Chiến lược quản lý tài sản và giao dịch

Chiến lược quản lý tài sản và giao dịch 1

Bất kỳ một chương trình giao dịch thành công nào cũng phải bao gồm ba yếu tố qua trọng là: dự đoán giá, xác định thời điểm và quản lý tài sản.

Với kinh nghiệm của nhiều nhà quản lý quỹ thành công, thật ngạc nhiên khi phần khó nhất trong giao dịch của họ không hề liên quan đến chiến lược giao dịch. Điểm khác biệt lớn nhất giữa họ và những nhà đầu tư thông thường nằm ở việc quản trị tài sản. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên về tầm ảnh hường của những yếu tố như quy mô tài khoản, tổ hợp danh mục, và số tiền được cam kết cho từng giao dịch đối với kết quả cuối cùng.

Một số nhà giao dịch tin rằng quản trị tài sản là phần quan trọng nhất của một chương trình giao dịch, thậm chí quan trọng hơn cả bản thân giao dịch. Quản trị tài sản giải quyết vấn đề sống còn. Nó cho nhà giao dịch biết được cách thức quản lý tiền bạc của họ. bất kỳ một nhà giao dịch giỏi nào cũng có thế thắng cuộc đua dài hạn. quản trị tiền bạc gia tăng khả năng tồn tại của nhà giao dịch để có thể tiếp tục cuộc chơi trong dài hạn.

Sắm vàng được xem như một phương thức tích trữ tài sản từ xa xưa
Sắm vàng được xem như một phương thức tích trữ tài sản từ xa xưa

Một số hướng dẫn chung về quản trị tài sản

Thẳng thắn mà nói, vấn đề quản trị tài sản vô cùng phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư phải nhiều bài toán phức tạp. Tuy nhiên, hôm nay tôi sẽ tổng hợp lại một số hướng dẫn chung để giúp nhà đầu tư phân phối tài sản và xác định mức độ tham gia giao dịch. Những hướng dẫn này chủ yếu cho thị trường Forex và giao dịch tương lai.

1. Tổng quỹ tiền đầu tư nên được giới hạn ở mức 50% tổng số vốn. Dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất của đầu tư: “Bạn phải sống”. Để luôn đảm bảo rằng, bạn không bao giờ mất tất cả, luôn còn một đường sống để bạn có thể gầy dựng lại tài sản của mình, bất kỳ thời điểm nào, nhà đầu tư không nên đổ quá một nửa số vốn vào cuộc chơi. Nên để dành một nữa còn lại như là phần dự trữ cho khoảng thời gian tồi tệ và thua lỗ. Ví dụ, nếu tài khoảng có 10,000$ thì chỉ nên dùng tối đa 5,000$ để giao dịch.

2. Tổng số tiền đổ vào một thị trường bất kỳ nên được giới hạn dưới 10-15% tổng số vốn sở hữu. Trong một tài khoản nếu có 10,000$, chỉ nên dùng tối đa từ 1,000-1,500$ để giao dịch một cặp tiền tệ hay một loại hàng hóa. Điều này sẽ ngăn nhà giao dịch đổ quá nhiều tiền vào một giao dịch.

3. Tổng số tiền đầu tư có nguy cơ mạo hiểm trong bất kỳ thị trường nào cũng nên được giới hạn ở mức dưới 5% tổng số vốn sở hữu. 5% ở đây là khoản tiền nhà đầu tư sẵn sàng chịu mất nếu giao dịch không hiệu quả. Đây có thể xem như là một mức để nhà đầu tư đặt lệnh chặn lỗ. Ví dụ, trong một tài khoản 10,000$, mức độ thua lỗ tối đa của một giao dịch tối đa không vượt quả 500$.

4. Tổng mức ký quỹ giao dịch trong bất cứ nhóm thị trường nào cũng nên được giới hạn dưới mức 25% tổng vốn chủ sở hữu. Tiêu chí này nhằm bảo vệ nhà giao dịch không tham gia quá sâu vào một thị trường. Các thị trường trong cùng một nhóm thường dao động đồng pha với nhau. Chẳng hạn, Vàng, Bạc và các kim loại quý thường vận động theo một hướng. Việc đạt toàn bộ vị thế vào một thị trường trong một nhóm phá vỡ nguyên tắc đa dạng hóa.

Hệ số lợi nhuận/rủi ro

Những nhà giao dịch tài ba nhất trong thị trường forex, thị trường tương lai cũng chỉ kiếm được lợi nhuận trong 40% giao dịch của họ. Còn đa phần còn lại là lỗ. Thật bất ngờ, nhưng là sao họ có thể thu được lợi nhuận nếu phần lới đều là giao dịch thất bại? Nguyên nhân là do thị trường forex và các hợp đồng tương lai chỉ yêu cầu mức kỹ quỹ thấp, một chuyển động nhỏ sai hướng cũng tạo ra nguyên cơ buộc phải thanh lý vị thế. Do đó, nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi vào một lệnh mua bán.

Đây là vấn đề về hệ số lợi nhuận/rủi ro. Vì đa số giao dịch đều thất bại nên cách duy nhất để thành công là bảo đảm số lượng đồng tiền thu được trong các giao dịch thành công lớn hơn lượng tiền trong những giao dịch thất bại. Để thực hiện việc này, đa số nhà giao dịch sử dụng hệ số lợi nhuận/rủi ro. Mục tiêu lợi nhuận đó phải được cân bằng trong sự trương phản với khả năng thua lỗ nếu giao dịch thất bại. Chuẩn so sáng phổ biến là hệ số lợi nhuận/rủi ro 3/1, tức là lợi nhuận ít nhất phải bằng ba lần thua lỗ khi cân nhắn một giao dịch. (Dĩ nhiên, nhà đầu tư hoàn toàn có thể giảm hệ số lợi nhuận/rủi ro còn 2/1 hoặc 1,5/1 nếu họ dự đoán đúng trên 50% số giao dịch của họ)

“Kéo lợi nhuận đến và đẩy thua lỗ đi” là một trong những câu châm ngôn lâu đời trong giao dịch. Lợi nhuận lớn thu được bằng cách duy trì theo xu hướng cố định. Trong mỗi giao dịch sinh ra lợi nhuận, cần tối đa hóa những thành công đó. Mặt khác, nhà giao dịch phải giảm thiểu những giao dịch thua lỗ. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng nhà giao dịch làm ngược lại châm ngôn này.

Tổng kết

Một điều mà bất kỳ nhà giao dịch nào cũng hiểu là không để bản thân rơi vào bẫy tâm lý thị trường. Tâm lý sợ hãi có thể làm nhà đầu tư mất đi lợi nhuận trông thấy, nhưng tâm lý hứng phấn, còn tệ hơn thế, có thể làm nhà đầu tư mất tất cả những gì mình đang có. Do đó, nhà giao dịch cần phải rèn luyện và tuân thủ theo quy tắc mà mình đặt ra. Đề làm điều này, những công thức, hệ số bên trên là một công cụ tuyệt vời để nhà giao dịch xây dựng được khuôn khổ kỷ luật và áp mình vào nó.

Tham gia group của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin nhanh và mới nhất.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *