Tiền ảo hay Bitcoin là những khái niệm đã xuất hiện khá lâu, tuy nhiên một vài năm gần đây mới trở nên phổ biến hơn. Có thể hiểu đây là một dạng tiền tệ kỹ thuật số, để trao đổi những thông tiền này, người ta cần sử dụng đến các thiết bị kết nối internet. Nếu bạn muốn lưu trữ Bitcoin thì không thể không biết đến Blockchain – một trong những loại ví online tốt hàng đầu hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ví Blockchain là gì và những ứng dụng của nó qua bài viết dưới đây.
1. Ví Blockchain là gì?
1.1. Khái niệm Blockchain là gì ? ví Blockchain là gì
Blockchain được biết đến là là một trong những dòng ví điện tử lâu đời và có độ uy tín hàng đầu để lưu trữ bitcoin. Có thể nói, Blockchain là phát minh có tính cách mạng trên toàn cầu. Bởi nó không chỉ cho phép các thông tin kỹ thuật số được phân phối mà không lo bị sao chép, mà còn là nền tảng vững chắc cho một thế hệ internet kiểu mới.
Theo Don & Alex Tapscott, tác giả cuốn Blockchain Revolution (2016) định nghĩa: “Blockchain là một loại sổ cái kỹ thuật số không thể bị phá vỡ của các giao dịch kinh tế, có thể được lập trình để lưu trữ không chỉ các giao dịch tài chính, mà còn là hầu như tất cả mọi thứ có giá trị.”
Ví blockchain theo đó cũng được hiểu là được tạo ra với mục đích duy nhất là lưu trữ bitcoin, do đó có thể gọi ví blockchain là ví bitcoin. Sau này, nhằm mục đích phát triển nên họ quyết định bổ sung thêm các loại khác như Ethereum, Bitcoin Cash, Stellar….
1.2. Các tính chất của ví Blockchain
a, Blockchain Cơ sở dữ liệu phân tán
Sẽ không có một phiên bản tập trung nào của thông tin này tồn tại để hacker phá hoại. Được lưu trữ bởi hàng triệu máy tính cùng một lúc, dữ liệu của nó có thể được tiếp cận bởi bất kỳ ai trên thế giới internet rộng lớn. Thông tin được lưu trữ trên Blockchain tồn tại như một cơ sở dữ liệu được chia sẻ và mã hóa liên tục. Cơ sở dữ liệu Blockchain sẽ không được lưu trữ ở một vị trí duy nhất, đồng nghĩa với việc các hồ sơ đều được công khai và dễ dàng kiểm chứng.
b, Blockchain Sổ cái Blockchain hoạt động giống như Google Docs
Cách chia sẻ tài liệu truyền trống với các bên liên quan là gửi một file tài liệu Microsoft Word đến đối tượng khác, sau đó yêu cầu họ chỉnh sửa nó. Bạn sẽ phải đợi cho đến khi nhận được file mới hoặc file được cập nhật, chỉnh sửa từ bản cũ mà ko biết được thao tác, quy trình sửa, thay đổi của họ.Tức là cả hai chủ sở hữu không thể tham gia chỉnh sửa cùng lúc một hồ sơ. Trong khi đó Google Docs hoặc Google Sheets, các bên liên quan đều có thể tiếp cận cùng một tài liệu một lúc, và một phiên bản duy nhất của tài liệu đó sẽ được hiển thị với tất cả mọi người.
Hãy tưởng tượng một số lượng các tài liệu pháp lý nên được sử dụng theo cách đó. Thay vì “truyền tay” nhau, không theo kịp các phiên bản thay đổi, và không thể đồng bộ với phiên bản khác, tại sao tất cả các tài liệu kinh doanh không thể được chia sẻ thay vì chuyển qua chuyển lại? Có rất nhiều loại hợp đồng pháp lý khá lý tưởng cho loại hình làm việc kiểu này. Bạn sẽ không cần Blockchain để chia sẻ tài liệu, nhưng loại hình chia sẻ tài liệu này là một loại hình mạnh mẽ.
c, Blockchain Tính bền bỉ và vững chắc của Blockchain
Công nghệ Blockchain giống như internet ở chỗ sở hữu kết cấu bền bỉ và vững chắc. Bằng việc lưu trữ các block chứa đựng thông tin giống nhau rải đều khắp mạng lưới, Blockchain không thể:
- Bị điều khiển bởi một “thế lực” đơn lẻ bất kì.
- Không có duy nhất một điểm thất bại.
Bitcoin được phát minh vào năm 2008, và kể từ hôm đó, Bitcoin Blockchain đã vận hành mượt mà không chút gián đoạn. Cho đến ngày hôm nay, bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Bitcoin đều do hacker hoặc cá nhân người dùng quản lý kém gây ra. Có nghĩa là, những vấn đề của Bitcoin xuất phát từ ý định xấu và lỗi lầm của con người, còn sai sót trong các khái niệm cơ bản của Blockchain vẫn chưa xuất hiện.
d, Blockchain Minh bạch và không thể phá hủy
Mạng lưới Blockchain tồn tại trong một trạng thái đồng thuận, có thể tự động kiểm tra chính mình 10 phút/lần. Đây là một hệ sinh thái tự kiểm toán một giá trị kỹ thuật số bất kì, mã hóa mọi giao dịch phát sinh trong khoảng thời gian 10 phút. Từng nhóm của những giao dịch này được gọi là “khối” (block), với hai thuộc tính rất quan trọng như sau:
- Dữ liệu minh bạch được nhúng vào bên trong mạng lưới, có nghĩa là hoàn toàn công khai.
- Nó không thể bị “quấy nhiễu” khi thay đổi các đơn vị thông tin bất kỳ trên Blockchain, có nghĩa là một lượng lớn sức mạnh tính toán sẽ được sử dụng để điều khiển toàn bộ mạng lưới.
Theo Vitalik Buterin, nhà phát minh Ethereum nhận định “Trên thực tế, Blockchain sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến thao tác bằng tay, và Blockchain sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển rực rỡ cho những quốc gia đang-phát-triển.”
e, Blockchain Một mạng lưới nút (node)
Node là gì? Diễn tả một cách đơn giản nhất, thì một node = một máy tính kết nối với mạng lưới Blockchain. Nếu một node thực thi đầy đủ các quy tắc mà Bitcoin đề ra sẽ được gọi là “full node”, và những full-node mới chính là xương sống của mạng lưới.
Mỗi node sẽ xác minh mỗi giao dịch và mỗi block sẽ nhận được trước khi chuyển sang các node khác. Nếu một giao dịch hoặc một block vi phạm những quy tắc đồng thuận, nó sẽ bị mạng lưới từ chối bất kể các node khác đều xác định đồng thuận, có nghĩa là tất cả node đều phải thực hiện đúng nguyên tắc dù có xảy ra bất cứ chuyện gì.
f, Blockchain Ý tưởng của sự phi tập trung
Về thiết kế, Blockchain là một công nghệ phi tập trung. Bất cứ việc gì xảy ra trên toàn bộ mạng lưới đều thuộc phạm vi chức năng của nó. Phi tập trung có nghĩa là mạng hoạt động trên cơ sở người dùng tới người dùng (hay còn lại là ngang hàng; peer to peer; P2P). Do đó, Bitcoin được quản lý bởi chính mạng lưới Blockchain mà không phụ thuộc vào một cơ quan trung ương nào bất kỳ.
2. Ưu và nhược điểm khi sử dụng ví Blockchain là gì?
Mặc dù đã được ra mắt trong một khoảng thời gian dài, ví Blockchain vẫn giữ vững được vị thế dòng ví điện tử an toàn nhất hiện nay. Điều gì đã giúp Blockchain ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ và tin tưởng từ khách hàng? Cùng tìm hiểu những yếu tố sau để biết điểm mạnh và điểm yếu của ví Blockchain là gì và vì sao bạn nên sử dụng nó nhé.
2.1. Ưu điểm của ví blockchain
Blockchain có nhiều điểm mạnh vượt trội hơn so với những dòng ví điện tử khác. Một trong số đó là tính ổn định. Khi sử dụng ví Blockchain, các dữ liệu một khi đã được ghi vào thì sẽ vô cùng khó khăn để có thể thay đổi hay xóa bỏ. Nhờ vậy, nó trở thành một công nghệ hoàn hảo để bạn có thể lưu giữ những tài liệu quan trọng hay các hồ sơ tài chính.
Ngoài ra, hệ thống dữ liệu của blockchain có khả năng chống lại các lỗi kĩ thuật hay những cuộc tấn công, xâm nhập bất ngờ vì các dữ liệu của blockchain được lưu trữ trên mạng lưới gồm các node phân tán. Thêm một ưu điểm nữa khi sử dụng ví blockchain là hệ thống không cần sự tin tưởng vì các giao dịch tại đây không cần thông qua bên trung gian.
2.2. Nhược điểm của ví blockchain
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, ví Blockchain vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khác như: Blockchain vẫn có thể bị một số dạng tấn công tiềm năng nhắm vào, được nhắc đến nhiều nhất chính là cuộc tấn công 51%. Tính ổn định vừa là ưu điểm, đồng thời cũng là nhược điểm của ví điện tử này. Vì nếu bạn muốn thay đổi dữ liệu sẽ vô cùng khó khăn.
Những blockchain đang sử dụng Proof of Work được đánh giá là kém hiệu quả. Lý do đưa ra là bởi tính cạnh tranh cao, cứ mỗi 10 phút lại có một người giành chiến thắng. Điều này khiến công sức của những người khác bị lãng phí. Ngoài ra, chìa khóa cá nhân cũng là một nhược điểm khiến nhiều người tỏ ra lo ngại khi sử dụng loại ví này. Bởi nếu như người dùng làm mất chìa khóa cá nhân, tiền sẽ bị mất theo và họ không thể làm gì để cứu vãn.
3. Ví Blockchain hoạt động như thế nào?
Khóa riêng và khóa chung cho giao dịch được lưu trong cửa hàng ví tiền điện tử. Với nhiều Blockchains, có sự tương tác để xác thực một giao dịch, cho phép người dùng mua hoặc bán một hoặc một số loại tiền điện tử
Ví dụ: Trước khi chúng tôi hiểu hoạt động của ví tiền điện tử, điều rất quan trọng là phải hiểu khái niệm về khóa công khai và khóa riêng được lưu trữ trên Blockchain để giao dịch. Các khóa này về cơ bản là các cặp số lớn không giống nhau, từ đó một khóa có thể được chia sẻ với bất kỳ ai (khóa chung) và khóa khác được giữ bí mật (khóa riêng). Không quan trọng là có bao nhiêu người có các khóa này, họ chỉ có thể được sử dụng nếu nó được sử dụng để mở khóa bên phải, đó là khóa riêng được ghép chính xác với khóa chung.
Khi tủ khóa được mở khóa, bạn có thể thấy những gì được lưu trữ trong đó. Tương tự, khi khóa công khai và khóa riêng được sử dụng trong giao dịch khớp, người dùng thực sự có thể hình dung giá trị của tài sản kỹ thuật số của họ (Bitcoin, mã thông báo ICO, v.v.) trong ví của họ.
Bạn có thể cho rằng ai đó đã gửi cho bạn một số Bitcoin hoặc bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào khác. Khi người gửi thực hiện việc này, anh ta thực sự đang gán cho bạn chủ sở hữu của loại tiền đó cho địa chỉ ví Blockchain của bạn. Bây giờ, đối với bạn, khóa riêng trong ví của bạn phải khớp với khóa chung mà loại tiền được gán để bạn có thể tiêu những đồng tiền đó. Khi cả hai khóa sẽ khớp, số dư trong ví của bạn sẽ tăng lên. Trong quá trình này, việc trao đổi tiền tệ không có nhưng giao dịch được cam kết, được ghi lại trên Blockchain và những thay đổi sau đó được nhìn thấy trong ví.
Bỏ qua những nhược điểm trên, ví Blockchain vẫn nhận được rất nhiều sự ủng hộ và tin tưởng từ người sử dụng. Hy vọng với những thông tin chia sẻ về Blockchain ở trên, bạn đọc đã có cái nhìn bao quát hơn về công nghệ lưu giữ tiền ảo này. Qua bài viết của TraderPlus bạn đọc đã có thể trả lời câu hỏi ví Blockchain là gì, đồng thời có thêm hiểu biết và kinh nghiệm nếu bạn có dự định sử dụng hay đầu tư vào lĩnh vực này.
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!