Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là phương pháp có lịch sử lâu đời và hiệu quả, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để dự báo diễn biến giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Cùng tìm hiểu về phân tích kỹ thuật chứng khoán nhé.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là một loạt các kỹ thuật được sử dụng để nghiên cứu và dự báo biến động giá trong tương lai của các sản phẩm tài chính dựa trên dữ liệu biến động trong quá khứ, bao gồm chuyển động giá và khối lượng giao dịch.

Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán 1
Phân tích kỹ thuật là gì?

Trọng tâm của phân tích kỹ thuật hướng đến 2 mục tiêu:

  • Xác định xu hướng: tăng, giảm hay đi ngang
  • Xác định các điểm hỗ trợ / kháng cự, từ đó có thể giúp xác định liệu một xu hướng nhất định có tiếp tục hay không, xác suất của các chuyển động này trong tương lai như thế nào.

Với các mục tiêu đó, nhà đầu tư thường sử dụng các công cụ gồm:

  • Mô hình giá: Gồm các mô hình như tam giác tăng, tam giác giảm, vai đầu vai, hai đỉnh, hai đáy, chữ nhật, cờ giảm, cờ tăng… dùng để xác định điểm hỗ trợ/kháng cự.
  • Chỉ báo kỹ thuật: Gồm các chỉ báo như Bollinger Bands, Đường trung bình động(MA), Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)… để dự đoán lực mua/bán, sự tăng/giảm khối lượng giao dịch, sức mạnh của xu hướng, từ đó xác định hướng đi của giá trong tương lai.
  • Biểu đồ: Gồm ba loại biểu đồ cơ bản là đường (line), thanh (bar) và hình nến (candlestick), trong đó biểu đồ đường line là công cụ biểu đồ cơ bản nhất và dễ đọc nhất.

Thông thường, phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược giao dịch ngắn hạn.

Phân tích kỹ thuật hoạt động như thế nào?

Như đã đề cập, TA về cơ bản là một nghiên cứu về mức giá hiện tại và mức giá trước đó của một tài sản. Giả định cơ bản chính về phân tích kỹ thuật là sự biến động về giá của một tài sản không phải là ngẫu nhiên, và các biến động này thường phát triển thành các xu hướng có thể xác định theo thời gian.

Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán 2
Phân tích kỹ thuật hoạt động như thế nào?

Về bản chất, TA là sự phân tích các lực lượng thị trường của cung và cầu, là một đại diện cho tâm lý chung của thị trường. Nói cách khác, giá của một tài sản là sự phản ánh của các lực lượng mua và bán đối nghịch, và những lực lượng này liên quan chặt chẽ đến cảm xúc của các nhà giao dịch và nhà đầu tư (chủ yếu là các cảm xúc sợ hãi và tham lam).

Đáng chú ý là, TA được coi là đáng tin cậy và hiệu quả hơn trong các thị trường hoạt động trong điều kiện bình thường, với khối lượng giao dịch lớn và tính thanh khoản cao. Các thị trường khối lượng cao ít bị ảnh hưởng bởi sự thao túng giá cả; và các ảnh hưởng bên ngoài bất thường có thể tạo ra các tín hiệu sai và khiến TA trở nên vô dụng.

Để kiểm tra các mức giá và để tìm ra các cơ hội thuận lợi, các nhà giao dịch sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu biểu đồ, được gọi là các chỉ báo. Các chỉ báo phân tích kỹ thuật có thể giúp các nhà giao dịch xác định các xu hướng hiện có và đồng thời cung cấp các thông tin sâu sắc về các xu hướng có thể xuất hiện trong tương lai. Vì các chỉ báo TA dễ bị sai, nên một số nhà giao dịch sử dụng kết hợp nhiều chỉ báo như một cách để giảm rủi ro.

Sự khác biệt giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

Ngoài phân tích kỹ thuật ra, phân tích cơ bản cũng là một phương pháp phổ biến được sử dụng để nghiên cứu và dự báo xu hướng giá cổ phiếu trong tương lai. Nhưng khác với cách phân tích kỹ thuật, nó luôn hướng tới mục tiêu đo lường giá trị nội tại của một tài sản tài chính.

Vậy đâu là phương pháp tốt nhất? Hầu như không có câu trả lời nhất quán giữa các nhà đầu tư. Bởi việc này còn tùy thuộc vào phong cách giao dịch và mục tiêu hành động mà họ muốn hướng đến.

Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo bảng phân tích dưới đây để biết được sự khác biệt giữa 2 phương pháp phân tích thường thấy này, từ đó chọn được một phương pháp phù hợp với mình.

Phân tích kỹ thuật Phân tích cơ bản
Số liệu nghiên cứu Dữ liệu lịch sử giá

Dữ liệu khối lượng giao dịch

Tin tức vĩ mô, báo cáo kinh tế vĩ mô (như tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ngành, thất nghiệp, lạm phát, địa chính trị, chính sách lãi suất), báo cáo kinh doanh (doanh thu, tài năng ban quản trị, dòng tiền, nợ)
Mục tiêu nghiên cứu Xu hướng giá trong ngắn hạn và thời điểm thích hợp để mở hoặc đóng lệnh dựa trên hành động giá Xác định giá trị nội tại của sản phẩm, từ đó quyết định xem tài sản đó được định giá cao hay thấp hơn giá trị nội tại
Cách dự đoán giá tương lai Dựa trên các biểu đồ, hành động giá, các chỉ báo kỹ thuật Dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ và hiện tại, dự kiến lợi nhuận trong tương lai
Khoản đầu tư phù hợp Đầu tư ngắn hạn và trung hạn Đầu tư dài hạn/đầu tư giá trị
Trader  Nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn (thời gian cực ngắn chỉ 1 vài phút), lướt sóng trung hạn (vài ngày đến vài tuần), hay nhà giao dịch trong ngày… Nhà đầu tư dài hạn (nắm giữ tài sản từ vài tháng đến vài năm)

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật từ A đến Z

Nếu bạn là người mới, đừng bỏ lỡ các bước cơ bản dưới đây để có thể sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật.

Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách phân tích kỹ thuật trên Mitrade – sàn hiện đang được sử dụng bởi hàng triệu trader Việt Nam vì giao diện thân thiện, bộ công cụ hỗ trợ đa chức năng, phù hợp cho trader mới lẫn chuyên nghiệp.

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu

Trong phân tích kỹ thuật, bạn sẽ sử dụng 3 loại biểu đồ cơ bản gồm biểu đồ đường thẳng, biểu đồ thanh, Biểu đồ nến… Riêng trong lĩnh vực chứng khoán, những chỉ báo thường được trader dùng trong phân tích kỹ thuật gồm:

  • Chỉ số Cảm xúc: Thể hiện xu hướng tâm lý của trader trên thị trường đang lạc quan hay bi quan.
  • Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI): Giúp bạn biết thị trường đang quá mua hoặc quá bán
  • Chỉ số Stochastic: Giúp dự báo tín hiệu sớm về khả năng đảo chiều của giá Đường trung bình động(SMA): Là chỉ số đại diện cho giá trung bình của cổ phiếu trong một khoảng thời gian cụ thể, dùng để xác nhận xu hướng hiện tại

Đường trung bình động theo cấp số nhân (EMA): Cũng là chỉ số giá trung bình của một cổ phiếu/chỉ số trong một khoảng thời gian cụ thể nhưng nhấn mạnh nhiều hơn vào giá gần đây.

Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán 3
Phân tích kỹ thuật cổ phiếu

Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ(MACD): Giúp đo lường động lực thúc đẩy thị trường, xác định thời điểm thị trường đã không còn lực để di chuyển theo xu hướng nhất định và cần hồi phục.

Ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng SMA, bạn có thể vào phần biểu đồ một cổ phiếu/chỉ số bạn quan tâm (NAS 100 chẳng hạn), sau đó, bạn vào phần chỉ báo và chọn SMA.

Thông thường, nếu bạn cần trung bình giá trong ngắn hạn, bạn sẽ tùy chọn dùng SMA (10) – đường trung bình của 10 ngày hoặc SMA(14); nếu cần SMA trung hạn, bạn có thể dùng SMA(50); và SMA dài hạn là SMA(100) hoặc SMA(200).

Phân tích kỹ thuật crypto  

Riêng với thị trường crypto, các chỉ báo thường dùng trong phân tích kỹ thuật tiền ảo gồm:

  • Đường trung bình động Hội tụ / Phân kỳ MACD: Các trader luôn sử dụng MACD để phát hiện các khu vực phân kỳ giá và xác định tín hiệu giao dịch.
  • Chỉ báo MYC: Dùng để xác định giá tiền ảo sẽ bước vào xu hướng tăng hoặc giảm.
  • Chỉ số sức mạnh tương đối RSI: Giúp trader xác định giá coin có đang quá xa so với giá trị thực của nó hay không, từ đó thu lợi nhuận trước khi thị trường tự điều chỉnh.
  • Dải Bollinger: Dùng để xác định biên độ dao động của thị trường.
  • Chỉ báo OBV: Dùng để dự đoán những biến động giá và xác định độ mạnh của các tín hiệu mua hoặc bán.
Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán 4
Phân tích kỹ thuật crypto

Ví dụ, bạn cần xác định xu hướng của bitcoin và điểm vào lệnh hợp lý, bạn có thể sử dụng chỉ báo MACD.

Phân tích kỹ thuật forex 

Các chỉ báo thường dùng trong phân tích kỹ thuật forex mà bạn cần lưu ý gồm:

  • Đường trung bình động SMA: Giống như cổ phiếu, bạn cũng cần đường SMA để hiểu được bối cảnh thị trường
  • Dải Bollinger Bands: Đây là một chỉ báo được đánh giá dễ sử dụng, giúp xác định các mức hỗ trợ và kháng cự động.
  • Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo: Giúp trader xác định xu hướng chung của thị trường đang giảm hay tăng
  • Chỉ báo Fibonacci: Các trader forex dùng chỉ báo này với tỷ lệ vàng 1.618 để xác định sự đảo chiều của thị trường và khu vực chốt lời
  • Chỉ số ATR (phạm vi đúng trung bình): Giúp xác định mức biến động thấp hay cao, có ích trong việc kết hợp với lệnh điều kiện Trailing Stop để tối đa hóa mục tiêu chốt lời, hoặc giúp thiết lập giao dịch đảo chiều
  • Chỉ báo dừng và đảo chiều Parabolic SAR: Khi giá nằm trên đường Parabolic SAR, xu hướng chung là tăng và ngược lại
  • Điểm xoay Pivot Point: Cho phép bạn xác định mức cân bằng cung và cầu của một cặp tiền tệ, nếu giá di chuyển trên mức Pivot Point nghĩa là nhu cầu về một cặp tiền tệ cao và ngược lại.
  • Các chỉ số khác như RSI, MACD

Ví dụ, nếu bạn đang phân tích cặp AUDUSD, bạn muốn sử dụng dải Bollinger, bạn có thể chọn chỉ báo này trên thanh tìm kiếm của chỉ báo, sau đó thiết lập các thông số mong muốn.

Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán 5
Phân tích kỹ thuật forex

Với dải Bollinger, bạn sẽ thấy giá dao động xoay quanh khoảng không giữa 2 dải gồm dải trên và dải dưới. Thông thường, công thức giao dịch với chỉ báo này là:

  • Khi giá chạm biên dải dưới, có thể thực hiện lệnh mua
  • Khi giá chạm biên dải trên, có thể thực hiện lệnh bán

Tuy nhiên, để củng cố thêm cho tín hiệu mua/bán, bạn nên kết hợp thêm với các chỉ báo khác.

Lợi thế và hạn chế của phân tích kỹ thuật

Để biết thêm và sử dụng thành công công cụ phân tích kỹ thuật, bạn cần hiểu được những lợi thế và điểm yếu của phương pháp này:

Lợi thế:

Phân tích nhanh chóng: Lợi thế chính của phân tích kỹ thuật là việc phân tích nhanh chóng, đặc biệt là khi bạn đã thành thạo mọi thao tác và cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật. Ngoài ra, một số tác vụ trong phân tích kỹ thuật còn có thể được tự động hóa giúp trader tiết kiệm thời gian.

Có thể thử nghiệm: Trước khi thực hiện một chiến lược kỹ thuật, trader có thể thử nghiệm chúng trước trên một tài khoản ảo, kiểm tra xem chiến lược đã thực sự được áp dụng một cách khoa học hay chưa.

Dự đoán được tâm lý thị trường: Giá cả cuối cùng vẫn bị chi phối bởi tâm lý đám đông, vì vậy, trong các phân tích kỹ thuật về giá và khối lượng quá khứ vẫn sẽ tính đến cảm xúc thị trường.

Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán 6
Lợi thế và hạn chế của phân tích kỹ thuật

Hạn chế:

Một số phương pháp không thể thử nghiệm trước: Nhiều phương pháp kỹ thuật thiên về nghiên cứu tâm lý, hành vi của nhà đầu tư trong thị trường thực tế vẫn không thể được kiểm tra lại trong môi trường tài khoản ảo, ví dụ như mô hình Sóng Elliott dùng để dự báo tâm lý đám đông dựa trên tính chu kỳ.

Dễ khiến nhà phân tích mơ hồ: Hai nhà phân tích kỹ thuật có thể đưa ra những kết luận rất khác nhau bằng cách sử dụng các cách tiếp cận khác nhau ngay cả khi phân tích một sản phẩm cùng một lúc.

Đôi lúc, cùng sử dụng một bộ các chỉ số, nhưng với quan điểm phân tích khác nhau, kết quả phân tích xu hướng cũng có phần khác. Những điều này đôi khi sẽ khiến trader cảm thấy mơ hồ về phương pháp phân tích kỹ thuật.

Tê liệt phân tích: Khi phân tích, các biểu đồ thường xuất hiện rất khác nhau trên các khung thời gian khác nhau, trong khi đó, có quá nhiều chỉ báo trên mỗi biểu đồ.

Một nhà phân tích kỹ thuật gặp quá nhiều tín hiệu khác từ các chỉ báo dễ khiến họ có khả năng dẫn đến tình huống không thể đưa ra được quyết định, đây được gọi là “tê liệt phân tích”

Mỗi nhà đầu tư nên tìm hiểu và sử dụng những chỉ báo và cách phân tích thị trường phù hợp với khẩu vị đầu tư của mình để hình thành phong cách đầu tư riêng. Sẽ mất nhiều thời gian để định hình phong cách đầu tư nhưng trái ngọt gặt được cũng đáng kể. traderplus.net chúc các bạn thành công.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức