Phương pháp Price Action viết tắt là PA (còn được gọi là phương pháp hành động giá) chỉ dựa trên dữ liệu giá mà không cần bất cứ chỉ báo , phân tích cơ bản nào. Phương pháp này còn được gọi là “phương pháp giao dịch trần trụi” (naked trading) bởi vì nó giao dịch không có bất cứ chỉ báo hay công cụ kỹ thuật nào mà chỉ có dữ liệu và hành động giá của thị trường.
Price Action – Phương pháp giao dịch hành động giá gồm nghệ thuật và kĩ năng giao dịch chỉ dựa trên dữ liệu giá mà không cần bất chứ chỉ báo, tin tức hay phân tích cơ bản nào. Phương pháp này khá trần trụi bởi được thực hiện trên 1 chart không qua chi báo hay công cụ phân tích nào. Bài viết này, Trader Plus gửi đến các bạn những khái niệm cơ bản, ứng dụng và mẫu hình Price Action đơn giản nhất, giúp các trader có cái nhìn khai quát hơn về phương pháp giao dịch này.
Price Action (PA) là gì?
Price Action là một phương pháp luận để tiên đoán thị trường tài chính dựa trên sự phân tích sự chuyển động của giá theo thời gian. Nó được rất nhiều trader nhỏ lẻ, các trader chuyên nghiệp và các quỹ đầu tư sử dụng để dự đoán hướng di chuyển của cổ phiếu và thị trường tài chính.
Price Action bỏ qua các yếu tố cơ bản mà thay vào đó, nó quan sát lịch sử giá của thị trường. Price Action cũng là 1 dạng phân tích kỹ thuật nhưng Price Action khác các phương pháp phân tích kỹ thuật khác ở chỗ nó tập trung vào mối quan hệ của giá hiện tại với giá quá khứ và giá lân cận chứ không so sánh với các giá trị tạo ra bởi các chỉ báo. Nói cách khác, Price Action là phương pháp phân tích kỹ thuật tinh khiết nhất.
Price Action giúp trader định hình sự chuyển động của market và cung cấp các luận lý giải thích cấu trúc hiện tại của thị trường dựa trên lịch sử giá, bao gồm các nhịp cao (swing high), nhịp thấp (swing low) cũng như các mức cản và hỗ trợ quan trọng.
Các trader có thể sử dụng hành động giá để mô tả quá trình suy nghĩ của con người đằng sau sự chuyển động của thị trường. Mỗi thành viên tham gia thị trường đều để lại những dấu vết trên chart và những dấu vết này có thể được “đọc” và suy đoán sự di chuyển tiếp theo của thị trường.
Trong phân tích kỹ thuật, người ta thường sử dụng hai cách để dự đoán giá cả:
- Một là sử dụng các chỉ báo như RSI, PMI, MACD, Bollinger Bands, Stochastic và các đường trung bình động … để phân tích và dự báo.
- Hai là dựa vào hành động giá (price action) để dự đoán.
Khác với các chỉ báo, phương pháp phân tích và giao dịch theo price action chỉ đơn thuần dựa vào “giá trơn”, tức không có thêm bất cứ một chỉ báo hay đường gì khác ngoài giá trên biểu đồ. Tất nhiên khi phân tích thì chúng ta có thể kết hợp cả các chỉ báo và hành động giá cho thêm phần chính xác.
Phân loại Price action
Có hai loại price action:
- Price action dựa trên đặc điểm của các thanh nến: Loại này chỉ sử dụng đồ thị dạng nến để biểu diễn, gồm có: Pin bar, Inside bar , Fakey. và false breakout
- Price action dựa trên các mẫu hình và hỗ trợ kháng cự: Loại này có thể dùng cả 3 loại biểu đồ: đồ thị hình nến, thanh và đường để biểu diễn.
Các phương pháp giao dịch Price action
Phương pháp giao dịch theo Pin bar
Xem thêm: Pin bar là gì? Phương pháp giao dịch theo Pin Bar
Pin bar là một thanh nến có đuôi rất dài và thân nến ngắn, thân nến nghiêng hẳn về một phía (trên hoặc dưới). Pin bar thường được sử dụng để tìm tín hiệu đảo chiều hoặc củng cố xu hướng.
Phương pháp giao dịch theo Inside Bar
Xem thêm: Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch theo Inside Bar
Inside Bar là mẫu hình gồm ít nhất 2 thanh nến, trong đó toàn bộ các thanh nến sau nằm hoàn toàn trong phạm vi của cây nến trước đó (hay còn gọi là nến mẹ).
Inside Bar là một loại hành động của giá (price action) thường là dấu hiệu của sự tiếp diễn xu hướng trong giá. Đôi khi nó cũng là dấu hiệu của sự đảo chiều.
Phương pháp giao dịch theo Fakey
Xem thêm: Fakey là gì? Phương pháp giao dịch theo hình mẫu Fakey
Fakey – đơn giản chỉ là một mẫu hình hành động giá bứt phá bị lỗi của Inside Bar (false-breakout of Inside Bar)! Nhưng điều quan trọng là ý nghĩa nằm đằng sau sự bứt phá lỗi đó khiến nó trở thành một tín hiệu mạnh!
Phương pháp giao dịch theo False Breakout
False-break có thể định nghĩa như là điểm “Lừa dối” của thị trường, một sự tiếp cận của giá lại gần một mức nào đó và phá qua nhưng lại không giữ được như thế và hồi về ngược trở lại. Cách nói khác, thị trường không đóng cửa được qua khỏi mức đó khi test. Nó là một bằng chứng đáng tin cậy cho xu hướng thị trường sắp tới, và chúng ta đang học để có thể tận dụng được lợi thế của nó thay vì trở thành nạn nhân của nó.
Phương pháp giao dịch theo các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Xem thêm: Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự – Chiến lược và cách vẽ hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex
Hỗ trợ và kháng cự là các mức mà tại đó giá có khả năng đảo chiều cao. Các mức này được xác định do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư. Khi gặp ngưỡng hỗ trợ thì giá được hỗ trợ bởi yếu tố tâm lý và đảo chiều đi lên. Khi gặp ngưỡng kháng cự thì giá bị kháng cự bởi yếu tố tâm lý và đảo chiều đi xuống.
Giao dịch theo sự chuyển động giá (Price Action) là gì?
Price Action là một nghệ thuật và là một kỹ năng ra tất cả quyết định giao dịch của biểu đồ giá “trơn”. Tức là không có bất kỳ chỉ báo nào ngoài một vài đường trung bình để hỗ trợ tìm ra các ngưỡng kháng sự và hỗ trợ. Tất cả các thị trường tài chính đều cung cấp dữ liệu về sự chuyển động giá của một loại sản phẩm nào đó theo các thời kỳ khác nhau trên biểu đồ. Và biểu đồ phản ánh niềm tin của tất cả các thành phần tham gia vào thị trường trong một thời kỳ nhất định.
Tất cả các dữ liệu kinh tế mà dẫn đến sự chuyển động giá trong thị trường thì đầu tiên sẽ làm cho người ta suy nghĩ về việc dữ liệu này sẽ ảnh hưởng đến thị trường như thế nào và sau đó sẽ biến thành hành động và được phản ánh bằng sự chuyển động giá trên biểu đồ. Bằng cách này, sự chuyển động giá đã phản ánh tất cả các biến số của bất kỳ thị trường nào trong bất kỳ giai đoạn nào. Đây cũng là lý do tại sao sử dụng các chỉ báo chậm như Stochastics, MACD, RSI … chỉ thêm tốn thời gian. Price Action cung cấp tất cả các tín hiệu mà bạn cần để phát triển một hệ thống giao dịch hiệu quả. Những tín hiệu này cung cấp cho bạn một sự cảm nhận thị trường và dự đoán được sự chuyển động tiếp theo với một xác suất đủ cao để mang lại lợi nhuận.
Ứng dụng chiến lược Price Action vào Forex
Chiến lược giao dịch theo Price Action có thể áp dụng vào bất cứ thị trường tài chính nào. Tuy nhiên Forex là thị trường có tính thanh khoản cao nhất và chi phí bắt đầu thấp nhấp cũng như tầm ảnh hưởng lớn của nó tới các thị trường tài chính khác, cũng vì thế mà nó trở thành thị trường phổ biến nhất cho các nhà đầu tư ngày nay. Triết lý của tôi về sự chuyển động giá là bạn chỉ cần nắm thật vững một vài mẫu hình cơ bản là có thể mang lại lợi nhuận rồi. Thưc tế, một phương pháp giao dịch đơn giản với số lượng các mẫu hình ít nhất lại hiệu quả trong việc giảm sự nhầm lẫn và áp lực, cho phép bạn tập trung nhiều hơn về mặt tâm lý giao dịch, cái mà phân biệt giữa người thắng và kẻ thua.
Bước đầu tiên bạn cần làm để áp dụng Price Action vào giao dịch forex là hãy để cho biểu đồ giá “ trần truồng”, tắt hết các chỉ báo. Tiếp đến, nắm vững một vài mẫu hình giá; tôi đề nghị sử dụng mô hình Pin Bar, Inside Bar và Fakey. Bạn có thể kiếm tiền bằng việc nắm vững một trong ba mẫu hình này, tôi khuyên bạn nên học một loại vào một giai đoạn, tinh thông nó rồi mới tới cái tiếp theo.
Các mẫu hình Price Action: Pin Bar, Fakey, Inside Bar
Ở đây, Trader Plus chỉ đưa vài kiến thức cơ bản để đặt nền móng cho việc học nâng cao sau này của các bạn. Bây giờ chúng ta bắt đầu thôi!
Mẫu hình Pin Bar Setup:
Pin Bar là vũ khí chủ yếu khi tôi giao dịch forex. Nó có một độ chính xác rất cao trong thị trường ó xu hướng và đặc biệt là khi xảy ra tại sự hợp lưu của các tín hiệu (confluent). Pin Bar xuất hiện tại các mức Hỗ trợ/Kháng cự quan trọng thì thông thường là tín hiệu rất chính xác. Pin Bar cũng có thể áp dụng ở sóng điều chỉnh, miễn là nó “dễ phát hiện” và nhô ra khỏi so với các cây nến bên cạnh, cho thấy một sự từ chối của giá đang xảy ra, và tốt hơn khi sử dụng ở Daily chart. Bạn hãy xem hình bên cạnh minh họa cho một cây Pin Bar giảm và một cây Pin Bar tăng
Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ xem sự xuất hiện của Pin Bar trong thị trường có xu hướng. Và chú ý rằng uptrend này bắt đầu sau 2 cây Pin Bar mà đã đặt sự kết thúc cho downtrend trước đó.
Mẫu hình Fakey Setup:
Fakey là một mẫu hình Price Action khác mà có sức mạnh rất lớn khi giao dịch. Nó cho thấy một sự từ chối ở một level quan trọng trên thị trường. Thông thường, thị trường sẽ đi theo một xu hướng rồi sau đó đảo chiều, và “tiêu diệt” hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi vì các “Ông lớn” đẩy giá theo hướng ngược lại. Fakey có thể nhận ra được những sự di chuyển lớn đó trên thị trường Forex.
Như hình minh họa bên cạnh, mẫu hình Fakey cơ bản sẽ bao gồm một mẫu Inside Bar và theo sau bởi một False Break của Inside Bar đó và đóng cửa trong vùng giá cây nến đó. Vào lệnh theo mẫu hình Fakey khi giá di chuyển lên cao vượt qua khỏi điểm cao nhất của Inside bar (hay Điểm thấp nhất trong trường hợp Fakey giảm)
Trong biểu đồ dưới đây, chúng ta thấy thị trường đang di chuyển lên cao trước
Mẫu hình Inside Bar Setup:
Inside Bar là một tín hiệu tốt cho việc tiếp diễn của xu hướng hiện tại, nhưng nó cũng có thể được sử dụng như là tín hiệu đảo chiều. Tuy nhiên, đầu tiên chúng ta sẽ học giao dịch Inside Bar là một tín hiệu tiếp diễn. Như hình minh họa bên dưới, Inside Bar thì hoàn toàn nằm bên trong cây nến trước đó.
Nó cho thấy một sự tích lũy ngắn và sau đó break theo hướng chủ đạo của thị trường lúc này. Inside Bar sử dụng tốt nhất trên biểu đồ daily và weekly. Nó cho phép bạn có được một chiến lợi (Reward) lớn nhưng đi kèm với một rủi ro (Risk) rất nhỏ.
Trong ví dụ bên dưới, chúng ta xem xét mẫu hình Inside Bar ở cặp EURUSD đã dẫn đến sự giảm giá mạnh cùng với lực đi xuống sẵn có của thị trường. Ta thấy Inside Bar xuất hiện ngay sau khi giá phá vỡ xuống khỏi mức hỗ trợ quan trọng, và sau đó nó đã làm cho xu thế giảm diễn ra rõ nét hơn và giá xuống tới Hỗ trợ tiếp theo gần 1.2625
Như các bạn có thể thấy từ 3 ví dụ trên, giao dịch forex không cần phải phức tạp hay chi chít những indicator trên biểu đồ. Một khi bạn đã thành thạo một vài mẫu hình Price Action như những cái ở trên thì bạn đang trên con đường để trở thành một trader đầy tự tin và có lợi nhuận, nhưng hãy nhớ rằng, việc thông thạo chúng đòi hỏi niềm đam mê, tận tụy và sự kỷ luật cao.
Kết
VẬY Hành động giá Price Action là gì
Hiểu đơn giản Price Action là một phương pháp luận để tiên đoán thị trường tài chính dựa trên sự phân tích sự chuyển động của giá theo thời gian. Nó được rất nhiều trader nhỏ lẻ, các trader chuyên nghiệp và các quỹ đầu tư sử dụng để dự đoán hướng di chuyển của cổ phiếu và thị trường tài chính.
ĐƠN GIẢN, PRICE ACTION LÀ CÁCH MÀ GIÁ THAY ĐỔI, LÀ “HÀNH ĐỘNG” CỦA GIÁ.
Price Action bỏ qua các yếu tố cơ bản mà thay vào đó, nó quan sát lịch sử giá của thị trường. Price Action là 1 dạng phân tích kỹ thuật nhưng nó khác các phương pháp phân tích kỹ thuật khác ở chỗ nó tập trung vào mối quan hệ của giá hiện tại với giá quá khứ và giá lân cận chứ không so sánh với các giá trị tạo ra bởi các chỉ báo. Nói cách khác, Price Action là phương pháp phân tích kỹ thuật tinh khiết nhất.
Price Action giúp trader cung cấp các lý luận giải thích cấu trúc hiện tại của thị trường dựa trên lịch sử giá và định hình sự chuyển động của thị trường, bao gồm các mức cao (swing high), mức thấp (swing low) cũng như các mức hỗ trợ và mức kháng cự quan trọng.
Trader có thể sử dụng hành động giá để mô tả quá trình suy nghĩ của con người đằng sau sự chuyển động của thị trường. Mỗi thành viên tham gia thị trường đều để lại những dấu vết trên chart và những dấu vết này có thể được “đọc” và suy đoán sự di chuyển tiếp theo của thị trường.
Trên đây là những tổng hợp từ Trader Plus từ internet với các khái niệm, hình ảnh minh họa lụm vặt, đút kết từ nhiều nguồn. Hy vọng đem đến thông tin bổ ích, phù hợp với các trader.
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!