Sau khi mở một tài khoản giao dịch, nhà đầu tư cần biết các dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật khác nhau, bởi nó cung cấp những thông tin rất có giá trị trong quá trình ra quyết định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê những dạng biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất không chỉ trong thị trường forex mà là trong hầu hết các thị trường tài chính. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem các dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật thể hiện điều gì trong các giao dịch.
Biểu đồ (Chart)
Biểu đồ chart thường được vẽ tuyến tính hoặc logarit, trong đó trục X thể hiện thời gian và trục Y thể hiện giá cả. Mẫu biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất là theo thời gian (time-based), tuy nhiên cũng có một số dạng biểu đồ không phụ thuộc vào yếu tố này, như chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây.
Trong dạng biểu đồ thời gian, sự di chuyển của giá phụ thuộc vào khung thời gian mà chúng ta đang phân tích, đó có thể là hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng tháng hoặc biểu đồ cũng có thể được vẽ theo từng khung thời gian trong ngày như 4 tiếng, 1 tiếng, 30 phút, 5 phút, hoặc 1 phút.
Lợi ích chính của việc có nhiều khung thời gian khác nhau là bạn có thể tiến hành phân tích đa khung thời gian. Bên cạnh đó, biểu đồ theo thời gian còn cho phép các nhà đầu tư quan sát giá một cách trực quan, tiến hành giao dịch căn cứ theo các dữ liệu quá khứ và xác định thời điểm vào ra một cách đơn giản và hiệu quả.
Một chỉ bảo khác, thường được sử dụng trong các dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật theo thời gian là khối lượng. Nó cho chúng ta biết số lần các giao dịch được khớp và là một thước đo sức mạnh thị trường.
Biểu đồ đường (Line Chart)
Biểu đồ đường, một trong những dạng biểu đồ đơn giản nhất, chỉ thể hiện mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, biểu đồ đường dưới đây được vẽ bằng cách nối các mức giá đóng cửa của GBP/USD lúc 11:00 đêm với mức giá đóng cửa lúc 12:00 đêm.
Biểu đồ đường thể hiện một cách đơn giản và rõ ràng ý tưởng chung về sự chuyển động của giá trên thị trường. Tuy nhiên, nó thiếu các thông tin quan trọng như mức giá cao nhất, thấp nhất trong khoảng thời gian đó. Điều này có thể khiến các giao dịch không được thực hiện nhất là đối với các nhà đầu tư có chiến lược dựa vào các chỉ báo, ví dụ như nhà đầu tư giao dịch theo đường hỗ trợ hay đường kháng cự. Xu hướng thị trường và mức hoàn lại (retracement) có thể được ứng dụng trong biểu đồ đường. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật, trong hầu hết các trường hợp, ưa thích các dạng biểu đồ khác, cung cấp các phân tích sau hơn biểu đồ đường.
Biểu đồ thanh (Bar Chart)
Biểu đồ dạng thanh hay còn được gọi là một dạng của biểu đồ OHLC, thể hiện các mức giá mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất và mức giá đóng cửa (tên OHLC là ghép lại từ 4 chữ cái đầu của các từ opening, high, low và closing). Biểu đồ thanh bao gồm một dãy các thanh thẳng đứng thể hiện các khung giá khác nhau trong một khoảng thời gian. Bên cạnh đó, mỗi thanh lại có hai thanh ngang: một thanh bên trái thể hiện mức giá mở cửa, và thanh bên phải thể hiện mức giá đóng cửa.
Biểu đồ thanh cho phép nhà đầu tư vẽ lên bức tranh thị trường tốt hơn biểu đồ đường. Các dấu hiệu và mẫu hình trên biểu đồ thanh giúp các nhà đầu tư có được những phân tích sâu hơn, hoàn thiện hơn.
Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart)
Cũng giống như biểu đồ phân tích kỹ thuật dạng thanh, biểu đồ nến Nhật cũng cung cấp thông tin như vậy nhưng được thể hiện theo một cách khác.
Chiều cao của một cây nến thể hiện sự khác nhau giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Màu đen/đỏ thể hiện giá đóng cửa thấp hơn và màu trắng/xanh thể hiện giá đóng cửa cao hơn. Các đường mỏng hơn là các bóng nến trên và bóng nến dưới (upper/lower shadow). Nó cho chúng ta biết mức giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian đó, so sánh với giá đóng cửa và giá mở cửa.
Đặc điểm chính phân biệt hai dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật trên là mức giá đóng cửa và giá mở cửa. Trong khi biểu đồ thanh tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ giữa giá đóng cửa của khoảng thời gian này với khoảng thời gian khác thì biểu đồ nến Nhật, nhìn qua có thể nhận thấy tính thất thường của thị trường một cách rõ ràng hơn. Điều này là do màu sắc của thân nến nhấn mạnh mối quan hệ của giá đóng cửa và giá mở cửa trong cùng một khoảng thời gian. Đây là một trong các lý do mà loại biểu đồ này được sử dụng rất phổ biến.
Biểu đồ Renko
Không giống như các dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật khác, biểu đồ Renko chỉ tập trung vào sự chuyển động của giá, loại bỏ hoàn toàn yếu tố thời gian và khối lượng. Nếu thị trường di chuyển đủ số lượng pip, bằng độ lớn của nến, thì một nến mới được hình thành.
iểu đồ này gồm các cây nến trắng và đen. Các nến trắng thể hiện giá đi lên, nến đen thể hiện giá đi xuống. Một điều cần lưu ý là các nến mới chỉ được thêm vào theo những tiêu chuẩn nhất định. Điều này có thể tạo ra lợi thế hoặc bất lợi cho nhà đầu tư. Nó có thể được thêm vào theo từng phút hoặc có thể hơn một ngày, phụ thuộc vào điều kiện thị trường. Một mặt, điều này có thể có ích, nhất là đối với các nhà đầu tư muốn có một cách đơn giản để xác định đường hỗ trợ, đường khách cự, xu hướng chung và loại bỏ các thông tin nhiễu. Mặt khác, điều này tạo ra khó khăn trong việc xác định tính thất thường của thị trường.
Kết luận
Mỗi dạng biểu đồ có những lợi ích riêng. Tuy nhiên sử dụng loại nào lại phụ thuộc vào kiểu đầu tư và chiến lược đầu tư của bạn. Do đó, có một sự hiểu biết chung về các lựa chọn sẽ giúp bạn ra quyết định chính xác hơn.
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!