Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp

Luôn quyết định về nơi đặt stop loss trước khi quyết định khối lượng giao dịch, stop loss nên quyết định bởi logic, không phải lòng tham. Điều đó nghĩa là gì, nghĩa là bạn không nên đặt stop loss nhỏ chỉ bởi vì bạn muốn giao dịch với khối lượng lớn.

Bài viết hôm nay Trader Plus sẽ hé lộ cho các bạn biết chính xác cách tôi quyết định đặt Stop Loss (SL) và Take Profit (TP) như thế nào. Bài viết này không thể chi tiết cho từng trường hợp được, nhưng nó sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát về những điều quan trọng nhất trong đầu khi tôi đặt SP và TP cho bất cứ giao dịch nào.

ĐẶT DỪNG LỖ (STOP LOSS)

Tôi bắt đầu với việc đặt SL vì những lý do quan trọng sau. Thứ nhất, bạn luôn phải nghĩ tới rủi ro (risk) trước rồi mới tới lợi nhuận (reward) và phải nghĩ về risk ít nhất là hơn 2 lần so với reward. Thứ 2, chúng ta cần xem xét SL để quyết định khối lượng giao dịch, số tiền lời và lỗ có thể có.

Lý thuyết đặt SL thông thường:

Khi đặt SL, chúng ta muốn đặt nó ở một mức có tính logic, có nghĩa là mức đó sẽ cho ta biết khi nào tín hiệu của chúng ta không còn tác dụng và không còn ý nghĩa trong bối cảnh của thị trường lúc đó.

Tôi thích bắt đầu với giả thuyết rằng “Tôi sẽ để cho thị trường đẩy mình ra”, nghĩa là, tôi muốn thị trường cho mình thấy giao dịch đó là sai khi giá tiến tới mức SL và làm vô hiệu setup hay chỉ là sự thay đổi hướng trong ngắn hạn. Tôi luôn coi việc đóng lệnh bằng tay như là lựa chọn thứ 2, còn lựa chọn ưu tiên đó là “Đặt lệnh và quên nó đi” và để cho thị trường làm công việc còn lại mà không có sự can thiệp của tôi. Trường hợp duy nhất tôi thoát lệnh bằng tay trước khi giá hít SL đó là nếu thị trường cho tôi thấy một vài bằng chứng Price Action thuyết phục ngược với lệnh của tôi. Phải có một lý do logic để thoát lệnh bằng tay, hơn là lý do cảm xúc mà hầu hết các trader thường có.

Tóm tắt lại, có 2 phương pháp cơ bản cho việc thoát lệnh:

1. Để thị trường tự hít SL ban đầu của bạn
2. Đóng lệnh bằng tay dựa trên tín hiệu Price Action ngược với vị thế của bạn.
Đóng lệnh dựa vào cảm xúc:

1. Khi bị Margin call vì bạn không đặt SL và thị trường đi ngược lại vị thế của bạn và Broker tự động đóng lệnh bạn lại.
2. Đóng lệnh bằng tay vì bạn nghĩ là thị trường chuẩn bị hit SL của bạn. Bạn dựa trên cảm xúc của mình, chứ không có tín hiệu Price Action nào cho thấy phải thoát lệnh cả.

Mục đích của SL là giúp bạn vẫn giữ được lệnh cho tới khi setup ban đầu hoặc xu hướng ngắn hạn ban đầu đã không còn hiệu lực. Mục đich của các trader Pro khi đặt SL là đặt tại mức mà cho phép giá có khoảng trống để đi theo ý muốn của bạn, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Về cơ bản, vị trí đặt SL tốt nhất là tại mức mà thị trường sẽ chạm vào để chứng tỏ tín hiệu đó là sai, nên chúng ta không muốn đặt nó xa quá mức cần thiết, nhưng tất nhiên cũng không quá gần điểm vào lệnh rồi. Chúng ta muốn cho thị trường “room” để “thở” nhưng cũng giữ cho nó vừa đủ để chúng ta thoát lệnh ngay khi thị trường cho thấy nó không đồng ý với phân tích của chúng ta. Vì vậy việc đặt SL là một trong những việc quan trọng nhất khi vào lệnh và tôi dành thời gian và suy nghĩ rất nhiều cho việc này.

Nhiều trader đặt SL quá gần với điểm vô lệnh bởi họ muốn trade với một khối lượng lớn hơn. Tôi gọi đây là “Giao dịch tự sát” đó bạn của tôi. Khi bạn đặt SL quá gần, về cơ bản bạn đang vô hiệu hóa chính tín hiệu của mình, bởi vì bạn cần đặt SL dựa trên tín hiệu và điều kiện thị trường xung quanh, chứ không phải là bao nhiêu tiền bạn muốn có.

Nếu phải nhớ một điều từ bài học này, đó sẽ là: Luôn quyết định về nơi đặt SL trước khi quyết định khối lượng giao dịch, SL nên quyết định bởi logic, không phải lòng tham. Điều đó nghĩa là gì, nghĩa là bạn không nên đặt SL nhỏ chỉ bởi vì bạn muốn giao dịch với khối lượng lớn.

Ví dụ về việc đặt SL logic:

Những nơi đặt SL này là cái tôi xem như là vị trí “an toàn nhất” cho setup mà chúng ta đã bàn, nghĩa là nó cho phép giá có cơ hội tốt nhất để hoạt động và thị trường sẽ di chuyển tới một mức logic ngược với vị thế của bạn trước khi hít SL. Hãy quan sát:

1. Đặt SL với Pin Bar:

Nơi logic và an toàn nhất khi đặt SL với Pin Bar setup là đặt “chỉ trên” điểm cao nhất hoặc thấp nhất của đuôi Pin Bar đó. Vì vậy, trong một downtrend như ta thấy bên dưới, SL đặt ở trên đuôi của Pin bar, tôi nói “chỉ trên” tức cách khoảng 1 đến 10 pip là được. Có những cách khác nâng cao hơn với Pin Bar, nhưng cách này là cơ bản nhất.

Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp 1
2. Đặt SL với Inside Bar:

Điểm logic và an toàn nhất đối với Inside Bar setup đó là đặt trên High/Low của cây nến mẹ.
Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp 2

3. Đặt SL với tín hiệu Price Action ở Counter-trend:

Tại Counter-trend, chúng ta sẽ đặt SL chỉ trên High/Low của tín hiệu cho thấy khả năng trend thay đổi. Hãy nhìn hình bên dưới, chúng ta thấy giá đang trong downtrend và xuất hiện một cây Pin Bar lớn đảo chiều. Tự nhiên, chúng ta sẽ muốn đặt SL bên dưới đuôi của Pin bar đó để thị trường chỉ cho ta sai khi đó không phải là đáy của nó.

Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp 3

4. Đặt SL khi giao dịch trong Range:

Chúng ta thường thấy tín hiệu Price Action có xác suất cao khi hình thành tại viền ngoài của range. Lúc này, chúng ta luôn muốn đặt SL chỉ trên viền này hoặc High/Low của setup đang giao dịch…dù gì đi nữa thì cũng phải xa hơn một tý. Ví dụ, nếu chúng ta có một Pin Bar setup nằm dưới ở viền trên của range một chút, thì ta sẽ đặt SL cao hơn một chút, vừa đủ nó nằm bên ngoài viền trên của range này, chứ không chỉ là chi trên đỉnh của Pin Bar. Ở biểu đồ bên dưới, chúng ta không có vấn đề nói ở trên, mà chỉ là một Pin bar nằm ngay tại viền trên của Range, nên vị trí tốt nhất là đặt SL chỉ trên đỉnh của Pin Bar.

Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp 4

5. Đặt SL trong thị trường có xu hướng:
Khi một thị trường có xu hướng hồi về một mức cản trong thị trường, chúng ta có 2 lựa chọn. Một là có thể đặt SL chỉ trên High/Low của mẫu hình, hoặc có thể sử dụng mức cản này và đặt SL chỉ trên mức cản đó. Chúng ta xem ví dụ bên dưới với mẫu hình Fakey tại Kháng cự trong một downtrend, điểm logic để đặt SL đó là chi trên High của False-Break hoặc trên mức kháng cự đó.

Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp 5

6. Đặt SL khi giao dịch Breakout trong thị trường có xu hướng

Thông thường, trong thị trường có xu hướng, chúng ta thấy giá sẽ dừng lại và tích lũy sau một sự di chuyển mạnh. Sự tích lũy này thường sau đó sẽ Breakout theo hướng của trend cũ, và các Breakout này thường mang lại lợi nhuận lớn cho trader. Có 2 lựa chọn cho việc đặt SL lúc này. Như hình bên dưới, bạn có thể đặt SL gần 50% của range tích lũy đó, hoặc trên High/Low của tín hiệu Price Action tại đó. Ví dụ bên dưới là một Pin Bar. Tính logic của việc đặt gần 50% đó là nếu thị trường đi xuống trở lại giữa range thì breakout này có thể không mạnh và giống như sẽ thất bại. Đặt SL như thế này giúp bạn vừa giảm được khoảng cách dừng lỗ vừa làm tăng tỷ lệ Risk-Reward cho bạn.

Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp 6

Lưu ý về cách đặt các Dừng lỗ:

Giả sử chúng ta có một chiến lược giao dịch theo Price Action ở rất gần mức quan trọng (key level) trên thị trường. Thông thường, một Dừng lỗ lý tưởng cho các Price Action setup (thiết lập) là chỉ ở bên trên điểm cao nhất (High) hoặc bên dưới điểm thấp nhất (Low) của thiết lập đó như chúng ta đã nói ở trên. Tuy nhiên, nếu điểm High và Low này đang rất gần với một mức quan trọng trên thị trường thì chúng ta sẽ đặt SL lớn hơn một chút và đặt nó ngay bên ngoài mà mức độ quan trọng đó, chứ không phải ở High hay Low của thiết lập nữa. Bằng cách này, chúng ta làm cho thị trường chạm vào mà mức quan trọng trước khi hit Stop Loss, nó cho chúng ta thấy rằng tâm lý thị trường đã thay đổi và chúng ta có lẽ nên tìm kiếm các giao dịch theo một hướng khác. Đây là cách bạn đặt điểm dừng lỗ theo cấu trúc thị trường và logic, chứ không phải là từ những cảm xúc như tham lam và sợ hãi.

ĐẶT CHỐT LỜI (TAKE PROFIT)

Đặt mục tiêu lợi nhuận và thoát lệnh có lẽ là trở ngại mang tính kỹ thuật và cảm xúc nhất của giao dịch. Bí quyết là để thoát lệnh khi bạn đang có lời, thay vì chờ đợi cho thị trường đi ngược lại mình và thoát khỏi nỗi sợ hãi. Khó khăn trong việc này là vì nó là bản chất con người, không muốn thoát khỏi một giao dịch khi đang có một lợi nhuận tốt đẹp và di chuyển theo hướng có lợi cho bạn, bởi vì bạn “cảm thấy” như giá sẽ tiếp tục ủng hộ bạn và do đó bạn không muốn thoát lệnh tại thời điểm đó. Điều trớ trêu là khi không thoát lệnh khi lệnh đang có lời đáng kể thường có nghĩa là bạn sẽ thoát lệnh theo cảm xúc khi thị trường đi ngược lại bạn. Vì vậy, những gì bạn cần phải học là bạn phải chốt lời khi lợi nhuận tương đối cao là 1 Risk:2Reward hoặc lớn hơn, trừ khi bạn có xác định trước khi lệnh là bạn sẽ cố gắng để lệnh chạy xa hơn nữa.

Lý thuyết về đặt Chốt lời (Take Profit) thông thường

Sau khi xác định vị trí hợp lý nhất cho dừng lỗ thì chúng ta phải tập trung tìm kiếm một vị trí mục tiêu lợi nhuận hợp lý. Chúng ta cần phải chắc chắn là phải đạt được một tỷ lệ Risk-Reward khá, nếu không thì nó thực sự không đáng để vào lệnh. Những gì tôi muốn nói là điều này, bạn phải xác định vị trí hợp lý nhất cho điểm dừng lỗ, như chúng tôi đã nói ở trên, và sau đó xác định vị trí hợp lý nhất cho mục tiêu lợi nhuận của bạn. Nếu sau khi làm điều đó, nếu thấy tỷ lệ Risk-Reward hợp lý thì bạn có thể vào lệnh. Tuy nhiên, bạn phải trung thực với chính mình, đừng tham gia vào một trò chơi mà bỏ qua mức quan trọng của thị trường để đạt được một tỷ lệ R-R hợp lý chỉ vì bạn muốn vào lệnh đó.

Vậy những điều cần cân nhắc khi quyết định nơi để đặt mục tiêu lợi nhuận của tôi là gì? Nó thực sự khá đơn giản, về cơ bản phân tích các điều kiện thị trường và cấu trúc tổng thể, những thứ như mức hỗ trợ và kháng cự, các bước ngoặt lớn trên thị trường, điểm cao và thấp, vv Tôi cố gắng để xác định xem có mức độ quan trọng nào có thể làm một mục tiêu lợi nhuận hợp lý không, hoặc có mốc chính nào cản trở đường đi của tôi để tạo ra lợi nhuận tốt không.

Trước hết, chúng ta hãy xem một ví dụ về cách tính toán mục tiêu lợi nhuận dựa trên nhiều rủi ro:
Trong hình dưới đây, chúng ta có thể nhìn thấy một thiết lập Pin Bar được hình thành khi thị trường bắt đầu di chuyển cao hơn sau một sự đảo ngược của xu hướng giảm trước đó. Dừng lỗ được đặt ngay dưới điểm Low của thanh pin. Vì vậy, tại thời điểm đó chúng ta có được R1, hoặc chỉ đơn giản là số tiền chúng ta có nguy cơ mất tính từ điểm vào lệnh tới mức dừng lỗ. Sau đó chúng ta có thể lấy số tiền R1 này và mở rộng nó ra để tìm bội số của nó mà chúng ta có thể sử dụng như mục tiêu lợi nhuận.

Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp 7

Bây giờ, chúng ta hãy thực hiện việc này một bước xa hơn và đặt tất cả mọi thứ chúng ta đã học được trong bài học hôm nay với nhau. Chúng tôi sẽ phân tích một thiết lập và thảo luận về các vị trí dừng lỗ, chốt lời và tỷ lệ R-R tiềm năng …

Trong biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể nhìn thấy một thiết lập Pin Bar đảo ngược rõ ràng hình thành gần một mức kháng cự quan trọng, cho thấy khả năng giá di chuyển xuống thấp hơn là rất lớn. Điều đầu tiên tôi làm là xác định vị trí tốt nhất để đặt dừng lỗ của tôi. Trong trường hợp này, tôi đặt nó ngay trên điểm High của thanh pin.

Tiếp theo, tôi nhận thấy rằng có một hỗ trợ quan trọng cách bên dưới điểm vào một ít, nhưng bởi vì không có mức hỗ trợ quan trọng nào cho tới khi cách điểm vào của tôi hơn 1,5 lần Risk của mình hoặc xa hơn nữa, tôi quyết định giao dịch forex này là rất giá trị để vào. Sau đó thị trường đi xuống tới mức Key Support đầu tiên và có dấu hiệu đảo chiều, tôi quyết định dời SL xuống đến mức đó R1 và khóa lợi nhuận, nếu thị trường đạt đến mức đó. Bằng cách đó, tôi có thể thu được ít nhất là 1R trong khi tránh được sự đảo chiều tiềm năng bởi mức hỗ trợ quan trọng.

Nhưng thực tế, thị trường đi xuống khỏi hỗ trợ quan trọng đầu tiên và sau đó tiếp tục di chuyển xuống tới 3R. Bây giờ, không phải tất cả giao dịch đều tốt như thế này, nhưng tôi đang cố gắng để cho bạn thấy làm thế nào để đặt lệnh dừng lỗ đúng cách, tính toán số tiền nguy cơ 1R của bạn và sau đó tìm bội số phần thưởng tiềm năng trong khi xem xét tổng thể xung quanh cơ cấu thị trường. Các mức quan trọng cần được sử dụng như hướng dẫn cho các mục tiêu lợi nhuận của chúng ta, và nếu bạn gặp phải một mức quan trọng nào đó trước khi lệnh có thể đạt được một lợi nhuận 1R, thì bạn có thể xem xét để không vào lệnh đó.
Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp 8

Khi chúng tôi đang cố gắng để tìm ra liệu một Price Action Setup có tiềm năng để vào lệnh không, chúng ta cần phải làm việc ngược trở lại đển mức độ nào đó. Chúng ta làm điều này bằng cách tính toán nguy cơ (Risk) đầu tiên và sau đó là phần thưởng (Reward) và sau đó chúng ta sẽ quay trở lại và khách quan xem các thiết lập giao dịch trong bối cảnh cơ cấu thị trường và quyết định có hay không trên thị trường có một “cú sút thực sự” để tới được mục tiêu mong muốn của chúng ta. Điều quan trọng phải nhớ là chúng tôi đang làm tất cả các phân tích này và chuẩn bị trước khi bước vào giao dịch, khi mà chúng ta đang khách quan và không ảnh hưởng bởi cảm xúc.

Lưu ý cuối cùng:
Một trader thực sự là một nhà kinh doanh, và mỗi lần giao dịch là một việc kinh doanh. Hãy suy nghĩ về Donald Trump làm một việc kinh doanh lớn để mua một khách sạn mới … Ông dựa trên kinh nghiệm giao dịch của mình, cẩn thận cân nhắc những rủi ro và phần thưởng từ thỏa thuận và quyết định xem nó có giá trị để giao dịch hoặc không. Như một nhà kinh doanh, đó là những gì chúng ta đang làm, chúng ta đầu tiên xem xét các rủi ro về thương mại và sau đó chúng tôi xem xét các phần thưởng tiềm năng, làm thế nào chúng ta có thể có được phần thưởng, và liệu cấu trúc thị trường xung quanh nó có thuận lợi cho việc này hay không, và sau đó chúng ta thực hiện quyết định cuối cùng để vào lệnh. Cho dù bạn có một tài khoản 100 USD hay 100.000 USD đi nữa, quá trình cân nhắc những rủi ro tiềm năng so với các phần thưởng tiềm năng về thương mại là giống hệt nhau, và cũng tương tự cho Dừng lỗ và Chốt lời, đó là như nhau dù bạn mở tài khoản forex lớn hay nhỏ.

Điều quan trọng hàng đầu của một trader là là bảo toàn vốn. Trader chuyên nghiệp không lãng phí nguồn vốn kinh doanh của họ, họ sử dụng nó chỉ khi tỷ lệ R-R của một thiết lập thương mại là hợp lý và logic. Chúng ta luôn luôn phải xác định được rủi ro (Risk) chúng ta đang tham gia vào bất kỳ một giao dịch nào, đó là cách bạn nên suy nghĩ về mọi giao dịch bạn thực hiện. Mỗi giao dịch chúng ta cần lập kế hoạch và xem xét cẩn thận và đừng bao giờ vội vàng khi vào lệnh vì bỏ lỡ một cơ hội sẽ tốt hơn là nhảy vào thị trường theo cảm tính mà không có chút logic nào.

Tổng hợp bởi Trader Plus

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *