Thuật ngữ Forex Trader tại sao bất cứ Trader nào đều phải biết ? Bạn là một trader mới vào nghề, hoặc bạn là một Trader lâu năm nhưng có nhiều từ chuyên ngành bạn chưa thể hiểu. Hãy ngay lập tức lưu bài viết này lại, nó sẽ rất có ích cho bạn trao việc giao dịch ngoại hối sau này.Bởi việc hiểu rõ ý nghĩa các thuật ngữ chuyên môn trước khi tham gia giao dịch forex chính là bước đầu nắm những khái niệm cơ bản trước khi bước vào giao dịch forex hoặc giao dịch thử demo để từ từ từng bước lên thành một Trader Pro.
Forex Trader (Foreign exchange trader ) có nghĩa là “nhà giao dịch ngoại hối”. Một nhà giao dịch ngoại hối là người thực hiện trao đổi, mua bán các đồng tiền trên thị trường ngoại hối.
1. Các khái niệm, thuật ngữ forex trader thường được dùng nhất
Thuật ngữ kinh doanh Forex là những nội dung, ý nghĩa được thể hiện qua những từ, cụm từ nhanh gọn. Mà khi tham gia thị trường Forex, đọc tài liệu cũng như các bài ở ở sách hay ở internet bạn đề phải hiểu ý nghĩa của thuật ngữ Forex để nắm rõ được cả nội dung văn bản.
Đánh lên (going long) là gì ?: Đánh lên tức là một Trader vào một lệnh giao dịch mà lệnh đó sẽ chỉ có lãi nếu tỷ giá hối đoái tăng lên.
Đánh xuống (going short) là gì ?: Đán xuống hay bán xuống là Trader vào một lệnh giao dịch mà lệnh đó chỉ có lãi nếu tỷ giá hối đoái giảm xuống.
Chờ (flat) là gì ?: Khi một trader nói rằng anh ta đang chờ, đó là lúc anh ta không đánh lên, cũng không đánh xuống. Tức là tại thời điểm đó nhà kinh doanh này không ở trong trạng thái của một lệnh giao dịch nào trên thị trường.
Vậy tại sao các nhà kinh doanh sử dụng các thuật ngữ này? Tại sao họ không dùng từ mua thay từ đánh lên, hoặc dùng từ bán thay từ đánh xuống?
Câu trả lời sẽ rất đơn giản khi ta biết rằng các nhà kinh doanh Forex có thể kiếm tiền kể cả khi tỷ giá lên hoặc xuống. Ví dụ, giả sử bạn bước vào phòng làm việc của tôi và hỏi tôi sẽ kinh doanh như thế nào trong ngày hôm nay và câu trả lời của tôi là “hôm nay tôi sẽ bán”. Có đúng là từ “bán” có thể có hai nghĩa không? Có thể tôi sẽ bán cặp ngoại tệ mà tôi đã mua tuần trước nhằm thu một ít lợi nhuận; hoặc cũng có thể tôi sẽ vào một lệnh bán một cặp ngoại tệ mới trong ngày hôm nay với kỳ vọng sẽ có lãi do tỷ giá hối đoái của chúng sẽ đi xuống.
Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi cùng một câu như trên và câu trả lời của tôi là “tôi sẽ đánh xuống” thì sẽ không có sự nhầm lẫn nào như đã nói ở trên. Nếu tôi “đánh xuống”, có nghĩa chắc chắn là tôi sẽ có lãi nếu tỷ giá đi xuống và chắc chắn tôi sẽ lỗ nếu tỷ giá đi lên. Sẽ không có sự nhầm lẫn nào hết.
Tương tự như vậy với “mua” thì từ “mua” ở đây cũng hàm chứa hai nghĩa. Có thể tôi sẽ mua vì tôi nghĩ rằng tỷ giá sẽ đi lên; cũng có thể tôi đã từng vào một lệnh bán vào tuần trước và tỷ giá từ đó đến nay đã đi xuống. Để thu lợi nhuận và đóng lệnh mua cũ, tôi cần mua trả lại cặp ngoại tệ tôi đã bán tuần trước. Giao dịch này được gọi là “hoàn lệnh đánh xuống”.
Nếu tôi hoàn một lệnh nào đó và không còn lệnh mở nào trên thị trường, thì tức là tôi đang ở trạng thái “chờ”.
Nếu tôi trả lời bạn là “tôi sẽ đánh lên trong ngày hôm nay” thì câu này chỉ có một nghĩa duy nhất. Nó có nghĩa là nếu tỷ giá hối đoái đi lên, tôi sẽ có lãi; nếu trỷ giá hối đoái đi xuống, tôi sẽ bị lỗ. Việc sử dụng các thuật ngữ này sẽ loại bỏ sự không rõ ràng nhờ chúng mô tả chính xác hoạt động kinh doanh.
Pip là gì ? Pip là từ viết tắt của cụm từ “điểm phần trăm” (percentage in point) là mức thay đổi giá nhỏ nhất trên thị trường Forex.
Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa cặp ngoại tệ US đôla/Canada đô la là 1,10 và chúng ta đã thêm các số thập phân thành 1,1000 là để nhằm tính toán chính xác hơn.
Lý do làm cho tỷ giá chính xác hơn ở chỗ nó cho phép chúng ta thể hiện sự thay đổi nhỏ nhất có thể trong tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá tăng từ 1,1000 lên 1,1001. Chúng ta nói rằng tỷ giá đã tăng lên 1 pip, là mức tăng nhỏ nhất có thể.
Những loại ngọai tệ nào là chủ yếu
Trên thị trường thế giới ngày nau có rất nhiều loại ngoại tệ được đưa vào kinh doanh. 8 loại tiền thường được giao dịch là USD, EUR, JPY, GBP, CHF, CAD, NZD và AUD được gọi là các đồng tiền chính. Đây là các đồng tiền có thanh khoản cao và sức hấp dẫn. Những đồng tiền còn lại được xem là các đồng tiền phụ Dưới đây là danh mục một số loại ngoại tệ được kinh doanh sôi động nhất kèm theo các chữ viết tắt (code) của mỗi loại ngoai tệ đó.
- EUR = Euro
- GBP = Bảng Anh
- USD = Đô la Mỹ
- JPY = Yên Nhật
- CHF = Frăng Thụy Sỹ
- CAD = Đôla Canada
- AUD = Đôla Úc
- NZD = Đôla New Zealand
Tên lóng của ngoại hối
Nhiều loại ngoại hối ngoài có tên thường gọi hoặc các chữ cái viết tắt ( code) còn mang những tên long khác nhau. Các nhà kinh doanh thích dùng tiếng lóng, do vậy bạn cần biết những tên lóng này để hiểu họ muốn nói gì. Sau đây là một số ví dụ.
- Đôla Mỹ: “Greenback” hoặc “Buck”
- Bảng Anh: “Cable” hoặc “Sterling”
- Đôla Canada: “Loonie”
- Đôla Úc: “Aussie”
- Đôla New Zealand: “Kiwi”
- Euro: “Single Currency”
- Frăng Thụy Sỹ: “Swissy”
Nguồn gốc của những tên lóng này cũng là chủ đề tranh luận thú vị. Ví dụ, Euro được gọi là “Single currency” vì nó là loại một tiền được nhiều nước sử dụng. Còn “Kiwi” là loài chim ăn đêm, không bay được, và là biểu tượng quốc gia của New Zealand.
Trước đây đã lâu đồng Bảng Anh từng được xem là đồng tiền chủ chốt và nó được chuyển qua lại liên tục giữa Châu Âu và Bắc Mỹ thông qua điện tín (cable). Nhiều năm sau, cái tên lóng “cable” vẫn tồn tại. Xét về nguồn gốc, đồng Bảng vốn ngang giá với một pound2 Bạc nguyên chất (sterling silver), do đó nó được gọi là “Pound Sterling” hoặc đơn giản là “Sterling”.
“Loonie” là tên gọi không chính thức nhưng rất thông dụng đồng xu 1 đôla màu vàng, có khảm bạc của Canada. Tên lóng xuất phát từ bức hình con chim lặn gavia (Loon), là một loài chim hiếm, trên một mặt của đồng xu.
Các ngân hàng trung ương
Mọi nước (trong trường hợp Châu Âu là một nhóm nước) đều có một mức lãi suất tín dụng tương ứng và mức lãi suất này được ngân hàng trung ương (Central Bank) xác định. Các Forex Trader theo dõi rất cẩn thận các mức lãi suất này vì chúng có tác động rất lớn đến tỷ suất hối đoái. Dưới đây là một số ngân hàng trung ương của một số nước và nhóm nước:
- Liên minh Châu Âu : European Central Bank (ECB)
- Mỹ : Federal Reserve (Fed)
- Nhật : Bank of Japan (BoJ)
- Vương quốc Anh : Bank of England (BoE)
- Thụy Sỹ : National Bank (SNB)
- Canada : Bank of Canada (BoC)
- Úc : Reserve Bank of Australia (RBA)
- New Zealand : Reserve Bank of New Zealand (RBNZ)
Những ngân hàng trung ương này thường nâng mức lãi suất để chống lạm phát, hạ mức lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động của chúng tạo ra các biến động trong tỷ giá hối đoái và đó là những công cụ hỗ trợ cho nhiều chiến lược kinh doanh Forex khác nhau.
Các cặp ngoại tệ thông dụng
Sau đây là những cặp ngoại tệ thông dụng nhất:
- EUR/USD : Euro- đôla Mỹ
- USD/JPY : Đôla Mỹ – Yên Nhật
- AUD/USD : Đôla Úc – đôla Mỹ
- USD/CAD : Đôla Mỹ – đôla Canada
- NZD/USD : Đôla New Zealand – đôla Mỹ
- GBP/USD : Bảng Anh – đôla Mỹ
- USD/CHF : Đôla Mỹ – Frăng Thụy sỹ
- EUR/JPY : Euro – Yên Nhật
- EUR/GBP : Euro – Bảng Anh
- GBP/CHF : Bảng Anh – Frăng Thụy sỹ
- EUR/AUD : Euro – đôla Úc
Loại ngoại tệ đứng đầu trong một cặp ngoại tệ được gọi là ngoại tệ cơ sở (Đồng yết giá), ngoại tệ đứng sau trong cặp ngoại tệ được gọi là ngoại tệ đối ứng hoặc ngoại tệ đặt giá (Đồng định giá).
Ví dụ cặp ngoại tệ Euro/đôla Mỹ (Eur/USD), đồng euro EUR (đứng trước) được gọi là đồng tiền cơ sở của cặp ngoại tệ này( đồng yếu giá) , còn đồng đôla Mỹ USD (đứng sau) được gọi là đồng tiền đối ứng ( đồng định giá).
Vậy ai là người quy định loại ngoại tệ nào là đồng tiền cơ sở và loại ngoại tệ nào là đồng tiền đối ứng hoặc đồng tiền đặt giá? Nhiệm vụ này là của Tổ chức Định chuẩn Quốc tế (International Organization for Standardization –ISO). Trong đó ISO là người xác định các cụm từ viết tắt tên các ngoại tệ và thứ tự của các loại ngoại tệ trong từng cặp ngoại tệ.
Bất cứ khi nào một cặp ngoại tệ trong biểu đồ biến động tăng, điều đó có nghĩa là đồng ngoại tệ cơ sở mạnh lên so với đồng ngoại tệ đối ứng. Điều này đúng với tất cả các cặp ngoại tệ .
Đồng yết giá mạnh lên so với đồng định giá
Đồng yết giá yếu đi so với đồng định giá
Điều này cũng đúng với hướng ngược lại: Nếu đồng yết giá yếu đi so với đồng định giá, biểu đồ sẽ cho thấy tỷ giá hối đoái của cặp ngoại tệ đó đi xuống.
LOT là gì ? Một lot là khối lượng giao dịch nhỏ nhất để các trader thực hiện giao dịch. Trong thị trường Forex, các nhà kinh doanh mua và bán các lot. Cũng như các giao dịch trong thị trường khác, ví dụ như trong thị trường tương lai (thị trường giao sau) các nhà kinh doanh mua và bán các hợp đồng, còn trong thị trường chứng khoán, các nhà kinh doanh mua và bán các cổ phiếu.
Mỗi một lot bao gồm 100.000 đơn vị ngoại tệ. Nếu bạn đánh lên một lot của cặp Eur/USD tức là trên thực tế bạn đã đánh lên 100.000 đơn vị ngoại tệ cơ sở và đồng thời đánh xuống 100.000 đơn vị ngoại tệ đối ứng. Như vậy, một nhà kinh doanh đánh lên một lot của cặp Eur/USD thì cũng có nghĩa là anh ta đánh lên 100.000 Euro, đồng thời anh ta cũng đánh xuống một số lượng tương ứng là 100.000 đôla Mỹ.
Vào lệnh (ENTRY) là gì ? Vào lệnh hoặc điểm vào lệnh là thời điểm lệnh đánh lên hoặc đánh xuống được mở. Đây là lúc giao dịch bắt đầu.
Lệnh dừng hoặc lệnh dừng lỗ (Stop hoặc Protective Stop) là gì ?
Một lệnh dừng là lệnh được đặt để thoát ra khỏi giao dịch khi tỷ giá hối đoái biến động theo hướng bất lợi cho nhà kinh doanh. Lệnh này được đặt nhằm kiểm soát lỗ ở mức tối thiểu và có thể kiểm soát được.
Mục tiêu (TARGET) là gì ? Mục tiêu được đặt nhằm thoát ra khỏi giao dịch trong trường hợp tỷ giá đang biến đổi theo hướng có lợi cho nhà kinh doanh. Lệnh mục tiêu còn được gọi là lệnh thu lợi (take-profit order).
Thị trường giao ngay hoặc thị trường tiền mặt (Spot Market hoặc Cash Market)
Giá giao ngay là giá trị của một vật, hay một mặt hàng ngay tại thời điểm hiện tại. Giá này khác với hợp đồng tương lai, khi giá trị của một vật hay mặt hàng được tính trong tương lai.
Giả dụ bạn muốn mua một chai nước. Bạn đang khát và bạn muốn có ngay chai nước. Người bán hàng tính 1 đôla cho chai nước bạn mua. Như vậy, 1 đôla là giá giao ngay của chai nước tại cửa hiệu đó; nói cách khác đó là giá được trả ngay tại thời điểm đó.
Ở một khía cạnh khác, giả sử bạn muốn trả giá chai nước mà bạn muốn trong tương lai. Bạn thỏa thuận với chủ hiệu, có tính đến lạm phát, quan hệ cung cầu và yếu tố bất định của tương lai. Bạn đồng ý mua chai nước với giá 1,05 đôla. Như thế, bạn đã thỏa thuận một hợp đồng tương lai cho chai nước.
Khi bạn thấy nhắc đến thị trường “spot” hoặc thị trường “cash” thì đấy là để phân biệt giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau.
Thanh khoản (LIQUID) là gì? Một thị trường có tính thanh khoản, hay một thị trường “dày” là thị trường mà trong đó mọi hoạt động mua và bán đều diễn ra dễ dàng. Thị trường Forex có được điều này vì ở đó có nhiều hơn người mua và nhiều hơn người bán. Một thị trường ít người mua và bán được gọi là thị trường kém thanh khoản (Illiquid market).
Đòn bẩy (LEVERAGE) là gì? Đòn bẩy là khả năng kiểm soát một lượng vốn kinh doanh lớn bởi một lượng vốn đầu tư ban đầu tương đối nhỏ.
Ví dụ, một lot của một cặp ngoại tệ có giá trị 100.000 đơn vị tiền tệ, tức là 100.000 euro hoặc 100.000 đôla Mỹ chẳng hạn. Vậy liệu bạn có cần phải có số vốn đặt trong tài khoản ít nhất là 100.000 euro hoặc 100.000 đôla Mỹ để có thể giao dịch 1 lot của cặp ngoại tệ EUR/USD không?
Không cần, bạn có thể kiểm soát một lot với một số vốn trong tài khoản thậm chí chỉ bằng 1/200 giá trị của lot giao dịch. Ta nói rằng nhà kinh doanh giao dịch 1 lot theo cách trên đang sử dụng đòn bẩy 1 ăn 200. Số lần của đòn bẩy được các nhà kinh doanh sử dụng dựa trên nhu cầu cá nhân của họ, cũng như “vùng an toàn” do họ xác định.
Vùng hỗ trợ (SUPPORT) là gì ? Vùng hỗ trợ là một vùng ở trên biểu đồ giá nơi mà xu hướng giảm giá ngừng lại. Vùng hỗ trợ không không phải là một điểm giá chính xác nào, mà nó là một vùng. Hãy nghĩ rằng hỗ trợ là sàn nhà dưới chân bạn
Vùng kháng cự (RESISTANCE) là gì ? Vùng kháng cự là một vùng ở trên biểu đồ giá nơi mà xu hướng tăng giá dừng lại. Giống như điểm hỗ trợ, điểm kháng cự là một vùng giá chứ không phải là một mức giá chính xác nào đó. Hãy nghĩ rằng vùng kháng cự như là trần nhà trên đầu bạn.
Trong hình trên, Cặp EUR/USD biểu đồ 1 ngày liên tục được hỗ trợ bởi vùng giá 1.4000-1.4100. Cặp EUR/USD liên tục chạm vùng kháng cự 1.4500.
Phá xu hướng (BREAKOUT) là gì ? Phá xu hướng xuất hiện khi giá của cặp ngoại tệ vượt xuống dưới điểm hỗ trợ hoặc vượt lên trên điểm kháng cự
Theo hình trên thì vùng Kháng cự chuyển thành hỗ trợ là đường màu đỏ. Vùng giá 1.3050-1.3100 của cặp EUR/USD. Hai điểm được đánh dấu ngôi sao màu đó chính là điểm Breakout.
Đọc toàn bộ: Các Mô hình nến Nhật đảo chiều mạnh
Xu hướng (TREND) là gì ? Một xu hướng xuất hiện khi tỷ giá hối đoái giao động cố định theo một hướng, hoặc tăng, hoặc giảm .
Dải giá (RANGE) là gì ? Dải giá xuất hiện khi tỷ giá hối đoái không có một hướng rõ ràng nào, đồng thời được giới hạn trong một vùng hỗ trợ và kháng cự tương đối rõ ràng nào đó .
Tích lũy (CONSOLIDATION) là gì ? Hiện tương tích lũy xảy ra khi tỷ giá hối đoái bị giới hạn giữa mức hỗ trợ và kháng cự hẹp dần. Hiện tượng tích lũy thường dẫn đến hiện tượng phá xu thế (Breakout)
Tính biến động (VOLATILITY) là gì ? Tính biến động là mức độ giao động tỷ giá kỳ vọng của một cặp ngoại tệ trong một khoảng thời gian định trước. Một cặp ngoại tệ có tính biến động cao có xu hướng tạo những thay đổi nhanh và mạnh, trong khi một cặp ngoại tệ có tính biến động thấp thường được giao dịch trong một khoảng giá dễ dự đoán hơn.
Giá ASK, BID là gì ? SPREAD là gì ?
Có hai loại giá trong thị trường ngoại hối là Bid và Ask. Giá mà chúng ta trả để mua cặp tiền tệ được gọi là Ask. Nó luôn luôn cao hơn một chút trên giá cả thị trường. Giá chúng ta bán cặp tiền tệ trên thị trường Ngoại hối, được gọi là Bid. Giá bán luôn thấp hơn một chút dưới giá thị trường.
Giá mà chúng ta nhìn thấy trên bảng giá luôn luôn là giá Bid. Sau đó chúng tôi sẽ chỉ ra làm thế nào để check giá Ask trong nền tảng giao dịch của chúng ta. Giá Ask luôn cao hơn giá Bid một vài pip. Sư khác biệt giữa hai loại giá này được gọi là chênh lệch giá mua giá bán spread.
Spread là một mức phí mà chúng tôi trả cho các nhà môi giới cho mỗi giao dịch. Bạn có thể gặp logic tương tự trong trao đổi với ngân hàng: tỷ giá luôn có sự khác biệt đối với người mua và người bán.
SPREAD = ASK – BID
Lấy ví dụ, giá Bid/Ask của cặp EUR/USD là 1.1250/1.1251. Bạn sẽ mua cặp tiền tệ cao hơn tại mức giá Ask 1.1251 và bán nó tại mức giá Bid thấp hơn tại 1.1250. Đây là đại điện cho chênh lệch giá của 1 pip.
Cặp tiền tệ càng phổ biến thì chênh lệch giá spread càng nhỏ. Ví dụ như, spread của một giao dịch EUR/USD thường rất nhỏ hoặc như nhà đầu tư nói, ít ỏi. Lưu ý rằng chi phí của spread trên thị trường ngoại hối thường không đáng kể so với chi phí trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường quyền chọn. Khi một spread được thể hiện qua số pip, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán ra chi phí của mỗi giao dịch bằng cách nhân số pip chênh lệch spread với giá trị của một pip.
Tỷ giá hối đối là gì ? Tỷ giá sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn cho rằng đồng ngoại tệ cơ sở là ứng với số “một”. Giả dụ tỷ giá hối đoái của cặp EUR/USD là 1,2904. Đồng ngoại tệ cơ bản là đồng Euro vì nó nằm ở vị trí đầu tiên của cặp ngoại tệ. Hãy xem đồng Euro ứng với số 1 theo cách nghĩ “một Euro bằng 1,2904 đôla Mỹ”. Điều này có nghĩa là 1 Euro có giá trị bằng 1,2904 đôla Mỹ.
Hãy thử cách này với bất cứ cặp ngoại tệ nào. Nếu cặp GBP/USD có tỷ giá là 1,9012 thì ta có thể nói rằng một Bảng Anh bằng 1,9012 đôla Mỹ. Nếu cặp USD/JPY có tỷ giá là 115,00 thì ta có thể nói một đôla Mỹ bằng đúng 115 Yên Nhật.
Khi giao dịch cặp EUR/USD, nhà kinh doanh ở Mỹ sẽ lưu ý rằng cặp này có một mức giá cố định là 10 đôla cho mỗi pip. Trên thực tế, điều này đúng với tất cả các cặp ngoại tệ mà trong đó đồng đôla Mỹ giữ vai trò đồng ngoại tệ đối ứng. GBP/USD, AUD/USD và NZD/USD cũng đều có mức giá cố định là 10 đôla Mỹ trên 1 pip. Do đó, trong bất cứ cặp ngoại tệ nào có đôla Mỹ với tư cách là đồng đối ứng, nếu tỷ giá chuyển động cứ 10 pip theo hướng có lợi thì có nghĩa là 100 đôla đã được tạo ra, ngược lại nếu tỷ giá chuyển động cứ 10 pip theo hướng bất lợi thì có nghĩa là nó tạo ra một khoản lỗ 100 đôla Mỹ. Do cặp EUR/USD dao động trung bình khoảng 100 pip mỗi ngày, việc lỗ hoặc lãi 10 pip có thể dễ dàng xảy ra.
Nếu kịch bản này tạo nên mức rủi ro lớn hơn mong muốn của một nhà kinh doanh Forex, anh ta có thể mở một tài khoản “mini”. Trong một tài khoản mini, cặp EUR/USD có giá trị pip cố định là 1 đôla Mỹ. Trong trường hợp này, một sự chuyển động 10 pip theo hướng có lợi sẽ tạo ra lợi nhuận 10 đôla Mỹ, một sự chuyển động 10 pip theo hướng bất lợi sẽ tạo khoản lỗ 10 đôla Mỹ.
2. Các thuật ngữ trong giao dịch ngoại hối được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái
2 đỉnh :Mô hình tỷ giá «2 đỉnh» là mô hình đảo chiều của trend lên. Cho rằng mô hình này là tinh hiệu rất mạnh rằng giá sẽ đi xuống.
3 đỉnh : Mô hình giá «3 Đỉnh» thông thường hình thành trong trend lên, thông báo về chuẩn bị đảo chiều và giảm giá. Mô hình này thường mạnh hơn mô hình «2 đỉnh».
A
Abandon : Abandon có nghĩa là từ chối (từ tiếng Pháp. Abandon). Khi áp dụng cho lĩnh tài chính, việc từ bỏ có thể từ bỏ bất kỳ quyền hoặc tài sản nào, rút khỏi giao dịch, từ bỏ sử dụng cho đến ngày hết hạn “Abandon”.
ADR (American Depository Receipts) : Biên lai lưu ký Hoa Kỳ được sử dụng để giao dịch chứng khoán của các công ty nước ngoài tại Hoa Kỳ. Cổ phiếu của các công ty nước ngoài được mua lại bởi ngân hàng lưu ký Hoa Kỳ trong quá trình niêm yết các cổ phiếu này trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Chương trình này đã được sử dụng từ năm 1927. Biên lai (ADR) có mệnh giá bằng đô la Mỹ. Theo cùng một cách, chúng được giao dịch tự do ở châu Âu. ADR là một công cụ để huy động vốn ở thị trường Mỹ và quốc tế. Họ có thể có tên khác nhau đáp ứng yêu cầu của một thị trường cụ thể.
Alligator : Indicator được thiết lập để xác định các khúc thời gian khi gia giao động trong kênh.
AMEX (American Stock Exchange) : Sở giao dịch chứng khoán thế giới, phát triển từ một công ty nhỏ của các nhà giao dịch chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai của Mỹ. Điểm đặc biệt của nó là cổ phiếu của các công ty đang trong giai đoạn phát triển (doanh nghiệp vừa và nhỏ) được giao dịch tại đây. Hai chỉ số chính được tính trên sàn giao dịch này: Chỉ số thị trường chính AMEX và Chỉ số giá trị thị trường AMEX.
ATR : Indicator ATR được thiết lập để đánh giá giao động của thị trường.
AUD/USD : Cặp ngoại tệ đô la Úc và đô la Mỹ. Trong cặp này đô la Úc sẽ là ngoại tệ gốc, đô la Mỹ là ngoại tệ trích giá.
Aussie : Từ lóng, chỉ Đô la Úc AUD
Average Directional Index (ADX) : Indicator kỹ thuật được thiết lập bởi Welles Wilder, mục đích là đánh giá sức trend và xu hướng sau này qua các mức giá thâp và cao nhất.
Awesome Oscillator : Chỉ thị kĩ thuật phản ánh những thay đổi cụ thể trong động lực của thị trường, giúp xác định sức mạnh của xu hướng, bao gồm cả điểm hình thành và đảo chiều của nó.
B
Balance (của tài khoản) : Số tiền trong tài khoản, tính tổng kết quả của tất cả các giao dịch hoàn tất và nạp/rút tiền từ tài khoản.
Basic : Basic là sự khác biệt về giá giữa giá future và giá của tài sản gốc. Basic có thể âm hoặc dương. Vào thời điểm hợp đồng hết hạn, cơ sở sẽ bằng không, vì future và giá ngày hết hạn sẽ bằng giá hiện tại.
Basic point : Điểm Basic bằng một phần trăm của phần trăm. Khi lãi suất được tính toán, tất cả sự không rõ ràng cần phải được loại bỏ: trong trường hợp này, đơn vị trở thành điểm basic. Ví dụ: tăng lãi suất cơ bản tăng từ 7% lên 7,2% có nghĩa thay đổi bằng 20 điểm cơ bản.
Biểu đồ : Biểu đồ hiển thị thay đổi tỷ giá của của dụng cụ theo thời gian.
Biểu đồ nến : Đây là biểu đồ hiển thị biểu đồ giá mở và đóng, giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian. Nếu trong trường hợp nếu tỷ giá mở cao hơn giá đóng, nến sẽ tô mầu, trong trường hợp ngược lại sẽ không.
Biểu đồ ngày : Biều đồ mà một cây nến bằng 1 ngày
Broker : Công ty hay cá nhân hoạt động như trung gian trong việc tiếp cận đến các thị trường và tổ chức giao dịch các dụng cụ tài chính cho khách hàng của mình
C
Cặp ngoại tệ : Tỷ giá của một đồng tiền này đối với một đồng tiền khác.
Cặp ngoại tệ cross : Cặp ngoại tệ, không bao gồm đô la Mỹ được ngoại là cặp cross.
CFD : CFD là viết tắt của cụm từ Hợp đồng chênh lệch (Contract for Difference). Đó là hợp đồng giữa 2 bên: người bán trả cho người mua phần chênh lệch giá hiện tại của tài sản cơ bản và giá tại thời điểm kí hợp đồng đó trong trường hợp tăng giá, và ngược lại. Với CFD các trader có thể giao dịch các loại tài sản mà không cần sở hữu trực tiếp nó.
Chế độ Trailing stop : Chế độ Trailing stop dịch chuyển lệnh Stop Loss theo nguyên tắc sau: nếu lợi nhuận của vị trí tăng cao hơn một khoảng cách nhất định (được định bởi chế độ này), thì lệnh Stop Loss sẽ dịch chuyển đến mức tại đó khoảng cách giữa mức giá thị trường hiện tại và giá lệnh này bằng đúng khoảng cách đó.
Chênh lệch Bid/Ask : Chênh lệch giá Bid và giá Ask (Bid/Ask Spread)
Chỉ báo cân bằng khối lượng (OBV) : Chỉ thị tích lũy được lập trên cơ sở chỉ số khối lượng giao dịch và phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hợp đồng được thực hiện và biến động giá của tài sản.
Chi phí giao dịch : Chi phí trader phải chịu khi mua bán ngoại tệ hoặc hàng hóa, nó bao gồm cả phí broker.
Chỉ số dòng tiền (MFI) : Chỉ số dòng tiền (MFI) – chỉ thị kĩ thuật được lập ra để đánh giá sức mạnh của dòng tiền vào tài sản bằng cách so sánh sự tăng và giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định, có tính tới khối lượng các giao dịch.
Chỉ thị Dải Bollinger : Chỉ thị thể hiện sự thay đổi về độ biến động của thị trường hiện tại, nó xác nhận xu hướng, cho thấy khả năng tiếp tục hay dừng xu hướng, các giai đoạn củng cố, tăng biến động khi đột phá, cũng như chỉ ra các đỉnh và đáy giá cục bộ.
Chỉ thị kĩ thuật : Chỉ thị kĩ thuật là phần không thể tách rời của phân tích kĩ thuật. Mục tiêu của chúng là giúp trader dự báo xu hướng thị trường. Có lượng lớn các chỉ thị được sử dụng. Một số trader ưa thích sử dụng chỉ thị được đánh giá tốt trước đây, các trader khác lại thử nghiệm những chỉ thị mới. Ví dụ các chỉ thị: chỉ thị B. Williams, chỉ thị oscillator, chỉ thị trend và chỉ thị khối lượng.
Chữ nhật giảm : Mô hình «chữ nhật» dùng để xác nhận xu hướng tiếp tục sẽ đi theo hướng hiện tại. «Chữ nhật xuống» hình thành khi trend giảm và có nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục giảm.
Chữ nhật lên : Mô hình biểu đồ «chữ nhạt» dùng để xác nhận xu hướng hiện tại. «Chữ nhật lên» hình thành trong trend lên và cho thấy rằng tỷ giá có nhiều khả năng lên tiếp.
Chuyển vị trí (Rollover) : Quá trình chuyển vị trí giao dịch được mở từ ngày này sang ngày khác.
Clearing : Quá trình tính lại tất cả giao dịch của các người tham gia.
Cross : Tỷ giá ngoại tệ mà giá được tinh qua ngoại tệ thứ 3. Thông thường các cặp này được gọi nếu trong đấy không có đô la Mỹ.
D
Derivative : Hợp đồng tài chính mà phụ thuộc vào giá của vài tài sản gốc. Các tài sản gốc này có thể bao gồm là index, cổ phiếu, hàng hóa, ngoại tệ và khác.
E
EUR/JPY : Cặp ngoại tệ được hình thành từ đồng Euro và Yên Nhật, giá của cặp này cho biết cần bao nhiêu Yên Nhật để mua được 1 Euro.
EURO : Ngoại tệ được dùng tại 19 nước liên minh châu Âu; Áo, Bỉ, Đức, Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha, Ý, Sip, Latvia, Litva, Luksemburg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Phần Lan, Pháp và Estonia.
EUR/USD : Cặp ngoại tệ phổ thông nhất, đồng eur là ngoại tệ gốc, đô la Mỹ ngoại tệ trích giá.
F
Forex dealer : Forex dealer – thể chế tài chính có quyền tổ chức giao dịch ngoại tệ.
Fractal : Fractal là indicator hiển thị đỉnh hoặc đáy, tại những điểm đấy giá thường dừng lại và đi ngược lại.
G
Gap : Khi có khoảng trống trong giá vì có giao động mạnh.
Gator Oscillator : Oscillator Gator là phần bổ xung của Alligator, hiển thị độ hội tụ / phân kỳ của 3 đường trung bình trượt, hiển thị chu kỳ đói và ngủ (chu kỳ trend hoắc ngang) của alligator.
GBP/USD : GBP là bảng Anh, trong cặp này là ngoại tệ Anh giao dịch so với USD Mỹ. Cặp ngoại tệ hiển thị số tiền cần phải trả bằng usd để mua bảng Anh.
Giá Ask : Giá bán – giá mà bạn mua một dụng cụ tài chính nào đó.
Giá Bid : Điểm giá mà bạn bán một dụng cụ tài chính nào đó
Giá chào bán (Offer) : Giá để có thể mua một ngoại tệ.
Giá đối hoại : Ngoại tệ thứ 2 được gọi là ngoại tệ trích giá.
Giá thực hiện option : Tỷ giá mà người mua call option có quyền mua cặp ngoại tệ hoặc bán khi người mua call option có quyền bán ngoại tệ theo gia nhát định.
Giá thuyết hỗn loạn : Bill Williams thiết lập lý thuyết độc đáo, kết hợp tâm lý học và giả thuyết hỗn loạn vào giao dịch.
Giáo dịch danh mục : Mua hoặc bạn các tài sàn cùng mục lúc trong một danh mục đầu tư.
Giao dịch Forward : Giao dịch forward là hình thức giao dịch khi người bán và mua cam kết kết thục giao dịch vào tương lai theo giá đàm phán ngay bay giờ.
Giao dịch trong ngày : Giao dịch thường được kết thúc trong 1 ngày.
Giao dịch tự động : Giao dịch kiểu này cho phép thực hiện quá trình giao dịch một cách hoàn toàn tự động
Growth stock : Growth stock là cái mà họ gọi là cổ phiếu của công ty có chỉ số lợi nhuận tốt (cao hơn mức trung bình) trong một khoảng thời gian nhất định (nói chung là một vài năm) hoặc cổ phiếu có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai gần. Khía cạnh chính của sự tăng trưởng cổ phiếu này là giá trị của nó thường tăng nhanh hơn nhiều so với các cổ phiếu khác. Tuy nhiên, cũng có thể giảm nhanh giá trị của cổ phiếu. Hơn nữa, các cổ đông của các công ty đó không nhận được cổ tức bằng cổ phiếu nào, hoặc chỉ nhận được một khoản cổ tức nhỏ do lợi nhuận được đầu tư vào sự phát triển của công ty, đặc biệt là khi công ty còn khá mới.
H
Hedging : Chiến lược giảm rủi ro ảnh hưởng của các biến động giá khác nhau lên danh mục tài sản nào đó và tránh biến động thị trường. Trên thực tế, hedging nói đến việc mua và bán theo giá kỳ hạn hoặc mở vị trí với tài sản tương tự. Hedging trở nên phổ biến khi sự bất ổn của thị trường gia tăng.
Hội tụ/phân kỳ trung bình trượt (MACD) : Chỉ thị MACD cho thấy sự hội tụ/phân kỳ các đường trung bình trượ và được lập ra để đánh giá sức mạnh và xu hướng của trend, cũng như để xác định điểm có thể đảo chiều bằng cách nhận các tín hiệu từ tổ hợp 3 đường trung bình trượt của các khoảng thời gian khác nhau (nhanh, chậm và đường tín hiệu).
I
Ichimoku : Indicator Ichimoku là dụng cụ tổng hợp của phân tích kỹ thuật, được giới thiệu vào năm 1968 bởi ông Goichi Hosoda. Ý tưởng của hệ thống là có thể hiểu trend nhanh tróng, tốc độ và lực của trend.
Index lực : Index lực của ông Aleksandr Elder, đo sức xu hướng của tỷ giá, bao gồm: xu hướng, kích cỡ thay đổi và khối lượng. Oscillator này giao động trong gần vùng 0.
Indicator DeMark : Indicator này được thiết lập để tìm ra những điểm mua và điểm bán. Hiển thị khả năng của tỷ giá lên hoặc xuống.
Indicator Envelop : Indicator Envelop hiển thị quá mua hoặc qua bán, cho phép đánh giá điểm vào và điểm ra.
Indicator Momentum : Indicator phân tích kỹ thuật, hiển thị xu hướng thị trường và đánh giá tốc độ tháy đổi tỷ giá, đánh giá giá hiện tại và giá trị trước đấy.
Indicator Parabolic : Indicator parabolic được thiết lập cho mục đích để xác nhận hoặc phủ nhận trend hiện tại, vào hồi điều chỉnh hoặc đi ngang. Indicator này có thể gọi bằng cách “điểm dừng hoặc đảo chiều”.
K
Kênh CCI : Index kênh CCI được thiết lập bởi Donald Lambert. Indicator này dùng để tìm ra những trend mới, hiện giờ thì indicator này được dùng để đánh giá giá hiện tại so với các mức trung bình.
Kênh giá : Khoảng dao động ổn định của giá một loại tài sản, biên độ dao động tương đối cố định
Khách hàng lẻ : Bất kỳ ai giao dịch Forex mà không phải pháp lý định nghĩa theo luật giao dịch chứng khoán. Thông thường những đôi bên giao dịch không quá 10 triêu.
Khối lượng : Khối lượng giáo dịch hiển thị thấy các nhà đầu tư hoạt động thế nào để dự đoán được xu hướng và sức mạnh.
Khối lượng (Chỉ số khối lượng) : Chỉ số khối lượng giao dịch là công cụ phân tích kĩ thuật, thể hiện mức độ hoạt động của các nhà đầu tư trong khoảng thời gian nhất định.
Kiếm lời chênh lệch giá (Arbitrage) : Đồng thời mua một tài sản tài chính bị đánh giá thấp và bán nó lại với giá khác để hưởng lợi nhuận phi rủi ro từ chênh lệch giá tài sản phát sinh từ sự hoạt động chưa hiệu quả của thị trường.
Kim cương : Mô hình giá «Kim cương» là tín hiệu đảo chiều tỷ trend. Mô hình thông thường hình thành trong lúc trend đi lên.
L
Lá cờ : Lá cờ là mô hình ngắn hạn về tiếp tục trend, cho thấy xu hướng tỷ giá vẫn còn mạnh. Trên biểu đồ ngày thì mô hình này hình thành trong 1 đến 2 tuần.
Lãi suất : Có các mức lãi suất mà các ngân hàng đặt ra để xác định mức lãi suất cho vay. Mức lãi xuất phụ thuộc vào cung và cầu về nguồn tín dụng, lãi suất thị trường và khác. Ban đầu, lãi suất cơ bản được đặt ra bởi ngân hàng trung ương quốc gia; với tỷ lệ này, tất cả các ngân hàng khác có thể vay từ ngân hàng trung ương. Lãi suất cơ bản do ngân hàng trung ương quy định có tác động trực tiếp đến giá trị của đồng tiền quốc gia. Do đó, theo dõi các thay đổi trong chỉ báo này có thể giúp nhà giao dịch thực hiện giao dịch ngoại hối.
Lạm phát : Qua trình tăng giá của dịch vụ hoặc hàng hóa
Lệnh : Thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng
Lệnh limit : Lệnh mua hoặc bán tài sản theo giá dặt trước. Ví dụ nếu giá USD/JPY là 108.24/108.26 (Bid/Ask), thì trader có thể đặt lệnh limit mua với giá ví dụ là 107.50; nếu giá sẽ xuống đến mức Ask 107.50, thì lệnh sẽ được tự động mua Buy.
Lệnh OCO : Lệnh OCO là tổng hợp 2 lệnh chờ, đặt mở vị trí theo giá đặt trước. Khi một trong 2 lệnh được mở thì lệnh thứ 2 sẽ bị hủy.
Lệnh stop loss : Lệnh Stop loss dùng để tối thiểu hóa thua lỗ có thể xảy ra khi tỉ giá đi ngược xu hướng dự đoán. Stop loss tự động đóng vị trí theo giá định trước.
Lệnh Take profit : Lệnh Take profit dùng để tự động đóng vị trí và chốt lợi nhuận khi giá đạt đến mức nhất định.
Lệnh thị trường (Market Order) : Lệnh mua hoặc bán một dụng cụ tài chính (ví dụ như ngoại tệ) theo giá hiện tại trên thị trường.
Libid/Libor : LIBID – lãi suất huy động liên ngân hàng tại London. LIBOR – lãi suất cho vay liên ngân hàng tại London
Lịch kinh tế : Lịch kinh tế, giúp cho các nhà đầu tư theo dõi các tin sẽ ra để dự đoán tỷ giá của tài sản.
Listed Stocks : Danh sách này chứa các cổ phiếu được chấp thuận giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Trước khi bạn nhận được cổ phiếu trong danh sách, các cổ phiếu phải trải qua quá trình – niêm yết. Chỉ các công ty đã được kiểm tra tuân thủ các yêu cầu nhất định, chẳng hạn như vốn hóa, khối lượng sản phẩm được bán, số lượng chứng khoán đang lưu hành và các công ty khác, được chấp nhận giao dịch.
Lợi nhuận : Kết quả dương của các giao dịch tài chính.
Lot : Số lượng tài sản tài chính trong một hợp đồng giao dịch tiêu chuẩn.
M
Margin call : Yêu cầu từ công ty về việc nạp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ
Market Facilitation Index : Market Facilitation Index thiết lập để đánh giá xem thị trường có muốn đẩy giá không. Giá trị số của indicator này không có nhiều ý nghĩa nhưng nếu xem cộng với tốc độ thay đổi khối lượng giao dịch thì khá hiệu quả.
Mô hình xu hướng đảo ngược : Là các mô hình biểu đồ (pattern), được lập sau khi giá đạt đỉnh trong xu hướng hiện tại, gần như chắc chắn xảy ra đảo chiều xu hướng.
Mô hình xu hướng tiếp tục : Mô hình đồ thị xu hướng tiếp tục được hình thành trong khoảng thời gian tạm dừng xu hướng hiện tại trên thị trường, và thường đánh dấu sự tiếp tục xu hướng ấy chứ không phải đảo chiều ngược lại.
Moving Average Envelopes : Chỉ thị dùng để xác định các biên của chuyển động giá hiện tại.
Mức hỗ trợ : Mức hỗ trợ là một trong những khái niệm quan trọng của phân tích kĩ thuật. Đó là mức giá mà tại đó hoạt động mua vào đủ mạnh, ngăn cản sự tiếp tục giảm giá do bán ra
Mức kháng cự: Mức kháng cự là một trong những khái niệm chính của phân tích kĩ thuật. Đó là mức giá mà tại đó hoạt động của bên bán đủ mạnh để ngăn cản sự tiếp tục tăng giá do mua vào.
Mức kháng cự Forex : Mức giá ở trên hoặc dưới, tại mưc này giá thường đi ngược lại.
N
Ngân hàng Anh : Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung ương Anh
Ngân hàng Canada : Ngân hàng Canada – ngân hàng trung ương Canada
Ngân hàng Nhật : Ngân hàng Nhật – ngân hàng trung ương Nhật
Ngày đáo hạn : Ngày cuối cùng khi hợp đồng phái sinh có thể được thực hiện hoặc đóng lại.
Ngày thực hiện giao dịch : Ngày thực hiện giao dịch
Ngày tính giá : Ngày thực hiện điều kiện của lệnh, khi các bên phải cung cấp số tiền, người mua phải trả tiền, người bán phải trả hàng.
Ngoại tệ cơ bản : Đồng tiền đầu tiên trong cặp ngoại tệ trên Forex
Ngoại tệ hàng hóa : Ngoại tệ các nước mà xuất khẩu sáng khoảng. Bao gồm các nước đã phát chiển như đô la Úc, đô la Canada, New Zealand, rub Nga và khác.
P
Phân tích cơ bản : Phân tích các sự kiện kinh tế, chính trị có thể ảnh hưởng đến xu hướng giá trên các thị trường tài chính. Trên thị trường ngoại hối phân tích cơ bản chủ yếu dựa trên các sự kiện kinh tế vĩ mô.
Phân tích kĩ thuật : Phân tích kĩ thuật được dùng để dự đoán các diễn biến tương lai trong thị trường tài chính và hàng hóa, trên cơ sở lịch sử biến động giá, tức chuyển động giá trước đây.
Q
Quản lý rủi ro : Phát hiện và đánh giá mức độ rủi ro, cũng như thi hành các biện pháp loại trừ chúng đến mức mong muốn và theo dõi mức rủi ro mới để nó nằm trong mức mong muốn.
R
Relative Vigor Index : Relative Vigor Index (chỉ số vui vẻ tương đối RVI) – được thiết kế để xác định xu hướng giá chủ đạo. Chỉ số hoạt động dựa trên quan điểm đơn giản là giá đóng cửa phần lớn cao hơn giá mở cửa khi xu hướng giá tăng, và ngược lại khi xu hướng giá giảm.
RSI : Index lực (RSI) indicator, thiết lập để đánh giá lực hoặc yếu của trend, thay đổi tốc độ biến động tỷ giá, đánh giá giựa trên thay đổi giữa giá đóng và giá mở.
S
Spread : Chênh lệch giá Bid và Ask. Thông tin các tỷ giá mà khách hàng nhận được trong phần mềm giao dịch bao gồm cả 2 giá đó. Spread hiện tại của một cặp ngoại tệ hay loại tài sản là phần quan trọng cấu thành nên thanh khoản của nó.
Sterling : Tên gọi khác của bảng Anh
Stochastic Oscillator : Indicator này đánh giá vị trí giá đóng hiện tại trong khoảng thời gian gần, ý tưởng của indicator này là chỉ số sẽ hương lên khi trend lên và xuống khi trend giảm.
Stock : Thu hút đầu tư có nhiều cách khác nhau. Một trong số đó là phát hành cổ phiếu, cho phép các nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty và có quyền nhận cổ tức từ lợi nhuận của công ty. Cổ phiếu không chỉ là một công cụ để nhận cổ tức, mà trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể kiếm được tiền do sự biến động giá của các cổ phiếu này.
Sụt : Giảm giá rất mạnh của tài sàn nào đấy
T
Tài sản : Dụng cụ có giá trị kinh tế và trong tương lai có thể đem lại lợi nhuận.
Tam giác (lên) : Mô hình giá “Tam giác lên” là mô hình tiếp tục của trend, thông thường hình thành trong xu hướng lên và mô hình xác nhận xu hướng lên tiếp.
Tam giác cân : Mô hình tam giác cân là mô hình tiếp tục trend, có thể hình thành trong lúc trend lên và xuống, cho phép đánh giá xu hướng tiếp theo.
Tam giác xuống : Mô hình tam giác «Tam giác xuống» là mô hình tiếp tục của trend, thông thường được hình thành khi giá xuống và được dùng để xác nhận xu hướng còn tiếp tục đi xuống.
Tăng tốc / giảm tốc : Indicator phân tích kỹ thuật Accelerator/Decelerator (tăng tốc/giảm tốc) cho thấy tăng tốc hoặc giảm tốc của thị trường
Thanh khoản : Đặc tính của thị trường (kích cỡ) cho phép hình thành giao dịch lớn mà không ảnh hưởng mạnh đến giá.
Thanh toán :Quá trình trong đó cổ phiếu được chuyển cho người mua. Thời gian thực hiện thường mất từ 1-3 ngày sau khi kí kết hợp đồng.
Thị trường châu (Bull Market) : Thị trường mà xu hướng tỷ giá đi lên
Thị trường có tính thanh khoản : Thị trường, trong đó các trader có thể mua bán khối lượng lớn các tài sản vào bất kì thời gian nào với chi phí giao dịch thấp.
Thị trường Forex thế giới : Thị trường mà các người tham gia có quyền lợi mua hoặc bán, quy đổi, đầu cơ với ngoại tệ. Thi trường ngoại hối bao gồm ngân hàng, quỹ đầu tư, hedge fond, broker và nhà đầu tư (trader).
Thị trường giá xuống (Bear market) : Thị trường theo chiều giá xuống
Thị trường giao ngay : Thị trường mà trong đó các hợp đồng được thực hiện ngay lập tức, trong khi phần lớn các thị trường khác hợp đồng được thực hiện trong thời gian 2 ngày làm việc
Tỉ giá spot : Tỉ giá hiện tại trên thị trường spot (giao ngay)
Tic : Chuyển động giá nhỏ nhất của dụng cụ tài chính
Tích lũy / phần kỳ : Indicator thiết lập để hiển thị tích lũy hoặc phân phối của nguồn tiền bằng cách so sánh giá đóng vói các mức cao và thấp.
Tiền bảo đảm : Lượng tiền mà công ty yêu cầu khách hàng cần có để mở các vị trí.
Triple bottom : Mô hình giá “Triple bottom” (ba đáy) thường được hình thành trong xu hướng giá giảm và là dấu hiệu đảo chiều sắp tới. Mô hình này được coi là chính xác hơn mô hình “Double bottom” (đáy đôi).
Trung bình trượt (MA) : Dụng cụ phân tích kĩ thuật, thể hiện giá trị trung bình của giá tài sản trong một đơn vị thời gian, làm mịn các dao động giá và như thế nó phản ánh xu hướng và sức mạnh của trend.
Trung bình trượt Osillator : Trung bình trượt Osillator (OsMA) là dụng cụ phân tích kĩ thuật phản ánh chênh lệch giữa osillator (MACD) và đường trung bình trượt của nó (đường tín hiệu)
Tỷ giá : Giá một đồng tiền tính theo đồng tiền khác.
Tỷ giá bán : Xem giá Ask
U
USD/ CAD : Cặp ngoại tệ hình thành từ đô la Mỹ và đô la Canada, cho thấy cần bao nhiêu đô la Canada để mua 1 đô la Mỹ.
USD/ CHF : Cặp ngoại tệ giữa đô la Mỹ và Frank Thụy Sĩ, trong đó đô la Mỹ là ngoại tệ cơ bản, Frank Thụy Sĩ là ngoại tệ trích giá.
USD/ JPY : Cặp tiền “Đô la Mỹ/ Yên Nhật”. Trong cặp này đô la Mỹ là ngoại tệ gốc, Yên Nhật là ngoại tệ trích giá.
V
Vai và đầu ngược : Mô hình giá “vai và đầu ngược” là mô hình đảo chiều. Thông thường hình thanh khi trend giảm.
Vị trí mở : Tất cả lệnh mà chưa được đóng
Vimpel : Vimpel là mô hình ngắn hạn về tiếp tục trend, hiển thị rằng xu hướng vẫn còn tiếp tục.Ví dụ trên biểu đồ ngày thì mô hình này hình thành trong 1-2 tuần.
Vị trí bán (Short) : vị trí bán. Lợi nhuận của nó tăng khi giá thị trường giảm.
Vị trí mua (Long) : vị trí mua. Lợi nhuận của nó tăng khi giá thị trường tăng.
Volatility (Biến động) : Thường là một chỉ thị thống kê, đánh giá mức trồi sụt giá của một tài sản
W
Wedge (mô hình nêm) : Là mô hình tiếp tục xu hướng giá ngắn hạn, cho thấy xu hướng được duy trì trong thời gian gần. Ví dụ, trên đồ thị ngày mô hình này thường được hình thành trong khoảng 1-2 tuần.
Williams : Indicator này đánh giá thị trường qua mua hay quá bán và đánh giá điểm có thể đảo chiều.
Y
Yên Nhật (Yên) : Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản.
Đ
Điểm hay pips : Sự thay đổi nhỏ nhất có thể của tỷ giá. Thông thường, 1 điểm là 0.0001 hoặc 0.00001 với phần lớn các cặp ngoại tệ được định giá tới 4 hoặc 5 chữ số sau dấu phẩy; nhưng đối với các cặp có Yên Nhật – 1 điểm là 0,01 hoặc 0,001. Với các dụng cụ tài chính còn lại 1 điểm thông thường tương ứng sự thay đổi giá từ 0,1 đến 0,001.
Đáy đôi : Đồ thị giá theo mô hình “Đáy đôi” là dấu hiệu đảo chiều của xu hướng giảm giá hiện tại. Nó được cho là nếu mô hình càng hình thành lâu bao nhiêu thì sự đảo chiều càng đáng tin cậy bấy nhiêu.
Đòn bẩy tín dụng : Được cấp bởi broker cho khách hàng để thực hiện giao dịch với khối lượng lớn với số tiền bảo đảm không lớn.
Đường xu hướng giá : Đường nối chuỗi các đỉnh và đáy giá trên đồ thị
Đầu và vai : Mô hình giá «Đầu và vai» điều này có nghĩa sắp kết thúc trend hiện tại. Thông thường mô hình này hình thành khi trend lên.
Đồ thị dạng thanh : Loại đồ thị này chứa 4 loại dữ liệu cho mỗi khoảng thời gian: giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa và giá mở cửa. Giá cao nhất và thấp nhất thể hiện bằng đường thẳng đứng, còn giá mở và đóng kí hiệu bằng các gạch ngang. Gạch bên trái là giá mở cửa, gạch bên phải là giá đóng.
3. Các thuật ngữ forex trader được trình bày theo bảng
Thuật ngữ | Nghĩa |
AUD | Đô la Úc |
CAD | Đô la Canada |
EUR | Euro |
JPY | Yên Nhật |
GBP | Bảng Anh |
CHF | Franc Thụy Sĩ |
Accrual | Lợi nhuận sau khi giao dịch kết thúc |
Arbitrage | Nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ dựa vào sự biến động tỉ giá giữa 1 cặp tiền tệ |
At best | Chỉ dẫn cho mức giá tốt nhất |
At risk | Đang có rủi ro và cho thấy nguy cơ thua lỗ |
Authorized Dealer | Tổ chức tài chính / ngân hàng đứng ra kinh doanh ngoại hối |
Average | Chỉ số trung bình |
Bear | Người kỳ vọng thị trường xuống |
Bear Market | Thị trường xuống |
Bull | Người kỳ vọng thị trường lên |
Bull Market | Thị trường lên |
Bid / Ask | Giá mua / Giá bán |
BOJ (Bank of Japan) | Ngân hàng quốc gia Nhật |
Black Friday | Ngày thứ sáu đen tối -> thị trường tài chính rớt giá thảm hại ( những đợt khủng hoảng tiền tệ) |
Bretton Woods Accord of 1944 | Thỏa ước về trao đổi tiền tệ năm 1944 |
Broker | Người môi giới |
Bulge | Giá tăng nhanh nhưng chỉ nhất thời |
Bundesbank | Ngân hàng trung ương Đức |
Cable | Cặp GBP/USD |
Call Rate | Tỉ giá lãi xuất qua đêm |
Candlestick Chart | Biểu đồ thể hiện tỉ giá trong ngày |
Cash Delivery | Giao dịch trong ngày |
Cash Market | Thị trường tiền mặt |
Cash Reserve | Dự trữ tiền mặt |
Chartist | Chuyên gia phân tích chỉ số và biểu đồ |
Commission | Khoản phí trả cho môi giới sau mỗi giao dịch |
Commodity Price Index (CPI) | Chỉ số giá hàng hóa |
Conversion currency | Tiền có thể tự do chuyển đổi mà không có sự can thiệp đặc biệt của ngân hàng trung ương |
Correspondent Bank | Ngân hàng được ủy thác |
Cross Rate | Tỉ giá chéo |
Currency Pair | 1 cặp tiền tệ tạo nên tỉ lệ hoán đổi ngoại tệ. VD : EUR/USD |
Base Currency | Loại tiền đứng đầu trong cặp tiền tệ. VD: EUR trong cặp EUR/USD |
Counter Currency | Loại tiền đứng sau trong cặp tiền tệ. VD: USD trong cặp EUR/USD |
Cross Currency Pairs | Cặp tiền tệ không bao gồm đồng USD. Vd: GDB/CHF |
Currency Risk | Rủi ro |
Currency Option | Hợp đồng với tỉ giá cụ thể |
Currency Swaption | Sự lựa chọn tham gia TT ngoại tệ |
Currency Warrant | Giao dịch Long time trên 1 năm |
Daily Cutoff | Thời điểm giao dịch cuối ngày |
Deficit | Thâm hụt |
DEF Day Trading | Giao dịch trong ngày |
Depreciation | Sự giảm giá |
Dollar Rate | Tỉ giá đồng USD |
Earning The Points | Điểm thu được lợi nhuận |
Economic Indicator | Những chỉ số kinh tế tác động đến tỉ giá hối đoái : tỉ lệ thất nghiệp, GDP, lạm phát… |
EMS | Hệ thống tiền tệ Châu Âu |
End Of Day Order – EOD | Lênh đặt mua / bán với giá cố định có hiệu lực cho đến cuối ngày ( 5pm ET ) |
European Central Bank (ECB) | Ngân hàng dự trữ Châu Âu |
European Monetary System (EMS) | Hệ thống tiền tệ Châu Âu |
European Monetary Unit | Đồng Euro |
European Joint Float | Sự thả nổi tiền tệ của Châu Âu ( Smithsonian 1978) |
Exchange Rate Risk | Nguy cơ thua lỗ |
Federal Reserve (Fed) | Cục dự trữ liên bang Mỹ |
Fed Fund Rate | Lãi suất của ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ |
Fisher Effect | Hiệu ứng Fisher – quan hệ giữa lãi suất và tỉ giá trao đổi |
Fixed Exchange Rate | Tỉ giá cố định ( thiết lập năm 1944 và tồn tại đến 1970 khi tỉ giá thả nổi được chấp nhận |
Flat / Square | Không giao dịch |
Floating Rate Interest | Lãi suất thả nổi |
Foreign Exchange (or Forex or FX) | Thị trường hoán đổi ngoại tệ ( Thị trường ngoại hối ) |
Forward | Giao dịch trong tương lai |
Fundamental Analysis | Phân tích biến động thị trường theo kinh tế và theo tin |
Futures Market | Thị trường hợp đồng futures |
Technical Analysis | Phân tích biến động thị trường theo kỹ thuật |
G7 | 7 nước công nghiệp dẫn đầu thế giới ( Theo thứ tự) : Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Canada, Ý |
GMT | Giờ quốc tế được tính theo giờ London làm mốc |
Gross Domestic Product (GDP) | Tổng sản phẩm nội địa |
Gross National Product (GNP) | Tổng sản phẩm quốc gia |
Hedging | Lệnh bảo toàn rủi ro – chiến lược bù đắp rủi ro đầu tư |
High/Low | Giá cao nhất và thấp nhất trong ngày ( tính đến thời điểm hiện tại ) |
Hit the bit | Giá được chấp nhận để mua bán theo thị trường |
Holding the market | Duy trì thị trường ( nghiệp vụ của các ngân hàng) |
House Call | Lệnh gọi vốn của công ty môi giới |
International Monetary Fund (IMF) | Quĩ tiền tệ quốc tế ( ra đời năm 1946) |
Inflation | Lạm phát – Khi giá cả tăng vọt |
Initial Margin | Số tiền ký quỹ ban đầu cần phải có trong tài khoản |
Interbank Rates | Lãi suất của ngân hàng Trung ương thế giới |
Intervention | Sự can thiệp của ngân hàng trung ương |
Liability | Trách nhiệm khi giao dịch trong thị trường ngoại hối |
Limit Order | Lệnh giới hạn |
Liquidation | Sự thanh khoản |
Long Position = Buy | Vị trí mua |
Short Position = Sell | Vị trí bán |
Lot | Giá trị 1 hợp đồng giao dịch. |
Margin | Tiền ký quĩ |
Margin Call | Cảnh báo nguy cơ giảm tiền ký quỹ |
Maintenance Margin | Số vốn tối thiểu trong tài khoản để thực hiện giao dịch |
Maturity | Ngày thanh khoản |
One cancels the other (OCO) Order | Lệnh tự hủy khi có 1 lệnh đã được giao dịch |
Offset | Vị trí đóng, thanh khoản của 1 giao dịch trong tương lai |
Overnight Trading | Giao dịch qua đêm |
Pip (or Points) | Điểm – mức nhỏ nhất của 1 đơn vị tiền tệ |
Pegged | Định giá ( giá di chuyển trong giới hạn cho phép ) |
Political Risk | Sự can thiệp của chính quyền khi có sự gian dối |
Profit /Loss or “P/L” or Gain/Loss | Khoản lời / lỗ sau khi kết thúc giao dịch |
Rally | Giá tăng trở lại sau 1 thời gian giảm |
Range | Phạm vi của giá trần và giá sàn trong 1 giao dịch |
Resistance | Mức giá trần mong đợi |
Revaluation | Sự nâng giá |
Risk Capital | Mức vốn chịu đựng thua lỗ |
Rollover | Hoán đổi 2 loại đồng tiền bằng tỷ giá. |
Secondary Exchange Market (SEM) | Thị trường hối đoái thứ cấp ( có hệ thống tỉ giá hối đoái kép) |
Settlement | Hoán đổi thực của 2 đồng tiền |
Soft Market | Thị trường yếu khi giá đột ngột giảm |
Spot | Thị trường trao ngay |
Spread | Sự khác nhau giữa giá bán và giá mua |
Stop Loss Order | Lệnh giảm lỗ |
Support Levels | Mức giá sàn mong đợi |
Technical Trader ( Chartist) | Người sử dụng biểu đồ, số liệu thị trường biến động trong quá khứ để dự đoán tương lai |
Trader = Dealer = Merchant | Cá nhân mua bán các loại chứng khoán – tiền tệ |
TUV Technical Analysis | Phân tích kỹ thuật dựa vào thị trường |
Treasury General Account (TGA) | Tổng tài khoản ngân khố của ngân hàng trung ương Quốc giá |
Two-Way Price | Giá 2 chiều |
US Prime Rate | Giá thông báo của ngân hàng Mỹ |
Undervaluation | Giá dưới giá trị thực |
Value Date | Ngày thanh toán |
Variation Margin | Số tiền cần thiết nạp vào tài khoản cho đủ Margin |
Volatility (Vol) | Mức biến động giá |
4. Video hướng dẫn cách tra các thuật ngữ forex trader
5. Video giải thích các thuật ngữ trong forex trader
Thị trường ngoại hối đi kèm với bộ thuật ngữ và biệt ngữ rất riêng của nó. Nắm rõ được các thuật ngữ cơ bản trong Forex chính là điều kiện tiên quyết để các nhà đầu tư có thể trở thành một nhà đầu tư Forex chuyên nghiệp. Vì vậy, trước khi bạn đi sâu vào học hay đầu tư thị trường Forex, điều quan trọng là bạn hiểu một số thuật ngữ Forex cơ bản mà bạn sẽ gặp phải trong quá trình giao dịch của bạn. Trên đây là tổng hợp các định nghĩa, khái niệm, thuật ngữ forex trader mà TraderPlus đã tổng hợp lại. Chúc các bạn giao dịch thuận lợi !
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!