Tiền pháp định là gì? Sự khác biệt giữa tiền pháp định với tiền mã hóa

Tiền tệ nói riêng và tiền pháp định nói chung là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế truyền thống. Vậy còn trong thế giới crypto thì sao? Tiền pháp định có vai trò gì? Liệu có mối quan hệ nào giữa tiền pháp định với tiền mã hóa điện tử? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tiền pháp định (Fiat) là gì?

Tiền pháp định (Fiat money) hay còn gọi là tiền định danh, là loại tiền tệ được chính phủ của một quốc gia ban hành và công nhận hợp pháp. Tiền pháp định không có giá trị nội tại nào mà được xác định nhờ quyền lực của chính phủ.

Tiền pháp định là gì? Sự khác biệt giữa tiền pháp định với tiền mã hóa 1
Tiền pháp định (Fiat) là gì?

Giá trị của tiền pháp định bắt nguồn từ mối quan hệ giữa cung & cầu và sự ổn định của chính phủ phát hành. Ngày nay, tiền pháp định được sử dụng hằng ngày để giao thương, mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và tiết kiệm trong nội bộ của quốc gia phát hành. Với nhiều lợi ích mang lại, tiền pháp định đã thay thế hoàn toàn chế độ bản vị vàng và hệ thống tiền hàng hóa.

Lịch sử phát triển của tiền Fiat

Theo các nhà sử học, tiền pháp định đã ra đời từ khá lâu. Trong đó xác định được Trung Quốc là nơi đầu tiên xuất hiện tiền pháp định, vào thế kỷ 11. Thời điểm đó, Trung Quốc xuất hiện vấn đề thiếu hụt tiền xu để giao dịch hàng hóa, mọi người phải sử dụng những tờ giấy có ghi chú mệnh giá và được quản lý bởi chính phủ (triều đình tại thời điểm đó) để thay thế.

Tiền pháp định là gì? Sự khác biệt giữa tiền pháp định với tiền mã hóa 2
Lịch sử phát triển của tiền Fiat

Sau đó, dưới triều đại nhà Nguyên của Hốt Tất Liệt, một hệ thống tiền giấy đã chính thức được thiết lập (Sáo).

Sau này, loại tiền đó dần dần lan rộng sang các quốc gia khác. Vào thế kỷ 17, tiền pháp định được áp dụng bởi Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan. Ở thế kỷ 18 và 19, New France ở Canada, các thuộc địa Mỹ, và chính phủ liên bang MỹHoa Kỳ cũng đã thử nghiệm sử dụng tiền pháp định.

Đến năm 1972, dưới thời Tổng thống Nixon, Mỹ (Hoa Kỳ) đã bỏ hoàn toàn bản vị vàng (chế độ bản vị vàng cho phép chuyển đổi tiền giấy thành vàng) và chuyển sang hệ thống tiền fiat. Đây cũng chính là cú huých cho việc sử dụng tiền pháp định trong nền kinh tế – tài chính toàn cầu. Tiền fiat bắt đầu chiếm ưu thế trong thế kỷ 20.

Một số loại tiền Fiat của các nước

Do đặc tính cơ bản do các chính phủ các nước ban hành, vì vậy, ở mỗi quốc gia sẽ có quy định và phân loại riêng về tiền pháp định của mình:

  • Tiền pháp định tại Việt Nam: Việt Nam Đồng (VND) là đồng tiền pháp định của Việt Nam. Hiện tiền giấy và tiền polymer được sử dụng song song làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên toàn lãnh thổ.
  • Tiền pháp định tại Mỹ: U.S. dollar (USD) là đồng tiền pháp định của Mỹ. Đồng USD được phát hành song song dưới 2 dạng là tiền xu và tiền giấy.
  • Tiền pháp định tại Anh: Bảng Anh (GBP) là đồng tiền pháp định của của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa. Đồng tiền này cũng được phát hành song song dưới 2 dạng là tiền xu và tiền giấy.
Tiền pháp định là gì? Sự khác biệt giữa tiền pháp định với tiền mã hóa 3
Một số loại tiền Fiat của các nước

Một số đồng tiền pháp định nổi tiếng khác: Euro (đồng tiền chung Châu Âu), Nhân dân tệ (Trung Quốc), Franc (Thụy Sĩ), Yên (Nhật)…

Tiền Fiat có thể được sử dụng ở đâu?

Hiện nay, hệ thống tiền pháp định đã được chấp nhận và đưa vào sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có thể được sử dụng để nhằm mục đích mua bán hầu hết mọi loại hàng hóa và dịch vụ.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống tiền pháp định riêng. Một chủ thể cũng có thể chuyển đổi giữa các loại tiền pháp định khác nhau khi đi nghỉ, đi du lịch hoặc gửi tiền trên khắp thế giới.

Cách hoạt động của tiền Fiat

Bản chất tiền pháp định không bị phụ thuộc vào các loại hàng hóa, giá trị của nó dựa trên mối quan hệ tin cậy giữa các chủ thể là những người phát hành, người sở hữu và người chấp nhận sử dụng chúng. Nếu niềm tin vào giá trị của đồng tiền bị mất đi thì cầu cũng mất đi, dẫn đến giá trị bị giảm sút.

Tiền tệ là thước đo giá trị của hàng hóa, cũng là sự kết tinh giá trị (GDP) trong đồng tiền của quốc gia đó. Nghĩa là giá trị của đồng tiền đại diện cho năng lực sản xuất của một quốc gia. Khi năng lực sản xuất của một quốc gia tăng lên thì giá trị trao đổi của đồng tiền pháp định nước đó tăng theo và ngược lại.

Tiền pháp định là gì? Sự khác biệt giữa tiền pháp định với tiền mã hóa 4
Cách hoạt động của tiền Fiat

Chính phủ là đơn vị độc quyền được in tiền fiat, do đó, chính phủ có quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ và đưa ra các chính sách tiền tệ (nới lỏng, thắt chặt) hoặc áp dụng các công cụ liên quan khi các sự kiện tài chính lớn và khủng hoảng xảy ra nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính của quốc gia đó.

Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của Ngân hàng Trung ương (NHTW) hướng tới mức lãi suất mong muốn từ đó ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ có thể chia làm 2 loại: chính sách nới lỏng và chính sách thu hẹp.

  • Chính sách nới lỏng tiền tệ: Là chính sách NHTW mua trái phiếu chính phủ hoặc các chứng khoán khác trong thị trường, giảm lãi suất, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc → Tăng cung tiền & phát triển kinh tế.
  • Chính sách thắt chặt tiền tệ: Ngược lại với chính sách nới lỏng, với chính sách thắt chặt tiền tệ NHTW sẽ bán trái phiếu chính phủ hoặc các loại chứng khoán khác, tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc → Giảm cung tiền, kiềm chế lạm phát và bong bóng.

Nếu một quốc gia đưa ra những quyết định sai lầm về các chính sách tiền tệ, tiền pháp định của nước đó có nguy cơ mất giá trị do lạm phát hoặc thậm chí trở nên vô giá trị trong trường hợp siêu lạm phát. Nếu mọi người mất niềm tin vào tiền tệ của một quốc gia, tiền sẽ không còn giữ được giá trị.

Điển hình cho việc này là những sự kiện xảy ra tại Zimbabwe (2000 – 2009), Bolivia (1984 – 1985), Hungary (1945 – 1946)…

Tiền pháp định là gì? Sự khác biệt giữa tiền pháp định với tiền mã hóa 5
Khủng hoảng tiền tệ tại Hungary

Đặc điểm của tiền pháp định

Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà tiền pháp định được sử dụng để thay thế chế độ bản vị vàng. Tiền pháp định có những ưu điểm sau:

  • Tính linh hoạt: Tiền fiat cho chính phủ và ngân hàng trung ương khả năng linh hoạt để giải quyết các vấn đề liên quan tới cuộc khủng hoảng kinh tế. Phát hành tiền fiat cũng là một khoản thu nhập cho chính phủ.
  • Chi phí sản xuất: Việc tạo ra tiền fiat có chi phí phải chăng hơn so với tiền dựa trên hàng hóa.
  • Loại bỏ tính khan hiếm: Bởi vì tiền pháp định không phải là nguồn tài nguyên khan hiếm hay cố định như vàng, kim cương nên các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát nguồn cung của nó từ đó quản lý các biến số kinh tế khác.
  • Tính thuận tiện: Tiền fiat không phụ thuộc vào dự trữ hàng hóa. Cũng không đòi hỏi phải có kho lưu trữ, bảo vệ, giám sát và các yêu cầu tốn kém khác.
  • Tính toàn cầu: Tiền fiat được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới, giúp nó trở thành loại tiền được chấp nhận cho thương mại quốc tế.

Nhược điểm

Tuy vậy, tiền pháp định cũng không phải là không có nhược điểm:

  • Không có giá trị nội tại: Tiền fiat không có giá trị nội tại. Nghĩa là chính phủ tạo ra tiền chỉ từ uy tín của mình, điều này có thể dẫn đến đồng tiền thiếu tính ổn định, lạm phát và làm sụp đổ hệ thống kinh tế.
  • Rủi ro lạm phát: Chính phủ toàn quyền kiểm soát cung cầu, vì vậy, nếu chính phủ gia tăng lượng cung một cách quá đà, sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng và cuộc khủng hoảng kinh tế.

Lịch sử đã chứng kiến sự sụp đổ của nền kinh tế trên nhiều quốc gia bởi việc in thêm tiền trong bối cảnh lạm phát, người dân mất niềm tin vào sự ổn định của chính phủ. Đây cũng là cơ sở của những lo ngại về những hệ lụy có thể xảy ra trong tương lai.

Tiền fiat và crypto

Để dễ hình dung, cùng tìm hiểu và so sánh điểm giống và khác nhau giữa tiền pháp định và Bitcoin – đồng tiền điện tử đầu tiên được một quốc gia công nhận là tiền tệ hợp pháp (El Salvador, Venezuela)

Giống nhau: Cả 2 đều được không được đảm bảo bởi bất kì loại hàng hóa nào. Ngoài ra, chúng đều ra đời nhằm mục đích phát triển nền kinh tế tài chính toàn cầu.

Tiền pháp định là gì? Sự khác biệt giữa tiền pháp định với tiền mã hóa 6
Tiền fiat và crypto

Khác nhau:

Một số các điểm khác nhau đáng chú ý là tiền pháp định được quản lý một cách tập trung bởi chính phủ, tổng cung có thể là vô giới hạn. Còn tiền điện tử (cryptocurrency) vận hành một cách phi tập trung, với nguồn cung đa phần là giới hạn (BTC), tất cả các thông tin giao dịch được ghi lại và quản lý trên sổ cái phi tập trung, được gọi là blockchain.

Là một dạng tiền kỹ thuật số, tiền điện tử không có đặc điểm vật lý và không biên giới, khiến chúng ít gặp phải hạn chế vật lý khi giao dịch trên toàn thế giới. Việc truy vết giao dịch của tiền điện tử cũng là khó khăn hơn, các hoạt động liên quan đều dưới hình thức ẩn danh.

Làm sao để dùng tiền fiat mua crypto?

Hiện tại, người dùng có thể tiến hành các giao dịch mua bán crypto bằng tiền pháp định thông qua các nền tảng giao dịch ngang hàng P2P hay những sàn giao dịch hàng đầu thế giới để đảm bảo tính an toàn (Binance, Remitano…). Ngoài ra còn một vài phương pháp khác như sử dụng thẻ Visa hay giao dịch OTC.

Lưu ý: Đầu tư, mua bán tài sản số (coin, token) hiện chưa được pháp luật công nhận & bảo vệ ở một số quốc gia. Người dùng nên xem xét kỹ quy định của quốc gia sở tại để tránh các vướng mắc pháp lý.

Mối quan hệ giữa crypto và tiền fiat?

Có thể thấy tiền fiat được chính phủ và ngân hàng trung ương phát hành ra và kiểm soát, loại tiền này gắn chặt với niềm tin và quyền lực của chính phủ. Do đó, sự tồn tại của chính phủ sẽ luôn song hành với các loại tiền pháp định. Chính phủ đảm bảo tính ổn định của tiền fiat, thêm nữa, loại tiền này đã xuất hiện từ lâu và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Vì vậy loại tiền này sẽ khó có thể bị thay thế hoàn toàn.

Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại crypto đang song song tồn tại với tiền pháp định, bổ sung lẫn nhau trong quá trình lưu thông. Người dùng thường mua crypto để đầu cơ hoặc đầu tư lấy lợi, sau đó đổi từ crypto sang tiền pháp định để mua sắm hàng hóa.

Hiện nay, nhiều người vẫn thường coi crypto là một kênh đầu tư hơn là một dạng tiền tệ mới. Cũng chính vì thế, ở thời điểm này rất khó để tiền pháp định bị thay thế hoàn toàn. Tuy vậy, câu chuyện trong tương lai có thể hoàn toàn khác. Lịch sử cho thấy tính dễ bị tổn thương của tiền pháp định, trong khi đó, crypto mới xuất hiện trong khoảng một thập kỉ trở lại đây, còn một chặng đường rất dài để vượt qua.

Tương lai là không thể nói trước, rất có khả năng Bitcoin hay các đồng tiền điện tử khác sẽ không thể thay thế hệ thống tiền pháp định, tuy nhiên, sẽ mở ra một hệ thống tài chính mới đầy tiềm năng. Một vài quốc gia cũng đã nhìn thấy ưu và nhược điểm của 2 loại tiền này để nghiên cứu một loại hình mới – tiền điện tử pháp định.

Tiền điện tử pháp định (CBDC) là gì?

Tiền điện tử pháp định của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency – CBDC) là tiền pháp định (fiat money) dưới dạng kỹ thuật số, được phát hành, kiểm soát và bảo đảm bởi ngân hàng trung ương của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có chủ quyền.

CBDC ra đời nhằm mục tiêu số hóa tiền mặt; cung cấp một phương thức khả thi để kiểm soát nền kinh tế số; nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiền điện tử pháp định có giá trị trao đổi ngang bằng 1-1 với tiền giấy pháp định thông thường.

Công nghệ để tạo ra CBDC cũng khác nhau tùy thuộc vào quốc gia phát hành nó. Một số quốc gia sẽ triển khai CBDC dựa trên công nghệ blockchain, hay công nghệ DLT (Distributed ledger technology) sổ cái phân tán…Tới thời điểm hiện tại, CBDC mới đang trong quá trình thử nghiệm ở một vài quốc gia và chưa được chính thức đưa vào sử dụng.

CBDC và Stablecoin

Về cơ bản thì CBDC và stablecoin có tính chất khá tương đồng, nhất là với các fiat-backed stablecoin như USDC, USDT. Chúng đều là dạng tiền điện tử được gán giá trị với tỉ lệ 1-1 với tiền fiat thông thường.

Điểm khác biệt lớn nhất là USDC hay USDT được phát hành và quản lý bởi một tổ chức (Tether Limited, Circle), còn CBDC được chính phủ phát hành dưới dạng tiền pháp định và nhận được sự bảo trợ về pháp lý từ chính phủ. Ngoài ra, USDC hay USDT đã đi vào hoạt động và được sử dụng rộng rãi trong DeFi.

CBDC và crypto (BTC, ETH…)

Tiền điện tử pháp định được lấy ý tưởng từ các đồng tiền điện tử, vì vậy sẽ có một vài điểm giống và khác xét theo các phương diện sau:

  • Về tính đảm bảo: Tiền điện tử pháp định do chính phủ phát hành và đảm bảo quyền sở hữu, giá trị và sự lưu hành… bằng những chế định pháp lý cụ thể. Đây là đặc điểm mà crypto chưa có cho tới thời điểm này.
  • Về bảo mật: Tiền điện tử pháp định tương tự như crypto, tức là sử dụng lưu trữ dữ liệu phi tập trung trên nền tảng của blockchain, mã hóa theo chuỗi và các giao dịch được ghi chép liên tục, không thể sửa chữa.
  • Về tính ẩn danh: CBDC kế thừa tính ẩn danh của hai bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, chính phủ của một quốc gia sẽ nắm quyền quản lý thông qua ngân hàng trung ương, nghĩa là chính phủ có quyền truy cập, nắm rõ thông tin chính danh của những giao dịch này → Giảm tính phi tập trung nhưng có thể điều chỉnh những hành vi phạm pháp như rửa tiền, sử dụng tiền giả…
  • Về thanh toán: tiền điện tử pháp định hay crypto đều có thể thanh toán không bị giới hạn bởi thời gian và không gian, có thể thực hiện việc chuyển tiền trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, khắc phục vấn đề việc chuyển tiền truyền thống ra nước ngoài cần phải qua nhiều thủ tục và thời gian.

Một vài CBDC đang được phát triển trên thế giới

1. Đồng e-Euro

Đồng e-Euro sẽ được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các ngân hàng quốc gia trong khu vực. Đồng e-Euro sẽ không thay thế hoàn toàn tiền mặt, mà tồn tại song song với hệ thống tiền mặt.

Tiền pháp định là gì? Sự khác biệt giữa tiền pháp định với tiền mã hóa 7
Đồng e-Euro

Theo ECB, quá trình thử nghiệm e-Euro đã bắt đầu từ T7/2021, dự kiến kéo dài đến cuối năm 2023. Sau đó, các nước trong khối sẽ cùng họp bàn và xem xét lưu thông đồng tiền này vào năm 2025.

Kế hoạch phát hành đồng e-Euro là một bước tiến quan trọng của Liên minh châu Âu. Châu Âu cũng có tham vọng rất lớn về việc phổ biến e-Euro ra toàn cầu, họ kỳ vọng đồng tiền này sẽ hỗ trợ số hóa nền kinh tế châu Âu và khuyến khích sự đổi mới trong thanh toán bán lẻ.

2. Đồng e-CNY

Tại Trung Quốc, vào T8/2019, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People’s Bank of China – PBOC) đã công bố tại China Finance 40 Forum chuẩn bị phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng, tiến tới việc trở thành quốc gia phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng đầu tiên trên thế giới.

Tiền pháp định là gì? Sự khác biệt giữa tiền pháp định với tiền mã hóa 8
Đồng e-CNY

Trung Quốc đã thử nghiệm e-CNY ở nhiều địa phương khác nhau để xác định tính ổn định và độ tin cậy của đường truyền và hệ thống. Thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục thử nghiệm e-CNY liên kết với các quốc gia khác như Thái Lan và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Bằng việc phát hành đồng tiền điện tử pháp định của riêng mình, PBOC tham vọng sử dụng đồng tiền này để toàn cầu hóa đồng Nhân dân tệ. Ngoài ra, việc phát hành CBDC còn hướng đến mục tiêu tăng cường hiệu quả cho chính sách tiền tệ trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế số của Trung Quốc.

3. CBDC của Nhật Bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã bắt đầu thử nghiệm CBDC kể từ T4/2021. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, BOJ dự định thiết lập một hệ thống trên internet để thử nghiệm các chức năng cơ bản của CBDC, trong đó có phát hành và rút tiền từ các tổ chức tài chính, và chuyển tiền giữa các tổ chức này.

Trong giai đoạn 2, BOJ sẽ nghiên cứu các cách thức phòng ngừa các mối đe dọa tới sự ổn định của hệ thống tài chính của việc chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm ngân hàng sang CBDC.

Giai đoạn cuối cùng có sự tham gia của các cơ sở kinh doanh tư nhân và người tiêu dùng, nhằm kiểm tra tính khả thi và độ an toàn của đồng tiền kỹ thuật số với tư cách là phương tiện thanh toán song song với tiền mặt.

→ Việc nghiên cứu và phát triển tiền điện tử là rất quan trọng, các quốc gia lớn trên thế giới đang dành rất nhiều thời gian và công sức để phát triển CBDC. Việc nghiên cứu và phát triển tuy tốn kém và kéo dài, tuy nhiên có thể đem lại rất nhiều thế mạnh cho đồng tiền của quốc gia đó.

Tổng kết

Tiền pháp định có lịch sử lâu đời và đã có chỗ đứng tuyệt đối, tồn tại song hành cùng chính phủ các quốc gia. Thời điểm hiện tại tiền pháp định và crypto đang hỗ trợ lẫn nhau. Việc crypto thay thế tiền pháp định sẽ không xảy ra trong tương lai gần, các quốc gia lớn trên thế giới đang nghiên cứu để kết hợp 2 loại tiền này.

Có thể trong tương lai, khi các nước hoàn tất việc thử nghiệm tiền điện tử pháp định, sẽ có những thay đổi lớn trong bối cảnh tiền tệ thế giới, điều đó cũng thể hiện thị trường tiền điện tử ngày càng được quan tâm và công nhận. Mong răng những chia sẻ của traderplus.net sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về loại tiền pháp định nhé!

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Link Socolive TV trực tiếp bóng đá HD.

    Kênh Vaoroi TV trực tiếp bóng đá

    Xem bóng đá trực tuyến Cakhia Nét