Dư mua dư bán là gì trong Chứng Khoán

Dư mua dư bán là một khái niệm bạn sẽ bắt gặp ngay khi tiếp xúc với bảng giá chứng khoán. Đây là một khái niệm quan trọng mà mọi nhà đầu tư cần phải hiểu rõ. Vậy dư mua dư bán là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dư mua dư bán là gì?

Dư mua dư bán trong chứng khoán là lời chào mua của người bán và lời chào bán cho người mua. Phần dư mua dư bán sẽ bao gồm khối lượng và 03 mức giá, trong đó, khối lượng 1 thì tương ứng với giá 1 cũng là giá tốt nhất, khối lượng 2 tương ứng với giá 2 – mức giá tốt sau giá 1, còn lại khối lượng 3 ứng với giá 3 – mức giá tốt cuối cùng trong bảng giá chứng khoán.

Nhà nước quy định lấy 03 giá tốt nhất để hiển thị cho ta thấy được các thông tin tối ưu nhất. Trên thực tế, có rất nhiều người bán và người mua trên thị trường, theo đó giá và khối lượng của từng đối tượng cũng khác nhau, mà màn hình hiển thị cũng chỉ có diện tích giới hạn, cho nên các mốc giá cụ thể sẽ bị ẩn đi, thay vào đó là 03 giá tốt nhất.

Dư mua dư bán là gì trong Chứng Khoán 1
Dư mua dư bán là gì?

Nhà đầu tư nào khi quyết định đầu tư thì cũng mong kiếm được nhiều lợi nhuận có thể, bởi thế, người bán cần tìm được người mua trả giá cao nhất, tương tự, người mua cũng nên tìm người bán bán giá thấp nhất để có lợi cho mình.

Thị trường chứng khoán biến động liên tục, đôi khi lượng người mua nhiều hơn người bán và ngược lại, dẫn đến sự xuất hiện của dư mua dư bán. Chỉ số dư mua dư bán cũng thay đổi liên tục theo đó.

Dư mua là gì?

Dư mua là khi người bán bán thấp hơn mức người mua đang chào giá mua.

Dư bán là gì?

Dư bán là khi người mua phải mua hơn mức người người bán đang chào bán.

Dư mua dư bán thể hiện điều gì?

Trên bảng giá chứng khoán, dư mua dư bán thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu đang chờ được khớp lệnh hay mức độ thanh khoản của cổ phiếu, phản ánh lượng cung – cầu đối với cổ phiếu đó.

Không phải lúc nào đặt mua, đặt bạn mà nhà đầu tư có thể khớp được lệnh tương ứng. Có những trường hợp giao dịch chưa thể được thực hiện khi giá còn chưa được thống nhất, chỉ thành giao trừ phi mức giá đặt mua lớn hơn hoặc bằng mức giá chào bán.

Dư mua dư bán là gì trong Chứng Khoán 2
Ý nghĩa của thông số dư mua và dư bán trong bảng điện chứng khoán

Ngoài 03 mức giá tốt nhất được hiển thị thì còn nhiều mức giá và khối lượng khác nữa mà nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch nhưng chưa đủ điều kiện. Lượng cổ phiếu chưa thể mua/bán này sẽ hiển thị tại cột Dư:

– Cột dư bán là lượng cổ phiếu đang chào bán nhưng chưa tìm được người mua phù hợp, cung đang lớn hơn cầu, giá trị cổ phiếu đó trên thị trường đang định giá cao hơn nhu cầu của nhà đầu tư;

– Cột dư mua là lượng cổ phiếu được đặt mua nhưng chưa tìm được người bán tương ứng, cung đang ít hơn cầu, giá trị cổ phiếu đó trên thị trường đang bị định giá thấp.

Số còn lại cuối ngày khi kết thúc phiên giao dịch chính là lượng cổ phiếu không được giao dịch trong ngày.

Lưu ý: Bảng giá của sàn HoSE sẽ không có cột Dư chỉ có sàn HNX và UPCOM là có.

Dư mua dư bán là gì trong Chứng Khoán 3
Hình ảnh: Cột dư mua dư bán trên sàn HNX

Cách giao dịch khi thị trường dư mua nhiều hơn dư bán và ngược lại

Khi dư bán nhiều hơn dư mua thì cổ phiếu đang có cung > cầu, đôi khi đây là dấu hiệu cổ phiếu sắp xuống giá.

Dư mua dư bán là gì trong Chứng Khoán 4
Kinh nghiệm giao dịch chứng khoán khi thị trường dư mua hoặc dư bán

Ngược lại khi dư mua nhiều hơn dư bán thì cầu > cung, dấu hiệu cổ phiếu sắp tăng giá.

Từ đó suy ra, trong trường hợp dư mua nhiều hơn dư bán, nhà đầu tư nên mua vào và chờ giá tăng để thu về lợi nhuận.

Ngược lại, nếu dư mua ít hơn dư bán, nghĩa là cổ phiếu này đang bị bán tháo ra, vậy nhà đầu tư cần xem xét cặn kẽ các thông tin nhiều phía liên quan tới cổ phiếu này rồi hãy quyết định bán ra hay không.

Chỉ dựa vào dư mua dư bán thì nhà đầu tư chưa thể đưa ra lựa chọn chính xác được, khi mua vào hoặc bán ra cổ phiếu nào cũng cần cân nhắc tình hình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, các thông tin tốt, trái chiều liên quan đi kèm với các chỉ số chứng khoán khác.

Các thuật ngữ cơ bản trong bảng giá chứng khoán trên các sàn giao dịch

Ngoài phần dư mua dư bán, bạn cũng cần nắm rõ các khái niệm của các thuật ngữ và các ký hiệu khác trong bảng giá chứng khoán để thuận tiện cho việc giao dịch.

Dư mua dư bán là gì trong Chứng Khoán 5
Các thuật ngữ cơ bản trong bảng giá chứng khoán trên các sàn giao dịch

Mã Chứng khoán (Mã CK): Là Mã của từng công ty phát hành chứng khoán riêng biệt được niêm yết trên sàn chứng khoán. Ví dụ: Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel – VTP ; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – TCB ; Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực – EVF ; Công ty Cổ phần Comeco – COM ;…

Giá Tham chiếu (TC): Là giá đóng cửa gần nhất, giá có màu vàng nên hay được gọi là giá Vàng. Giải thích rõ hơn, giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó và đây cũng là cơ sở để tính giá trần, giá sàn. Riêng với sàn giao dịch UPCOM, giá tham chiếu được tính bằng trung bình giá của phiên giao dịch gần nhất.

Giá Trần (Trần): Giá màu tím trong ngày giao dịch, đây là giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán. Giá này tăng ở mức +-7% so với giá TC trong cùng phiên giao dịch (sàn giao dịch HOSE); +-10% (sàn giao dịch HNX).

Giá Sàn (Sàn): Giá màu xanh lam trong ngày giao dịch, đây là giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán. Giá này giảm ở mức -7% so với giá TC trong cùng phiên giao dịch (sàn giao dịch HOSE); -10% (sàn giao dịch HNX).

Tổng KL: Tổng khối lượng khớp lệnh – tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong 1 ngày giao dịch. Dựa vào cột này nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ thanh khoản đó cũng như lượng dư mua dư bán của cổ phiếu trên thị trường.

Bên mua: Chúng ta có thể thấy trong phần bên mua có 3 cột giá mua tương ứng với 3 cột KL mua – theo thứ tự ưu tiên giá tốt nhất, giá đặt mua cao nhất so với các đơn hàng giao dịch khác và khối lượng đặt hàng tương ứng. Ví dụ trong hình: Cổ phiếu ACB có giá khớp lệnh mua đang thực hiện là 32.9 nên những ai mua giá 1 lúc 32.85 sẽ phải chờ thêm để khớp lệnh với những ai có lệnh bán 32.85.

Bên bán: Tương tự như bên mua, chúng ta cũng thấy có 3 cột giá bán tương ứng với 3 cột khối lượng bán – được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giá tốt nhất, giá chào bán thấp nhất so với các đơn hàng giao dịch khác và khối lượng đặt hàng tương ứng. Ví dụ trong hình: Cổ phiếu ACC có giá khớp lệnh bán đang thực hiện là 26.1 nên những ai bán giá 1 lúc 26.2 sẽ phải chờ thêm để khớp lệnh với những ai có lệnh mua 26.2.

Khớp lệnh: Là khi người bán chấp nhận bán trực tiếp với giá mà người mua đang chờ mua, hoặc khi người mua chấp nhận mua trực tiếp với giá mà người bán đang chờ bán.

ATO: At The Opening là xác định mức giá đầu tiên trong lúc phiên mở cửa của ngày giao dịch.

ATC: At The Closing là xác định mức giá cuối cùng lúc phiên đóng cửa trong ngày giao dịch.

GD NĐT NN: Khối lượng các Nhà đầu tư ở nước ngoài mua hoặc bán cổ phiếu trên sàn hiện tại.

Trên đây là những thông tin mà traderplus.net mang đến về khái niệm dư mua, dư bán trong bảng điện chứng khoán. Mong rằng, với những thông tin trên, có thể giúp bạn nhanh chóng đánh giá thị trường chứng khoán biến động theo ngày, từ đó có thể lựa chọn các giao dịch chứng khoán cho phù hợp. Chúc bạn thành công!

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức