Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern

Mô hình Harmonic là mô hình giá nâng cao rất khó xác định nên không được ưa chuộng trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu hiểu rõ bản chất của mô hình giá Harmonic và biết cách vận dụng thì tín hiệu khá chính xác. Vậy cụ thể, mô hình Harmonic là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Mô hình Harmonic là gì?

Mô hình Harmonic là mô hình giá được nối bởi các điểm trên mẫu hình theo tỷ lệ Fibonacci. Tùy mô hình sẽ có số điểm và số sóng tăng giảm khác nhau. Theo mô hình Harmonic, nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận qua các đợt sóng tăng và bán khi vào con sóng giảm. Bên cạnh đó, mô hình Harmonic cũng đưa ra các tín hiệu đảo chiều tăng và giảm qua từng mẫu hình khác nhau.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 1
Mô hình Harmonic là gì?

Mô hình Harmonic được nghiên cứu vào năm 1932 bởi H.M.Gartley. Mô hình được xuất hiện trong cuốn sách “Profits in The Stock Markets” vào 3 năm sau. Trong tác phẩm được xuất bản, ông có nêu lên 5 điểm trong mô hình cơ bản; trong đó mô hình chưa bao gồm các tỷ lệ trong chỉ báo Fibonacci.

Mô hình giá Harmonic đầu tiên được cấu tạo bởi 5 điểm được nối lại. Việc nối các điểm tạo nên hai đỉnh núi sát nhau ở mô hình Bullish (tăng) và hình chữ “W” với mô hình Bearish (giảm). Các nhà đầu tư sau này phát minh ra nhiều mẫu hình khác nhau thông qua việc áp dụng các tỷ lệ Fibonacci vào mẫu hình.

Các mô hình giá Harmonic phổ biến

Trong thực tế, mô hình giá Harmonic có rất nhiều biến thể khác nhau, nhưng phổ biến nhất là mẫu hình AB=CD, mô hình con dơi, con bướm, con cua, cá mập, Gartley, mô hình 3 sóng ngang. Mỗi mẫu hình sẽ có những quy ước về tỷ lệ Fibonacci khác nhau. Cụ thể như sau:

Mô hình AB=CD

Mô hình AB = CD là mẫu hình cơ bản và dễ xác nhận nhất trong số các mô hình Harmonic. Mô hình này hoạt động hơi khác so với các mẫu hình khác và chỉ gồm 3 chuyển động, 4 điểm. Mô hình này gồm có 2 loại là Bullish AB=CD và Bearish AB=CD. Cả 2 đều cung cấp tín hiệu đảo chiều. Cụ thể như sau:

Mô hình Bullish AB=CD

  • Ban đầu giá sẽ giảm từ điểm A xuống B
  • Tiếp theo lại điều chỉnh tăng từ B lên C tại mức thoái lui từ 61.8% – 78.6% của đoạn xu hướng AB.
  • Tiếp theo giá lại giảm từ C xuống D tại mức mở rộng 127.2% – 161.8% của AB. Độ dài và thời gian hình thành của đoạn CD phải bằng với AB.

Sau khi kết thúc tại điểm D giá có thể đảo chiều đi lên. Khi này trader có thể vào lệnh Buy.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 2

Mô hình Bearish AB=CD

  • Ban đầu giá sẽ tăng từ A xuống B
  • Tiếp theo lại điều chỉnh giảm từ B về C tại mức thoái lui từ 61.8% – 78.6% của đoạn xu hướng AB.
  • Tại điểm C xuống D tại mức mở rộng 127.2% – 161.8% của AB. Khi này độ dài và thời gian hình thành của đoạn CD cũng phải bằng với AB.

Sau khi kết thúc tại điểm D giá có thể đảo chiều đi xuống. Khi này trader có thể vào lệnh Sell.

Mô hình Gartley

Mô hình Gartley được tạo bởi HM Gartley. Đây là mẫu hình nguyên thủy gồm 5 điểm nhưng được bổ sung thêm tỷ lệ Fibonacci. Mô hình này cũng sẽ gồm có 2 loại là Bullish Gartley (Gartley tăng giá) và Bearish Gartley (Gartley giảm giá). Mô hình này đều có 5 điểm X, A, B, C và D và được quy ước như sau:

Bullish Gartley (Gartley tăng giá)

  • Giá dịch chuyển tăng từ X đến A.
  • Tiếp theo giá lại điều chỉnh giảm từ A xuống B tại mức thoái lui 61.8% của XA
  • Từ B giá lại điều chỉnh tăng về C tại mức Fibonacci 38.2% đến 88.6% của xu hướng giảm AB.
  • Tại C giá sẽ điều chỉnh giảm xuống D tại mức mở rộng từ 127,2% đến 161,8% của xu hướng giảm AB. Hay D cũng là Fibonacci 78.6% của xu hướng tăng XA.

Sau khi đến điểm D thị trường sẽ có xu hướng tăng lên, trader có thể vào lệnh Buy.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 3
Bullish Gartley

Bearish Gartley (Gartley giảm giá)

  • Giá giảm từ X đến A
  • Tiếp theo giá lại điều chỉnh tăng từ A đến B tại mức thoái lui 61.8% của XA
  • Từ B giá lại điều chỉnh giảm xuống C tại mức Fibonacci 38.2% đến 88.6% của xu hướng tăngAB.
  • Tại C giá sẽ điều chỉnh tăng lên D tại mức mở rộng từ 127,2% đến 161,8% của xu hướng tăng AB. Hay D cũng là Fibonacci 78.6% của xu hướng giảm XA.

Sau khi đến điểm D thị trường sẽ có xu hướng giảm giá, trader có thể vào lệnh Sell.

Mô hình con bướm

Mô hình con bướm hay còn gọi là mô hình Butterfly (Butterfly Pattern) được phát hiện bởi Bryce Gilmore. Cũng như mô hình Gartley, Butterfly cũng được tạo bởi 5 điểm X, A, B, C, D và được chia thành 2 loại là: Bullish Butterfly, Bearish Butterfly.

Mô hình Bullish Butterfly

  • Giá tăng từ X đến A
  • Sau đó từ A giảm điều chỉnh về B tại mức thoái lui là 78.6% của XA.
  • Tiếp theo tại B giá lại quay đầu tăng lên điểm C tại mức thoái lui từ 38.2% – 88.6% của AB.
  • Tại C giá lại quay đầu giảm đến D tại mức mở rộng 161.8% 261.8% của đoạn AB. Đồng thời D cũng là mức thoái lui là 127.2% – 161.8% của XA.

Sau khi điểm D hoàn thành giá có xu hướng tăng mạnh mẽ, nên trader có thể vào lệnh Buy.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 4
Mô hình con bướm tăng 

Mô hình Bearish Butterfly

  • Giá giảm từ X về A
  • Sau đó từ A giá tăng điều chỉnh về B tại mức thoái lui là 78.6% của XA.
  • Tiếp theo tại B giá lại quay đầu giảm về C tại mức thoái lui từ 38.2% – 88.6% của AB.
  • Sau đó tại C giá lại tăng lên điểm D tại mức mở rộng 161.8% 261.8% của đoạn AB. Đồng thời D cũng là mức thoái lui là 127.2% – 161.8% của XA.

Sau khi điểm D hoàn thành, giá sẽ quay giảm nên trader có thể vào lệnh Sell khi điểm D kết thúc.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 5
Mô hình con bướm giảm

Mô hình con cua

Mô hình con cua được phát hiện Scott Carney. Mô hình này cũng giống mô hình con bướm với 5 điểm. Tuy nhiên, khác biệt giữa 2 mẫu hình này là đoạn điều chỉnh AB ngắn hơn, CD dài hơn. Mô hình cua cũng có 2 dạng là Bullish Crab và Bearish Crab.

Mô hình Bullish Crab

  • Giá tăng từ X đến A
  • Tiếp theo lại giảm từ A về B tại mức thoái lui từ 38.2% – 61.8% của đoạn XA.
  • Sau đó tại B giá đảo ngược tăng lên điểm C tại mức thoái lui từ 38.8% – 88.6% của đoạn AB.
  • Tiếp theo giá lại quay đầu giảm từ C về D tại mức mở rộng từ 261.8% – 361.8% của đoạn AB. Đồng thời D cũng là mức thoái lui 161,8% đoạn XA.

Khi điểm D hoàn thành giá sẽ đi theo xu hướng tăng, trader có thể vào lệnh Buy.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 6
Mô hình con cua tăng

Mô hình Bearish Crab

  • Giá giảm từ X đến A
  • Tiếp theo lại tăng từ A về B tại mức thoái lui từ 38.2% – 61.8% của đoạn XA.
  • Tại B giá lại quay đầu giảm về C tại mức thoái lui từ 38.8% – 88.6% của đoạn AB.
  • Sau đó từ C giá lại quay đầu tăng về điểm D tại mức mở rộng từ 261.8% – 361.8% của đoạn AB. Đồng thời D cũng là mức thoái lui 161,8% đoạn XA.

Khi điểm D hoàn thành giá sẽ đi theo xu hướng giảm, trader có thể vào lệnh Sell.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 7
Mô hình con cua giảm

Lưu ý: Ngoài mô hình con cua tăng giảm ở trên thì còn có một biến thể khác của mô hình con cua là mô hình con cua sâu. Mô hình này khác với mô hình con cua là điểm A hồi về B tại mức thoái lui là 88.6 % của đoạn XA thay vì 38.2% – 61.8% như trên.

Mô hình con dơi

Mô hình con dơi được Scott Carney phát triển vào năm 2001. Mô hình này khá giống với mẫu hình Gartley nhưng đoạn AB sẽ điều chỉnh ngắn hơn và CD sẽ dài hơn.. Mô hình này cũng có 2 loại là Bullish Bat và Bearish Bat với cấu tạo như sau:

Mô hình Bullish Bat

  • Giá tăng từ X lên A
  • Tiếp theo lại từ A giảm xuống B ở mức thoái lui là 38,2% – 50% của đoạn XA.
  • Tại B giá quay đầu tăng điều chỉnh lên điểm C tại điểm thoái lui từ 38,2% đến 88,6% của đoạn AB.
  • Tại C giá quay ngược giảm xuống D tại mức mở rộng 161,8% đến 261,8% của đoạn AB hay D cũng là mức thoái lui 88.6% đoạn XA.

Sau khi hoàn thành tại D giá sẽ tăng nên trader có thể vào lệnh Buy để đón đầu.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 8

Mô hình Bearish Bat

  • Giá giảm từ X về A
  • Tiếp theo giá lại tăng điều chỉnh từ A về B tại mức thoái lui là 38,2% – 50% của XA.
  • Tại B giá lại giảm điều chỉnh về C tại mức thoái lui từ 38,2% đến 88,6% của đoạn xu hướng AB.
  • Tại C giá sẽ quay đầu tăng lên D tại điểm mở rộng 161,8% đến 261,8% của đoạn AB. Đồng thời, D cũng là thoái lui 88.6% của XA.

Sau khi hoàn thành tại D giá sẽ giảm nên trader có thể vào lệnh Sell để đón đầu.

Mô hình 3 sóng ngang

Mô hình này hao hao giống với mô hình AB = CD và là tiền thân của mô hình sóng Elliott. Tuy nhiên, mẫu hình này lại có 3 sóng và 2 đoạn hồi lại. MÔ hình này cũng phân thành 2 loại là mô hình 3 sóng ngang tăng và giảm với đặc điểm như sau:

Mô hình 3 sóng ngang tăng

  • Sóng 1 là sóng giảm.
  • Sóng A là đoạn điều chỉnh tăng so với sóng 1 và dừng lại ở mức thoái lui là 61.8% của sóng 1.
  • Sóng 2 là sóng giảm và dừng lại ở mức mở rộng là 127% của sóng 1.
  • Sóng B là tăng điều chỉnh tại mức thoái lui 61,8% so với sóng 2.
  • Sóng 3 là sóng giảm tại mức 127% so với sóng 2.
  • Thời gian hình thành sóng 2, 3 bằng nhau, sóng A, B cũng sẽ bằng nhau.

Sau khi sóng thứ 3 hoàn thành thị trường sẽ đảo chiều tăng. Trader có thể vào lệnh Buy.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 9
Mô hình 3 sóng ngang

Mô hình 3 sóng ngang giảm

  • Sóng 1 là sóng tăng.
  • Sóng A là đoạn điều chỉnh giảm so với sóng 1 và dừng lại ở mức thoái lui là 61.8% của sóng 1.
  • Sóng 2 là sóng tăng và dừng lại ở mức mở rộng là 127% của sóng 1.
  • Sóng B là điều chỉnh giảm tại mức thoái lui 61,8% so với sóng 2.
  • Sóng 3 là điều chỉnh tăng tại mức 127% so với sóng 2.
  • Thời gian hình thành sóng 2, 3 bằng nhau, sóng A, B cũng sẽ bằng nhau.

Sau khi sóng thứ 3 hoàn thành thị trường sẽ đảo chiều giảm. Trader có thể vào lệnh Sell.

Mô hình cá mập

Mô hình cá mập được phát hiện bởi Scott Carney và có nhiều nét tương đồng với mô hình con cua. Đây là một mô hình năm chân, với các điểm được đánh dấu là O, X, A, B và X và cũng có 2 loại là Bullish Shark và Bearish Shark. Hai mô hình này đáp ứng những quy tắc Fibonacci như sau:

Mô hình Bullish Shark

  • Ban đầu giá tăng từ O đến X
  • Tiếp theo giá lại giảm điều chỉnh từ X về A
  • Từ A giá lại tăng điều chỉnh lên B tại mức Fibonacci thoái lui từ 113% đến 161.8% của đoạn XA.
  • Sau đó từ B giá sẽ giảm một đoạn dài về C với mức Fibonacci mở rộng từ 161.8% đến 224%. Hay C cũng là mức thoái lui từ 88.6% đến 113% của OX.

Sau khi hoàn thành tại C giá sẽ tăng lên trader có thể đón đầu với lệnh Buy.

Mô hình Bullish Shark tăng
Mô hình Bullish Shark tăng

Mô hình Bearish Shark

  • Ban đầu giá giảm từ O đến X
  • Tiếp theo giá lại tăng điều chỉnh từ X về A
  • Từ A giá lại giảm điều chỉnh về B tại mức Fibonacci thoái lui từ 113% đến 161.8% của đoạn XA.
  • Từ B giá sẽ tăng một đoạn dài về C với mức Fibonacci mở rộng từ 161.8% đến 224%. Hay C cũng là mức thoái lui từ 88.6% đến 113% của OX.

Sau khi hoàn thành tại C giá sẽ giảm lên trader có thể đón đầu với lệnh Sell.

Mô hình Harmonic là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Harmonic Pattern 10
Mô hình cá mập giảm

Lưu ý: Tất cả các mô hình đều có các đoạn tăng giảm điều chỉnh trong một khoảng Fibonacci từ A đến B. Khi xác định trader chỉ cần nhận định các điểm giao động đó nằm trong khoảng từ a đến b chứ không cần bằng a hoặc b.

Ưu – Nhược điểm của mô hình Harmonic

Mô hình Harmonic không chỉ có nhiều mẫu hình khác nhau mà các mức Fibonacci cũng có nhiều điểm khác biệt. Chính bởi sự rắc rối này mà nhiều trader e dè khi sử dụng công cụ này vào phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, mẫu hình giá này lại có rất nhiều ưu điểm. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các ưu, nhược điểm để đưa ra quyết định nên hay không nên sử dụng mô hình Harmonic.

Ưu điểm

  • Mô hình Harmonic cung cấp cho trader điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời với tỷ lệ chính xác vô cùng cao.
  • Mô hình này thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ giá nên sẽ mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.
  • Áp dụng tỷ lệ Fibonacci càng khiến cho các tín hiệu trở nên tin cậy hơn.
  • Có thể kết hợp với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, MACD, SMA, CCI,..
  • Tín hiệu mà mô hình Harmonic cung cấp chính xác trên mọi khung thời gian.
  • Do được cấu tạo bởi những đợt sóng rất cơ bản, bao gồm các đợt sóng chính và xen kẽ các đợt sóng điều chỉnh, nên rất dễ xuất hiện và được lặp lại thường xuyên.

Nhược điểm

  • Mô hình Harmonic có nhiều loại và mỗi lại sẽ có tỷ lệ Fibonacci khác nhau nên khiến nhà đầu tư thường bị rối và không nhớ chính xác từng loại. Những trader mới tham gia vào thị trường sẽ ít sử dụng đến mô hình này dù độ chính xác cao.
  • Dễ nhầm lẫn với các mô hình giá khác.
  • Phụ thuộc vào khả năng quan sát nhận định của mỗi nhà đầu tư.

Các bước giao dịch với mô hình giá Harmonic pattern

Phương pháp giao dịch theo mô hình Harmonic cũng phức tạp như cách nó hoạt động. Vì vậy, trong phần dưới đây, brokervn sẽ giới thiệu cho bạn kinh nghiệm giao dịch đối với mẫu hình này.

Trước hết, một điều kiện quan trọng khi sử dụng các mô hình điều hòa trong giao dịch là đợi cho đến khi mô hình này được hình thành đầy đủ. Để xác định mô hình định giá này, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn sau:

Bước 1: Xác định mô hình Harmonic tiềm ẩn

Tại thời điểm này, các nhà giao dịch cần xác định xem bản thân mô hình đó thuộc về mô hình điều hòa nào. Sẽ có một phương pháp giao dịch riêng biệt với mỗi mẫu hình AB = CD, mẫu hình Gartley, mẫu hình con dơi,…

Bước 2: Sử dụng các đường xu hướng Fibonacci và Draw để vẽ trên biểu đồ để xác định chính xác mẫu đó là gì.

  • Để xác định nó, bạn có thể làm như sau:
  • Chọn biểu tượng Draw trendline trên thanh công cụ.
  • Trên biểu đồ giá, ghi rõ điểm X.
  • Sau đó, bắt đầu xác định mức thấp hoặc cao của xu hướng thị trường.
  • Gộp 4 đáy hoặc đỉnh vừa đặt để tạo hình Harmonic.
  • Sau đó sử dụng Fibonacci để đo tỷ lệ điểm đảo chiều, rồi so sánh với các điểm Fibonacci tương ứng với từng mô hình.

Bước 3: Đặt lệnh mua hoặc bán, chốt lời và cắt lỗ theo từng loại mô hình Harmonic.

Hãy nhớ rằng bất kể mô hình giá hay mô hình nến nào cũng có một sự tương đối nhất định, không ai có thể đảm bảo 100% rằng điều này sẽ xảy ra. Đối với mô hình Harmonic, để cải thiện tỷ lệ thành công của giao dịch Forex, các nhà giao dịch cần biết cách tận dụng tối đa sức mạnh hài hòa và kết hợp nó với các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

Kết luận

Mô hình Harmonic tuy phức tạp để nhớ và áp dụng; tuy nhiên, các tín hiệu mà nhà đầu tư nhận được từ mô hình là đáng tin cậy. Nhà đầu tư có thể áp dụng mô hình Harmonic cùng các chỉ báo khác để có quyết định giao dịch đúng đắn nhất.

*Miễn Trừ Trách Nhiệm: Bài viết này dành cho và chỉ được sử dụng cho mục đích tham khảo. Không có thông tin nào được cung cấp thông qua để cấu thành lời khuyên hoặc khuyến nghị rằng bất kỳ chiến lược đầu tư hoặc giao dịch nào phù hợp với bất kỳ người cụ thể nào. Những dự báo này dựa trên xu hướng của ngành, các trường hợp liên quan đến khách hàng và các yếu tố khác, và liên quan đến rủi ro, biến số và sự không chắc chắn. Không có đảm bảo nào được trình bày hoặc ngụ ý về tính chính xác của các dự báo, dự đoán hoặc tuyên bố tiên đoán cụ thể có trong tài liệu này. Người sử dụng bài viết này đồng ý rằng traderplus.net không chịu trách nhiệm về bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn. Vui lòng tìm lời khuyên chuyên gia trước khi giao dịch.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *