Stop Out là gì? Cách tính và phòng tránh Stop Out trong Forex

Các nhà giao dịch có thể đến với Forex vì khả năng sinh lời, tính thanh khoản cao hoặc vì bất cứ lý do nào khác. Nhưng bạn cũng cần phải hiểu rõ những rủi ro mà mình sẽ phải đối mặt, một trong số đó là stop out. Vậy cụ thể, stop out là gì? Cách phòng tránh Stop out trong giao dịch Forex như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Stop out là gì?

Stop out là gì? Stop out trong Forex hay tiền điện tử là một tình huống mà tất cả các lệnh của trader bị sàn giao dịch đóng lại tự động. Nguyên nhân của việc này là do mức lỗ là quá lớn buộc sàn giao dịch phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp.

Như bạn biết, thị trường Forex là một thị trường có đòn bẩy, nghĩa là khi bạn mở lệnh, bạn chỉ dùng một phần tiền của mình để ký quỹ, sàn giao dịch sẽ cho bạn vay một lượng USD rất lớn còn lại. Cũng chính vì điều này mà các trader có thể mua các cặp ngoại hối với số tiền lớn hơn số tiền mình đang có. Đó chính là một phần lý do khiến thị trường này có mức lời lỗ rất lớn.

Stop Out là gì? Cách tính và phòng tránh Stop Out trong Forex 1
Stop out là gì?

Stop out là mức ngưng giao dịch, là tại điểm mà sàn forex sẽ tự động đóng tất cả các vị thế đang mở của nhà đầu tư khi mức ký quỹ Margin level đã giảm tới một giới hạn nào đó được quy định tại sàn.

Trước khi có thể hiểu được Stop out sẽ được sàn forex áp dụng khi nào thì các bạn nên xem lại các khái niệm Margin, Margin level và Margin call vì các khái niệm này liên quan trực tiếp đến Stop out. Xem lại bài viết Margin là gì? Margin call là gì?

Chúng tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn lại như sau:

  • Equity là số dư của tài khoản
  • Margin là số tiền ký quỹ tối thiểu để mở một lệnh bất kỳ (Margin phụ thuộc vào đòn bẩy)
  • Used Margin là tổng số tiền đã ký quỹ của tất cả các lệnh. Trong trường hợp chỉ có một lệnh thì Used Margin = Margin
  • Free Margin là số tiền mà bạn có thể sử dụng để mở lệnh mới, Free Margin = Equity – Used Margin
  • Margin level = (Equity/Used Margin) x 100%

Khi Margin level giảm xuống còn 100%, khi đó Equity = Used Margin, tức là Free Margin = 0, lúc này bạn không thể mở thêm bất kỳ một lệnh mới nào nữa, thì lúc đó, một lệnh gọi ký quỹ sẽ xuất hiện, gọi là Margin call. Lúc này các bạn có thể lựa chọn: hoặc là nạp thêm tiền để tăng Equity, hoặc là bạn sẽ tự đóng một phần lệnh để giảm Used Margin, 2 trường hợp này đều làm cho Margin level tăng lên lại. Và trường hợp cuối cùng là bạn tự đóng tất cả các lệnh và chấp nhận thua lỗ.

Công thức tính Stop out

Công thức: Stop Out = Equity / Margin

Trong đó:

  • Equity là số dư của tài khoản. Đây là số tiền mà lúc đó nếu close lệnh thì sẽ rút được về ngân hàng.
  • Margin là số tiền ký quỹ tối thiểu để mở lệnh và phụ thuộc vào đòn bẩy nhà đầu tư dùng.

Ví dụ, khi Stop out được đặt ở mức margin level là 50% thì khi mà % margin của khách giảm xuống tới mức 50% thì hệ thống sẽ đóng các vị thế thua lỗ của bạn một cách tự động.

Hệ thống bắt đầu đóng từ vị thế thua lỗ nhiều nhất. Việc đóng một vị thế thua lỗ sẽ dẫn đến mức ký quỹ còn lại của tài khoản lên cao hơn 50%, bởi vì việc này sẽ giải phóng khoản ký quỹ đặt lệnh của vị thế đó, dẫn đến tổng lượng tiền ký quỹ sẽ giảm xuống và mức ký quỹ sẽ tăng lên. Nếu các vị thế thua lỗ khác của bạn vẫn tiếp tục bị lỗ và mức ký quỹ lại xuống mức 50%, hệ thống sẽ tự động đóng các vị thế thua lỗ khác.

Ví dụ về stop out

Stop Out là gì? Cách tính và phòng tránh Stop Out trong Forex 2
Ví dụ về stop out

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách tính stop out, sau đây Tradervn sẽ đưa ra một ví dụ minh họa như sau:

Tiền vốn ban đầu của bạn Equity = 1000$. Đòn bẩy sử dụng là 1:500. Bạn sẽ vào 2 lệnh là 0.7 lot và 0.3 lot => used margin = (0.7 * 100.000/500) + (0.3*100.000/500) = 200 $. Stop Out sàn quy định là 50% => Để bị stop out thì tài khoản của bạn phải giảm về 100$. Ban đầu Margin level = 1000/200=500%

  • Sau khi vào lệnh thị trường đi ngược lại hướng dự đoán và bạn đang thua lỗ 90 pip. Khi này lệnh 0.7 lot của bạn sẽ thua lỗ 630$, 0.3 là 270$ => Equity = 1000 – (630 + 270) = 100$. Khi này Margin level  = 100/200 = 50%. Khi này lệnh Stop out sẽ đóng lệnh thua lỗ nhiều là 0.7 lot.
  • Equity của lệnh 0.3 còn lại là 100 => Margin level = 100/60 ~167% nên lệnh vẫn duy trì. Nếu khi này lệnh vẫn đi ngược lại xu hướng và bạn bị âm 2 pip thì bạn sẽ thua lỗ 60 $ => Equity = 100 – 60 = 40$. Khi này Margin level  = 40/100 = 40%. Stop out sẽ kích hoạt và đóng lệnh 0.3.

Giữa Stop Out và Margin Call khác nhau như thế nào?

Ban đầu, các giao dịch ký quỹ Margin là một trong những giải pháp để các nhà đầu tư có nguồn vốn nhỏ cũng có thể tham gia vào những giao dịch và thu thêm nhiều lợi nhuận hơn nữa. Tuy nhiên, các giao dịch ký quỹ từng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì tăng mức độ cháy tài khoản. Vì thế, các nhà môi giới đã đưa ra Margin Call và Stop Out để ngăn chặn tài khoản của nhà đầu tư không bị âm.

Stop Out là gì? Cách tính và phòng tránh Stop Out trong Forex 3
Giữa Stop Out và Margin Call khác nhau như thế nào?

Mặc dù vậy, mức độ của quá trình Stop Out sẽ nặng nề hơn là đối với Margin Call. Để phân biệt hai hình thức này mời các bạn đọc tham khảo trong phần dưới đây:

Về bản chất

– Stop Out là quá trình tự động đóng vào một hoặc nhiều vị thế và các nhà giao dịch không thể can thiệp.

– Còn Margin Call là cảnh báo từ sàn giao dịch khi số tiền ký quỹ còn dư không đủ để duy trì các vị thế đang mở.

Về mức độ cảnh báo

– Khi bị Stop Out các vị thế mở sẽ lần lượt bị đóng theo mức giá trị thị trường

– Còn khi cảnh báo Margin Call xuất hiện, các nhà giao dịch được tự lựa chọn nạp thêm tiền hoặc đóng vị thế thủ công.

Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hai khái niệm Stop Out và Margin Call này, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Vốn chủ sở hữu Equity hiện tại của nhà đầu tư B là 100 USD. Khi đó bạn B đặt 04 lệnh với mỗi lệnh là ký quỹ là 15 USD, Margin Call là 100%, Stop Out Level của sàn là 30%. Lúc này, Used Margin của tài khoản là 60% và Margin Level được tính bằng (100/60) x 100% = 167%.

Nếu như các lệnh của nhà đầu tư B thua lỗ là 40 USD, còn Equity = 60 USD và Margin Level = (60/60) x 100% thì bạn B này sẽ bị cảnh báo về Margin Call.

Trong trường hợp này mà nhà đầu tư B không tiến hành đóng giao dịch hoặc không nạp thêm tiền vào tài khoản, lệnh tiếp tục thua lỗ, Equity chỉ còn 18 USD và Margin Level = 30%, sàn sẽ tự động Stop Out lệnh đang âm của nhà đầu tư B này.

Cách phòng tránh stop out trong giao dịch Forex

Nếu đã hiểu được nội dung và cách tính toán của Stop Out, nhà đầu tư cần xây dựng các nguyên tắc trong giao dịch để phòng tránh Stop Out. Dưới đây là một số phương án nhà đầu tư nên thực hiện:

Nên giao dịch với khối lượng nhỏ

Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế số tiền giao dịch cần chia nhỏ lẻ và có khoa học để tạo ra lợi nhuận đều đặn hàng ngày. Nhà đầu tư không nên đặt cược hết một lần số tiền đang có dù đã có kinh nghiệm hoặc am hiểu về giao dịch Forex. Bởi thị trường luôn biến động nên dù giỏi đến đâu cũng không thể chắc chắn 100% mình sẽ chiến thắng.

Không sử dụng đòn bẩy quá lớn

Đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp nhà đầu tư thắng lớn nhưng nếu thua cũng sẽ mất số tiền không nhỏ. Vì vậy, cần cân nhắc lựa chọn mức đòn bẩy hợp lý. Chỉ nên lựa chọn mức đòn bẩy nằm trong tầm kiểm soát và có khả năng bù lỗ tài khoản.

Luôn đặt Stop Loss

Đặt stop loss tuy không giúp bạn thu được lợi nhuận nhưng sẽ hạn chế được việc cháy tài khoản khi giá đi ngược lại xu hướng đã dự đoán. Do đó, hãy luôn nhớ phải đặt lệnh cắt lỗ (stop loss) bất cứ khi nào khi tham gia giao dịch.

Không nhồi lệnh

Khi thu lỗ, nhiều nhà đầu tư muốn gỡ lại số tiền đã mất nên thực hiện nhồi lệnh liên tục. Nếu may mắn, có thể nhanh chóng lấy lại vốn nhưng ngược lại số tiền mất đi sẽ nhiều hơn nữa nếu giá vẫn không theo những gì nhà đầu tư hi vọng.

Stop Out là gì? Cách tính và phòng tránh Stop Out trong Forex 4
Không nhồi lệnh

Tốt nhất nếu thấy thị trường không đi đúng hướng mong muốn nhà đầu tư có thể tạm thời dừng lệnh và bắt đầu vào một thời điểm khác khi tâm lý đã ổn định hơn.

Một số lưu ý về Stop out

Thật ra trên thị trường forex hay tiền điện tử khi xảy ra stop out, ban đầu, không phải tất cả các lệnh của bạn đều bị đóng lại. Thay vào đó, sàn giao dịch sẽ đóng giao dịch đang có lỗ nhiều nhất. Những lệnh lỗ ít hoặc đang có lời thì họ vẫn để chúng chạy bình thường.

Vấn đề này cũng tùy thuộc vào từng sàn giao dịch. Khi mở tài khoản tại một sàn giao dịch, bạn cần tìm hiểu xem mức stop out và margin của sàn đó là bao nhiêu. Bạn sẽ bị stop out khi vốn chỉ bằng 20% số tiền ký quỹ hay khi nào bạn không còn đồng vốn nào thì mới bị stop out? Đó là điều bắt buộc phải biết.

Một số sàn giao dịch có xu hướng stop out khi xảy ra margin call, nghĩa là mức stop out = mức margin call. Tuy nhiên nói một cách đơn giản thì thế này: Margin call là việc sàn yêu cầu bạn phải nạp thêm tiền vào tài khoản để cứu các khoản lỗ. Còn Stop out là việc sàn tự động đóng giao dịch của bạn.

Margin call chỉ đơn giản là một thông báo, còn stop out thì đã chuyển sang hành động mất rồi. Có thể điều này sẽ gây khó chịu cho bạn bởi vì nếu sàn thực hiện stop out ngay khi margin call thì nghĩa là bạn sẽ chẳng nhận được một thông báo nào cả. Hoặc có thể nhận được thông báo dạng như: “Vui lòng nạp thêm tiền tài khoản nếu không chúng tôi sẽ thực hiện stop out”. Trong lúc bạn đang loay hoay suy nghĩ nên nạp thêm vào bao nhiêu thì chỉ 10 giây sau, sàn đã thực hiện stop out mất rồi.

Do đó điều bạn cần làm đó là nắm được quy định của sàn. Biết họ sẽ thực hiện stop out ở mức nào và quản lý giao dịch của mình thật tốt để tránh các mức đó.

Tuy nhiên một số sàn sẽ có hai mức độ margin call và stop out khác nhau, chẳng hạn mức stop out là 10% và ở mức 20%. Điều này có nghĩa là khi vốn chủ sở hữu của bạn giảm xuống chỉ còn 20% tiền ký quỹ thì trader sẽ nhận được thông báo yêu cầu nạp tiền từ sàn giao dịch. Nếu bạn không thực hiện và để khoản lỗ lớn hơn, đẩy vốn chủ sở hữu chỉ con bằng 10% số tiền ký quỹ, rất tiếc, bạn sẽ bị stop out.

Bài viết trên đã chia sẻ đến các nhà đầu tư và bạn đọc Stop Out là gì và “tất tần tật” cách phòng tránh Stop Out trong giao dịch Forex. Khi đã hiểu rõ những thông tin này, nhà đầu tư có thể an tâm và tự tin giao dịch để tránh tài khoản về không nhanh chóng. Hy vọng bài viết do traderplus.net tổng hợp sẽ giúp các bạn đơn giản hóa chiến lược giao dịch và vững vàng hơn trước những biến động trên thị trường.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *