Biểu đồ nến Nhật là gì? Cách xem biểu đồ nến và mô hình nến cơ bản

Biểu đồ nến Nhật (candlestick), biểu đồ nến hay mô hình nến là loại biểu đồ nguồn gốc từ Nhật Bản được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất và là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá hướng đi của thị trường. Nếu như biểu đồ dạng đường thẳng (line chart) hay biểu đồ dạng thanh (bar chart) giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được giá cả từng thời điểm thì biểu đồ nến lại mang rất nhiều thông tin quan trọng.

Để trở thành một trader coin thành công, bạn cần phải nắm vững và thấu hiểu các thông tin bên trong biểu đồ nến.

XEM VIDEO VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ BIỂU ĐỒ NẾN NHẬT CƠ BẢN

Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là cách các nhà đầu tư thông qua diễn biến của giá để dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai. Thông qua biểu đồ giá, các nhà đầu tư phân tích được tâm lý thị trường, xu hướng,… từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Xem thêm: Phân tích kỹ thuật Forex

Các cây nến trong chart chính là những công cụ để thể hiện về sự tăng, giảm, mức giá cao nhất, thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, nếu các bạn muốn nâng cao kỹ thuật trade coin của mình thì việc tìm hiểu về nến là gần như bắt buộc.

Giá là gì?

Phần đầu tiên, chúng ta nói về giá trước bởi vì nó chính là đối tượng cuối cùng mà các bạn hướng tới khi trade coin.

Giá cũng chính là nội dung chủ yếu mà mọi loại biểu đồ hướng đến, trong đó có biểu đồ nến. Mức giá thể hiện sự liên hệ giữa người mua và người bán.

Đó là giá trị mà tại đó một người muốn mua và một người muốn bán. Họ mua và bán dựa trên sự mong đợi của họ vào sự biến động giá cả trong tương lai. Nếu họ mong đợi giá trong tương lai sẽ tăng, họ mua vào, ngược lại họ sẽ bán ra.

Các điểm giá cần quan tâm:

  • Giá mở cửa: Là mức giao dịch đầu tiên của kỳ đánh giá. (tùy vào nến bạn chọn là 5min, 30min, 1day…)
  • Giá cao nhất: Là mức giá giao dịch cao nhất trong kỳ đánh giá.
  • Giá thấp nhất: Là mức giá giao dịch thấp nhất trong kỳ đánh giá.
  • Giá đóng cửa: Là mức giá giao dịch cuối cùng trong kỳ đánh giá. Đây là mức giá có ý nghĩa quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật.

Khái niệm Biểu Đồ Nến

Biểu đồ nến là gì?

Biểu đồ nến được một thương nhân Nhật Bản tên Munehisa Homma sáng tạo ra vào thế kỷ 18 để ghi chép giá gạo. Chỉ trong một thời gian ngắn phương pháp này được các thương nhân Nhật Bản sử dụng rộng rãi, vì vậy còn có tên gọi là Biểu đồ nến Nhật. Sau này các thương nhân phương Tây đã học hỏi và cải tiến để được biểu đồ nến chi tiết như ngày nay.

Cấu trúc của nến

Thân nến là thành phần lớn nhất được tô màu biểu trưng cho sự tăng giảm của giá, bóng nến là 2 que nhỏ nằm ở trên và dưới thân nến.

Đỉnh mỗi bóng nến tương ứng với giá cao nhất (HIGH) và thấp nhất (LOW) trong một phiên giao dịch.

Do thị trường tiền ảo không có đóng mở phiên, luôn luôn mở 24/24 nên phiên giao dịch sẽ được điều chỉnh trên biểu đồ theo ý bạn.

  • Nếu bạn chọn loại biểu đồ 1 giờ: mỗi 1 giờ tương ứng với 1 nến, 1 phiên giao dịch. Giờ mở cửa sẽ là x:00 và giờ đóng cửa là x:59p.
  • Nếu bạn chọn loại biểu đồ 1 ngày: mỗi 1 ngày sẽ tương ứng 1 nến, 1 phiên giao dịch. Giờ mở cửa là 0:00 phút và giờ đóng cửa là 23:59 phút.

Tương ứng với giá vào giờ mở cửa (OPEN)giá vào giờ đóng cửa (CLOSE) sẽ là 2 đỉnh của thân nến. Với thân nến tăng (màu xanh) thì giá mở cửa sẽ nằm ở dưới, giá đóng cửa sẽ nằm ở trên (do giá tăng lên). Với thân nến giảm (màu đỏ) thì ngược lại.

Trên một biểu đồ nến sẽ có rất nhiều nến, mỗi cây nến được cấu tạo từ các thành phần cơ bản. Hình dưới là hình dạng tiêu biểu của nến tăng (màu xanh) và nến giảm (màu đỏ). Bạn lưu ý một cây nến không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần như ảnh.

Biểu Đồ Nến, Mô Hình Nến Là Gì?
Biểu Đồ Nến, Mô Hình Nến Là Gì?

Biểu thị màu sắc của mô hình nến Nhật Bản

Biểu thị màu sắc của mô hình nến Nhật Bản
Biểu thị màu sắc của mô hình nến Nhật Bản

Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì được gọi là nến tăng và thường được biểu thị bằng cây nến có hình màu xanh (hoặc màu trắng). Còn khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa thì được gọi là nến giảm và cây nến thường được biểu thị bằng màu đỏ (hoặc màu đen).

Một cây nên như vậy biểu thị cho các mức giá (cao nhất, thấp nhất, mở cửa, đóng cửa) của một giai đoạn thời gian. Có thể là một ngày, một tuần, một tháng hay môt giờ, một phút, năm phút…..

Biểu đồ nến Nhật Bản trong đồ thị thực tế

Biểu đồ nến Nhật Bản trong đồ thị thực tế
Biểu đồ nến Nhật Bản trong đồ thị thực tế

Bạn hãy nhìn vào một đồ thị dạng biểu đồ nến Nhật trên màn hình MT4, biểu thị giá của vàng (XAUUSD) theo đồ thị dạng tuần (Weekly) ở dưới đây để tham khảo. Mỗi thanh nến biểu thị giá cho giai đoạn một tuần. Giai đoạn biểu thị bao lâu là tùy bạn chọn. Có thể là 1 phút, 5 phút, 1 giờ, 1 ngày hay một tuần …

Phân loại Đồ thị nến

3 loại đồ thị:

Đồ thị đường (Line chart)

Đồ thị đường (Line chart)
Đồ thị đường (Line chart)

Đồ thị thanh (Bar chart)

Đồ thị thanh (Bar chart)
Đồ thị thanh (Bar chart)

Candlestick chart (Đồ thị nến)

Candlestick chart (Đồ thị nến)
Candlestick chart (Đồ thị nến)

Mỗi dạng đồ thị nói trên thì đều có những ưu/nhược điểm riêng. Tuy nhiên, hiện
nay đồ thị nến đang được sử dụng phổ biến nhất, trong cả chứng khoán, forex lẫn
crypto. Đồ thị nến được hình thành từ những năm 1600, bắt nguồn từ Nhật Bản.
Ban đầu, người Nhật dùng nó để phân tích giá gạo.

Bắt nguồn từ Nhật Bản, tuy nhiên Steven Nison là được xem là người có công lớn
nhất trong việc phổ biến đồ thị nến, đồng thời cũng được xem là bậc thầy trong việc
sử dụng kỹ thuật này. Như tên gọi của mình, candlestick chart được cấu tạo từ các
cây nến.

Cách đọc (xem) đồ thị hình nến

Hình dưới đây tôi sưu tầm một ảnh chứa các mô hình nến Nhật Bản thu nhỏ nhưng trình bày một cách cô đọng nhất về các mô hình nến Nhật trong phân tích kỹ thuật. Bạn có thể sử dụng các mô hình này trong việc dự đoán điểm đảo chiều của giá hoặc xu hướng tiếp theo của giá trong tương lai.

Cách đọc (xem) đồ thị hình nến
Cách đọc (xem) đồ thị hình nến

Phía bên trái của hình chứa các mô hình nến Nhật giảm. Tất cả các mô hình trong đó có mũi tên hướng xuống, biểu thị dự đoán giá sẽ đi xuống trong giai đoạn tiếp theo. Phía bên phải của hình chứa các các mô hình nến Nhật  có mũi tên hướng lên, biểu thị dự đoán giá sẽ đi lên trong giai đoạn tiếp theo. Mời các bạn tham khảo, và cũng chỉ dùng để tham khảo thôi nhé. Còn thực tế thì giá sẽ diễn biến khó lường hơn nhiều.

Bây giờ chúng ta sẽ đến với những hình dạng nến phổ biến thường xuất hiện trong biểu đồ thông qua video sau:

1. Spinning Tops

Spinning Tops
Spinning Tops

Mô tả: Nến có bóng ở trên và dưới dài, cùng phần cơ thể thật nhỏ. Màu sắc của phần cơ thể thật không thực sự quan trọng

Ý nghĩa: Phần thân nến nhỏ cho thấy giá đóng cửa và giá mở cửa không cách nhau xa, và phần bóng cho thấy người mua và người bán đã chiến đấu khốc liệt nhưng bất phân thắng bại. Mặc dù giá mở cửa và giá đóng cửa không cách nhau xa, nhưng dao động giá lại mạnh thể hiện ở bóng dài.

Nếu spinning tops hình thành trong quá trình thị trường đang đi lên, điều này thường có nghĩa rằng không còn nhiều người mua và một sự thay đổi chiều của thị trường có thể xảy ra.

Nếu spinning tops hình thành trong quá trình thị trường đang đi xuống, điều này thường có nghĩa rằng không còn nhiều người bán và một sự thay đổi chiều của thị trường có thể xảy ra

2. Marubozu

Marubozu
Marubozu

Mô tả: Cây nến không có bóng nến, giá mở của và đóng cửa trùng với giá cao nhất và thấp nhất.

Ý nghĩa: Một nến trắng Marubozu là một nến rất “bullish” hay thể hiện xu hướng đi lên mạnh mẽ, người mua hoàn toàn chiếm vị thế so với những người bán. Đây thường là thời điểm bắt đầu của một xu hướng đi lên của thị trường.

Một nến đen Marubozu là một nến rất “bearish” hay thể hiện xu hướng đi xuống mạnh mẽ, người bán hoàn toàn chiếm ưu thế so với người mua. Đây thường là thời điểm bắt đầu của một xu hướng đi xuống của thị trường.

3. Doji

Doji
Doji

Mô  tả: Nến Doji có giá đóng cửa và giá mở cửa như nhau hoặc ít nhất là phần cơ thể cực kỳ ngắn. Thân nến rất ngắn trong như một đường thắng.

Ý nghĩa: Nếu một Doji hình thành sau một loạt nến với phần thân màu trắng dài (xu hướng đang đi lên), điều đó có nghĩa rằng người mua đã mệt mỏi và yếu đi. Để đẩy giá lên cao nữa, sẽ cần thêm nhiều người mua, nhưng số lượng người mua đang giảm nhanh. Người bán đang rình rập để quay trở lại thị trường và đẩy giá đi xuống.

Nếu Doji hình thành sau một loạt các nến với phần thân dài màu đen (xu hướng đang đi xuống), thì có nghĩa rằng người bán đã đã hết sức lực, và không còn nhiều người bán trên thị trường. Người mua đang chờ cơ hội để chiếm lại vị thế của mình trên thị trường và đẩy giá đi lên.

4. Hammer và Hanging Man

Hammer và Hanging Man
Hammer và Hanging Man

Mô tả: Nến có phần bóng phía dưới dài gấp đôi hoặc gấp ba phần cơ thể, có rất ít hoặc không có bóng trên, màu sắc của phần cơ thể không quan trọng.

Ý nghĩa: Hammer đánh dấu sự đổi chiều thành đi lên hình thành sau một quá trình thị trường đi xuống (xem hình). Nó được gọi là “búa” vì thị trường “phá vỡ” một điểm đáy.Khi giá đang giảm xuống, hammer đưa ra tín hiệu rằng thị trường đã chạm đáy và giá sẽ tăng trở lại. Phần bóng ở dưới dài có nghĩa rằng những người bán đã cố gắng đẩy giá đi xuống, nhưng người mua đã vượt qua áp lực bán này và giá đóng cửa gần với giá mở cửa.

Hanging Man có hình dạng tương tự nhưng màu sắc và ý nghĩa ngược lại với nến Hammer.

5. Inverted Hammer và Shooting Star

Inverted Hammer và Shooting Star
Inverted Hammer và Shooting Star

Mô tả: Inverted Hammer và Shooting Star nhìn giống nhau, và chỉ khác ở chỗ chúng xuất hiện ở cuối một xu hướng đi lên hay đi xuống. Cả hai loại nến này đều có thân nhỏ, phần bóng trên dài và phần bóng dưới rất ngắn.

Ý nghĩa: Inverted Hammer xuất hiện khi giá đang trong quá trình đi xuống, và đưa ra tín hiệu rằng thị trường có thể đổi chiều. Phần bóng ở trên dài cho thấy người mua đang cố gắng đưa ra giá cao hơn. Người ban phản ứng quyết liệt nhưng không đủ sức để đầy giá xuống thấp và giá đóng cửa gần với giá mở cửa. Người bán đang cạn kiệt dần và giá sẽ đi lên.

Shooting Star xuất hiện khi giá đang trong quá trình đi lên và đưa ra tín hiệu rằng thị trường có thể đổi chiều. Phần bóng ở trên dài cho thấy người mua đã cố gắng đưa giá cao lên, nhưng người bán đã nhiều hơn và đẩy giá đi xuống, khiến giá đóng cửa gần với giá mở cửa.

Khi nhiều cây nến kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo ra những mô hình nến. Các mô hình này về cơ bản có thể giúp chúng ta dự đoán các tín hiệu đảo chiều xu hướng hoặc sự tiếp diễn của xu thê hiện tại. Có rất nhiều loại mô hình tuy nhiên không phải mô hình nào trong quá trình kểm định thực tế cũng cho độ tin cậy cao.

Một số mô hình nến Nhật

1. Mô hình Piercing Line (Đường nhọn)

Mô hình Piercing Line (Đường nhọn)
Mô hình Piercing Line (Đường nhọn)

Mô hình này xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng giảm (downtrend). Một cây nến đen dài xuất hiện, tiếp đó là một nến trắng dài có giá đóng cửa nằm trên nửa thân nến đen trước đó. Nó dự báo sự đảo chiều tại đáy. Cây nến đen dài khẳng định xu hướng đi xuống của thị trường trước đó. Đầu phiên tiếp theo giá mở cửa vẫn thấp hơn so với giá đóng cửa hôm tước, mọi thứ vẫn tiếp tục xu hướng xuống. Đột nhiên thị trường tăng mạnh trở lại và cuối cùng đóng cửa phiên ở phía nửa trên nến đen hôm trước. Người mua tiềm năng bắt đầu nghĩ rằng điểm thấp mới sẽ không được giữ vững và đây có thể là điểm tốt để tiến hành mua vào.

Mức độ tăng của nến trắng ngược về phía trên nến đen càng nhiều thì càng có khả năng đây là đáy của xu hướng xuống. Mô hình tốt là mô hình có giá đóng cửa của nến trắng nằm hơn một nửa thân của nến đen trước đó.

Sự xác nhận về việc đảo chiều xu hướng bởi một cây nến trắng, một gap lớn hoặc một giá đóng cửa trong phiên giao dịch tiếp theo sẽ là một gợi ý tốt về sự đảo chiều.

Mô hình đối xứng: Dark Cloud Cover (Mây đen)

Mô hình đối xứng: Dark Cloud Cover (Mây đen)
Mô hình đối xứng: Dark Cloud Cover (Mây đen)

2. Mô hình cú đá của bò (Bullish Kicking)

Mô hình cú đá của bò (Bullish Kicking)
Mô hình cú đá của bò (Bullish Kicking)

Gồm 1 nến Marubozu trắng theo sau 1 nến Marubozu đen. Giữa 2 nến là 1 khoảng trên giá mở cửa của nến Marubozu đen. Xu hướng của thị trường không quan trọng. Mô hình này thể hiện thị trường đang tăng trở lại. Thị trường tăng lên khi mà giá tăng tạo khoảng trống, tuy nhiên yêu cầu là giá của nến trắng không được rớt xuống nến đen.

Ở mô hình này cả 2 nến đều là nến Marubozu nên không có bóng hoặc nếu có thì rất nhỏ.

Mô hình này có độ tin cậy cao tuy nhiên nếu có thêm yếu tố xác nhận (1 nến tăng tiếp theo, thêm 1 gap hoặc 1 nến có giá đóng cửa cao hơn nữa ở phiên thứ 3) thì tốt hơn.

Mô hình đối xứng: Bearish Kicking (Cú đá của gấu)

Mô hình đối xứng: Bearish Kicking (Cú đá của gấu)
Mô hình đối xứng: Bearish Kicking (Cú đá của gấu)

3. Mô hình Bullish Abandoned Baby (Em bé bị bỏ rơi)

Mô hình Bullish Abandoned Baby (Em bé bị bỏ rơi)
Mô hình Bullish Abandoned Baby (Em bé bị bỏ rơi)

 

Xuất hiện khi thị trường downtrend, xuất hiện 1 nến đen dài, sau đó 1 nến Doji (hoặc nến có thân nến nhỏ) xuất hiện ở phiên tiếp theo, hình thành 1 gap giữa 2 nến, tiếp theo là 1 nến trắng tạo gap với nến Doji trước đó. Nến đen và gap đầu tiên thể hiện áp lực cung mạnh đẩy giá đi xuống. Phiên tiếp tạo Doji thể hiện sự lưỡng lự của 2 bên, cho thấy áp lực cung đã nhỏ lại. Sự đảo chiều được hoàn tất với nến trắng tiếp theo và gap thứ 2, cho thấy cầu vào mạnh đã đẩy giá tăng trở lại.

Mô hình này hiếm khi xảy ra, độ tin cậy là rất cao nhưng vẫn cần yếu tố xác nhận như 1 nến trăng scos giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa của nến trắng trước hoặc 1 gap giữa nến trắng và nến tiếp theo.

Mô hình đối xứng: Bearish Abandoned Baby

Mô hình đối xứng: Bearish Abandoned Baby
Mô hình đối xứng: Bearish Abandoned Baby

4. Mô hình Three Insside Up

Mô hình Three Insside Up
Mô hình Three Insside Up

Mô hình này xuất hiện khi thị trường Downtrend, bắt đầu bằng một nến Harami (gồm 1 nến dài trước và 1 nến thân ngắn nằm lọt trong thân của nến dài trước), nến tiếp theo là 1 nến trắng tăng lên báo hiệu hoàn tất việc đảo chiều. Nến thứ 3 là tín hiệu xác nhận của mô hình Harami.

Mô hình sẽ đạt độ chính xác cao nếu giá đóng cửa của nến thứ 3 cao hơn giá mở cửa của nến đen và giá đóng cửa của nến trắng thứ 2.

Mô hình đối xứng: Three Insside Down

Mô hình đối xứng: Three Insside Down
Mô hình đối xứng: Three Insside Down

5. Mô hình Three Outside Up

Mô hình Three Outside Up
Mô hình Three Outside Up

 

Trong khi thị trường Downtrend, xuất hiện mô hình nến Engulfing (bao gồm phiên thứ nhất có thân nến nhỏ, phiên thứ 2 có thân lớn bao trùm phiên 1), nến tiếp theo là 1 nến trắng có giá đóng cửa cao hơn 2 phiên trước. Nến trắng dài thứ 1 cho thấy lực cầu tăng mạnh áp đảo hoàn toàn lực cung, đẩy giá tăng mạnh trở lại, nến trắng thứ 2 hoàn tất việc xác nhận mô hình Engulfing và cho tín hiệu đảo chiều.

Mô hình đối xứng: Three Outside Down

Mô hình đối xứng: Three Outside Down
Mô hình đối xứng: Three Outside Down

 

6. Mô hình Three White Soldiers (Ba người lính màu trắng)

Mô hình Three White Soldiers (Ba người lính màu trắng)
Mô hình Three White Soldiers (Ba người lính màu trắng)

 

Trong xu hướng downtrend xuất hiện 3 cây nến trắng liên tiếp, mỗi cây nến tăng lại tạo 1 đỉnh cao mới. Gía mở cửa của phiên sau nằm trong thân của phiên trước. Mỗi phiên đóng cửa tại mức giá cao nhất (hoặc gần cao nhất) của nó, tức là tạo ra nến tương tự marubozu. Mô hình này thể hiện sự đảo chiều mạnh mẽ, được thể hiện qua 3 cây nến trắng liên tiếp tăng lên như là nấc thang.

Điều kiện của mô hình này là gía mở cửa của những phiên tiếp theo phải nằm trong thân của phiên trước đó. Tuy nhiên tốt nhất là giá mở cửa những phiên tiếp theo nằm ở nửa thân trên của phiên trước. Nếu những cây nến trắng này mở rộng liên tục, thị trường có thể rơi vào trạng thái quá mua (overbought). Nếu phiên thứ 4 tiếp tục là nến trắng hoặc tạo gap thì độ tin cậy sẽ cao hơn.

Mô hình đối xứng: Three Black Crows (Ba con quạ đen)

Mô hình đối xứng: Three Black Crows (Ba con quạ đen)
Mô hình đối xứng: Three Black Crows (Ba con quạ đen)

Xem thêm video Mẫu mô hình nến bắt đỉnh đấy không thể bỏ qua

KẾT

Chúng ta có thể thấy mỗi 1 mô hình sẽ có một mô hình đối xứng ở chiều ngược lại. Tại sao lại như vậy? Bởi lẽ do mô hình nến bản thân nó có tính đối xứng rất cao, tức là một dấu hiệu đảo chiều xảy ra tại cuối một xu hướng lên thì cũng xảy ra khi kết thúc một xu hướng xuống, chỉ khác tên và vị trí đối xứng mà thôi. Vì vậy khi nghiên cứu các mô hình nến tăng được trình bày ở trên, chúng ta có thể đồng thời nhận biết được các mô hình nến giảm đối xứng với nó.

Trên đây là những tổng hợp từ Trader Plus về các khái niệm về nến, biểu đồ nến cơ bản, mô hình nến cơ bản trong trading, hy vọng bài viết giúp các bạn có thể hình dung kiến thức trader cơ bản để tập làm quen trong mảng này. Các bạn có thể xem thêm video để hiểu sâu hơn nhé!

 

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *