kháng cự màu đỏ sau hơn 1h bạn có lời
Đoán xem bạn có nghĩ sẽ dời stoploss đâu đó từ mức giá cũ là trên đường màu đỏ thấp xuống dưới để giảm rủi ro hay không?Nếu có, bạn sẽ dời về đâu?
Kinh nghiệm của mình cho thấy, đa số nhà đầu tư sẽ dời Stop-loss sau khi có lời về ngay vùng giá họ đã thực hiện lệnh bán và kì vọng giá tiếp tục giảm nhiều hơn (lúc này có chạm dừng lỗ đi chăng nữa thì cũng không bị mất xu nào)Cuối cùng như trên hình, bạn thấy rồi đấy !!
Giá quay ngược lại cắn dừng lỗ tại Break-even, rồi lại tiếp tục cắn tiếp một phát nữa ở vùng kháng cự màu đỏ (được tô tròn) nơi mà cũng có nhiều traders không dời stoploss. Sau đấy thị, giảm cực mạnh.
Nói chung nếu bạn giao dịch theo kiểu quá dễ đoán hay các phương pháp quá phổ biến, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị Stop Hunt. Tuy nhiên, nếu bạn là system trader, tức là giao dịch theo hệ thống thì không cần phải quan tâm đến Stop Hunt, bởi vì bạn chấp nhận độ nhiễu của thị trường là một phần của thua lỗ khi giao dịch. Kết quả backtest trong quá khứ đã chứng minh bạn sẽ thành công nên bạn chỉ cần tiếp tục trade cho đúng quy luật của hệ thống mà thôi.
Tuy nhiên, nếu bạn là một trader giao dịch theo kiểu tùy hứng, tùy ý. Bạn cần quan tâm đến các vị trí Big Bog săn lùng stoploss để hiểu rõ hơn về thị trường. Và sử dụng kiến thức đó để tối ưu kỹ năng giao dịch. Nếu không, bạn sẽ rơi vào trường hợp dễ đoán và lại tiếp tục trở thành con mồi cho các Big Boy.
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!