Đòn bẩy trong forex là gì

Bạn đã từng nghe đến khái niệm đòn bẩy trong Forex?  Với những  tín đồ đầu tư chứng khoán phái sinh, hẳn đây không phải thuật ngữ lạ lẫm. Và ngày nay, khái niệm giao dịch đòn bẩy trong đầu tư tiền ảo cũng đang trở thành xu hướng. Vậy giao dịch đòn bẩy là gì? Đây có phải là phương thức đầu tư mà các nhà đầu tư đều mong chờ?

Đòn bẩy là gì?

Đòn bẩy là một khoản vay bên công ty môi giới cung cấp cho bạn, cho phép bạn thực hiện một giao dịch có giá trị lớn hơn nhiều tài khoản giao dịch vốn có của bạn để thu được những lợi thế từ sự chuyển động của giá. Trên thị trường forex, mức thay đổi giá hàng ngày thường giao động xấp xỉ 1%, tương đối nhỏ so với thị trường cổ phiếu. Đây là lý do tại sao forex cho phép thực hiện giao dịch với đòn bẩy cao, vì khi đó một sự thay đổi nhỏ của giá có thể mang lại một khoản tiền đáng kể trong các vị thế lớn.
Đòn bẩy trong forex là gì 1
Các nhà môi giới forex thông thường đưa ra đòn bẩy ở mức 20:1, 50:1, 100:1, hay thậm chí 400:1. Ví dụ, đòn bẩy 100:1 có nghĩa là bạn có thể mở một vị thế trị giá 100.000 đôla chỉ với 1.000 đôla vốn.

 

Sàn giao dịch có thể cung cấp nhiều mức tỉ lệ đòn bẩy khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Nó có thể dao động từ 1:1 cho đến 1:1000 hoặc thậm chí cao hơn, tùy thuộc vào điều kiện giao dịch của từng sàn.

Đòn bẩy trong forex là gì 2

Lưu ý rằng tỉ lệ đòn bẩy chỉ giúp bạn tăng khối lượng giao dịch chứ không có tác dụng san sẻ tiền lãi hoặc lỗ. Số tiền lãi hoặc lỗ sẽ bị tính vào số tiền gốc (thực có) trong tài khoản của bạn; số tiền vay từ tỉ lệ đòn bẩy là bất khả xâm phạm và sẽ được hoàn trả lại nguyên vẹn cho sàn giao dịch sau mỗi giao dịch hoàn thành. Hãy xem tác dụng của đòn bẩy vào kết quả của giao dịch trong bảng ví dụ dưới đây:

Đòn bẩy trong forex là gì 3

Bạn thấy đấy, sử dụng tỉ lệ đòn bẩy càng cao, bạn càng giao dịch được khối lượng lớn; do đó tốc độ lãi và lỗ càng cũng càng nhanh. Tỉ lệ đòn bẩy luôn hấp dẫn nhưng cũng rất nguy hiểm với mọi trader. Người ta nói rằng tỉ lệ đòn bẩy là con dao hai lưỡi bởi vì nó vừa có thể là một vũ khí lợi hại vừa có thể giết (tài khoản của) bạn chỉ trong nháy mắt, phụ thuộc vào việc bạn có kiểm soát được nó hay không. Tỉ lệ đòn bẩy phóng đại cả mức lãi và mức lỗ của giao dịch theo cách như nhau.

Sử dụng đòn bẩy quá thấp sẽ khiến cho kết quả giao dịch nhỏ quá không đáng kể và không tận dụng được lợi thể của thị trường forex. Ngược lại, sử dụng đòn bẩy quá cao có làm bạn mất kiểm soát và rơi vào tình trạng mạo hiểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu hơn nữa về tác động của đòn bẩy trong một phần khác.

Tiền đặt lệnh (margin) là gì?

Về cơ bản, tiền đặt lệnh (margin) là số tiền bạn cần phải ký quỹ với sàn giao dịch để lệnh giao dịch của bạn được mở và duy trì trên thị trường. Sàn giao dịch sẽ tách số tiền đặt lệnh độc lập khỏi tài khoản của bạn để giữ cho lệnh được mở. Giả sử là loại tiền trong tài khoản của bạn là USD và tỉ lệ đòn bẩy của tài khoản là 1:100. Hãy xem một số ví dụ sau đây:

1. Nếu bạn muốn mua 1 lot (hay 100,000 đơn vị) cặp USD/JPY, số tiền đặt lệnh gốc (đúng như nó đáng ra phải có) là 100,000 USD. Nhưng vì tỉ lệ đòn bẩy là 1:100 (hay 1%), nên số tiền margin thực tế chỉ là 100,000 x 1% = 1,000 USD.

2. Nếu bạn muốn mua 1 lot (hay 100,000 đơn vị) cặp EUR/USD với giá 1.25000, số tiền đặt lệnh gốc (đúng như nó đáng ra phải có) là 100,000 EUR, tương đương với 100,000 x 1.25000 = 125,000 USD. Nhưng vì tỉ lệ đòn bẩy là 1:100 (hay 1%), nên số tiền margin thực tế chỉ là 125,000 x 1% = 1,250 USD.

3. Nếu bạn muốn mua 1 lot (hay 100,000 đơn vị) cặp EUR/JPY mà lúc đó tỉ giáEUR/USD là 1.25000, số tiền đặt lệnh gốc (đúng như nó đáng ra phải có) là 100,000 EUR, tương đương với 100,000 x 1.25000 = 125,000 USD. Nhưng vì tỉ lệ đòn bẩy là 1:100 (hay 1%), nên số tiền margin thực tế chỉ là 125,000 x 1% = 1,250 USD.

Từ các ví dụ ở trên, chúng ta có thể tổng kết ra công thức tính số tiền đặt lệnh như sau:

Số tiền margin = Số tiền cơ sở x Tỉ giá của cặp (Tiền cơ sở/Tiền trong tài khoản) x Tỉ lệ đòn bẩy

Trong các phần mềm giao dịch tiền đặt lệnh được thể hiện như là “margin” hay “required margin” hay “used margin”. Sau khi vào lệnh, số tiền còn lại của tài khoản được dùng để chịu lỗ của các lệnh đang mở hoặc để mở lệnh mới được gọi là số dư tức thời (free margin).

Vốn tức thời (equity) là gì?

Vốn tức thời (equity) là giá trị tài khoản gốc (balance) cộng/trừ số tiền lãi/lỗ tức thời (floating profits/losses) của tất cả các lệnh đang mở trong tài khoản. Vốn tức thời thể hiện giá trị tạm thời của tài khoản tại một thời điểm nào đó, nó thay đổi liên tục khi giao dịch đang mở thay đổi giá trị lãi/lỗ tức thời do tỉ giá biến động liên tục. Do đó, giá trị equity sẽ trở thành giá trị thực của tài khoản nếu ngay tại thời điểm đó ta đóng tất cả các lệnh đang mở ngay lập tức. Minh họa sau đây sẽ thể hiện mối quan hệ giữa các thông số này:

Đòn bẩy trong forex là gì 4

Bạn thấy là equity sẽ cao hơn giá trị balance khi lệnh giao dịch đang trong tình trạng lãi và thấp hơn giá trị balance khi lệnh giao dịch đang trong tình trạng lỗ. Equity được tính theo công thức:

Equity = Balance + Tổng số tiền lãi (hoặc lỗ) tức thời

Ví dụ:

Balance

$1,000

Tổng số tiền lãi (hoặc lỗ) tức thời

$100 -$100

Equity

$1,100 $900

 

Margin và đòn bẩy

Để sử dụng đòn bẩy, bạn cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay, được gọi là margin. Nhà mối giới sẽ tự động xác định một phần trong tài khoản của bạn là margin cho vị thế.

Lượng margin sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ đòn bẩy bạn đang giao dịch. Ví dụ, đòn bẩy 100:1 đòi hỏi margin ở mức 1% so với quy mô của vị thế. Bảng dưới đây tóm tắt khối lượng margin cần thiết cho các tỉ lệ đòn bẩy khác nhau.
Đòn bẩy trong forex là gì 5

Tỉ lệ đòn bẩy Margin yêu cầu (%/giá trị của vị thế)
1:1 100%
2:1 50%
10:1 10%
50:1 2%
100:1
1%
200:1 0.5%
400:1
0.25%

 

Khi bạn không có giao dịch nào được mở: Equity =  Balance = Số dư tức thời (free margin).

Nếu equity giảm xuống thấp hơn một mức % nhất định so với margin, được gọi là mức “Stop-out” (cắt lỗ cưỡng bức), thì sàn giao dịch sẽ tự động đóng lệnh bắt buộc các giao dịch đang lỗ nhất để giải phóng tiền margin của các giao dịch đó. Việc này có tác dụng ngăn ngừa không cho tài khoản thua lỗ nhiều hơn và giữ cho giá trị tài khoản được bảo đảm ở một mức độ nhất định sau khi giao dịch bị thua lỗ ở mức tối đa.

Có một thông số khác gọi là “Margin Call” (báo động số dư). Đó là một mức % nhất định so với tiền margin mà tại đó sàn giao dịch hoặc phần mềm giao dịch sẽ cảnh báo với bạn trước khi nó chạm mức stop-out. Mức “margin call” luôn thấp hơn hoặc bằng mức stop-out. “Margin call” cũng giống như một lời cảnh báo trước khi có hành động thực sự là “Stop-out”, do đó cái chúng ta cần quan tâm thực sự là mức stop-out. Mức “margin call” và “stop-out” được áp dụng khác nhau với các loại tài khoản khác nhau đối với các sàn giao dịch khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện giao dịch của sàn. Hãy xem ví dụ dưới đây để so sánh tác động của các mức “margin call” và “stop-out” khác nhau:

Đòn bẩy trong forex là gì 6

Với mức stop-out cao hơn, mức lỗ cao nhất bạn phải chịu sẽ nhỏ hơn nhưng giao dịch của bạn sẽ bị tự động cắt lỗ sớm hơn trước khi nó có thể (giả thiết) quay trở về mức có lãi. Ngược lại, với mức stop-out thấp hơn, bạn sẽ phải chịu mức lỗ cao nhất lớn hơn nhưng giao dịch của bạn sẽ cắt lỗ muộn hơn và có cơ hội quay về trạng thái lãi nếu thị trường đổi hướng. Vì vậy, bạn cần kiểm tra các mức này với sàn để có thể kiểm soát tốt nhất các giao dịch của mình.

Làm thế nào để tính toán được mức lãi và lỗ?

Chúng ta vừa tìm hiểu về những khái niệm cơ bản quan trọng nhất về giao dịch forex. Giờ hãy chuyển sang cách tính lãi và lỗ, điều mà mọi trader đều quan tâm.

Với cùng một điểm vào lệnh và điểm thoát lệnh, giao dịch của bạn sẽ lãi hoặc lỗ tùy thuộc vào lệnh đó là mua hay bán. Bạn sẽ có lãi nếu mua  trong thị trường đang lên giá hoặc bán trong thị trường đang xuống giá và ngược lại. Vì thế nên chúng ta coi mức lãi hay mức lỗ chỉ như một thông số gọi là kết quả giao dịch với giá trị thể hiện sự thay đổi giá trị của tài khoản sau giao dịch. Mức lãi hoặc lỗ được tính theo công thức sau:

Số tiền lãi (hoặc lỗ) = Số pip biến động x Giá trị pip cho 1 lot x Số lot giao dịch

hoặc

Số tiền lãi (hoặc lỗ) = Số pip biến động x Giá trị pip cho 1 đơn vị x Số đơn vị tiền giao dịch

Bạn có thể dùng 1 trong 2 công thức trên tùy vào việc phần mềm giao dịch tính khối lượng giao dịch theo lot hay đơn vị tiền. Giả sử bạn mua 2 lot EUR/USD với giá 1.25000 sau đó thoát lệnh tại giá 1.25300. Như vậy là giá đã biến động 30 pip, mà giá trị pip cho 1 lot EUR/USD là 100,000 x 0.0001$ = 10$. Hãy tính thử mức lãi:

Số tiền lãi = 30 pips x 1$0 x 2 lots = 600$

Hãy nhớ rằng trên thực tế, bạn còn phải tính đến chênh lệch spread khi đóng hoặc mở lệnh. Giá ask áp dụng khi bạn mở lệnh mua và đóng lệnh bán; giá bid áp dụng khi bạn mở lệnh bán và đóng lệnh mua.

Margin Calls

Margin call xảy ra khi vị thế sử dụng đòn bẩy của bạn đi ngược lại, khiến giá trị tài khoản giao dịch của bạn giảm xuống dưới mức margin yêu cầu. Nhà môi giới sẽ tự động tính toán giá trị này, dựa vào giá trị tài sản ròng (NAV).
Đòn bẩy trong forex là gì 7
Sự dịch chuyển của cặp GBP/USD sau Brexit, như là một ví dụ, có thể quét sạch tài khoản của bạn nếu bạn mở một vị thế mua trong thời gian đó mà không đi kèm với một lệnh dừng lỗ. Với sự sụt giảm 1.000 pip, bạn có thể nhận thấy điều gì có thể xảy ra với tài khoản 10.000 đôla của mình. Giả sử bạn có một vị thế mua có giá trị 100.000 đôla, đòn bẩy 100:1, do đó margin cho giao dịch này là 1.000 đôla. Bạn vẫn còn 9.000 đôla “phi margin”.

GBP/USD giảm 1.000 pip tương đương với mức thua lỗ của bạn là 10.000 đôla, khi đó bạn sẽ nhận được một margin call thậm chí trước khi giá có thể giảm sâu hơn nữa. Ví dụ này không chỉ cho thấy rủi ro của việc dùng đòn bẩy mà còn chỉ ra được sự cần thiết của việc sử dụng lệnh dừng lỗ khi giao dịch.

Kết

Xin nhắc lại rằng bạn không cần phải nhớ tất cả các công thức tính toán này vì phần mềm giao dịch trên máy tính sẽ tự động tính toán chúng. Nhưng dù sao biết được cách thức tính toán cũng giúp bạn hiểu chúng rõ hơn.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *