Quản lý vốn trong giao dịch Forex

Quản lý vốn forex là yếu tố sống còn lâu dài trên thị trường. Mọi hành vi giá đều theo xác suất và chúng ta chỉ có thể dự đoán chiều hướng tương lai của giá đề giao dịch. Việc chạm stop loss hay take profit chúng ta hãy để thị trường thực hiện.

Bài viết này được viết từ những kinh nghiệm của Trader Plus và cách mà admin cũng như nhiều trader chuyên nghiệp khác đang giao dịch, những gì bạn được dạy về quản lý tiền bạc thường là ‘Lừa dối’ được tạo ra từ chính ngành công nghiệp này nhằm làm cho bạn bị mất tiền “Một cách từ từ” để có thể lấy hoa hồng/Spread từ bạn. Hầu hết các thông tin về quản lý vốn giao dịch Forex là hoàn toàn dối trá và sẽ không hiệu quả trong thế giới thực, hãy tin tôi .. tất cả mọi thứ tôi nói trên trang web này đều dựa trên thực tế, không phải lý thuyết.

Video Phương Pháp Quản lý Vốn Forex hiệu quả

Tôi cảnh báo bạn rằng những gì bạn sắp đọc có thể sẽ mâu thuẫn với những gì bạn có thể đã đọc hoặc nghe nói về quản lý tiền bạc và kiểm soát rủi ro. Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng những gì tôi sắp tiết lộ cho bạn chính là cách tôi đang giao dịch, đó là cách nhiều mà nhiều trader chuyên nghiệp quản lý vốn. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng, mở rộng tâm hồn mình , và thưởng thức bài viết này như thế nào để có hiệu quả tích cực cho tài khoản giao dịch của bạn bằng cách quản lý vốn hiệu quả của bạn. Nếu bạn sử dụng quy tắc 2%, thì câu hỏi đặt ra đó là: Điểm mấu chốt ở đây là gì … để làm cho bạn suy nghĩ về nó từ mọi góc độ và quan điểm.

Mọi người đều biết rằng việc quản lý vốn là một khía cạnh cực kỳ quan trọng của việc kinh doanh ngoại hối thành công. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không dành đủ thời gian tập trung vào phát triển hoặc thực hiện một kế hoạch quản lý tiền bạc. Nghịch lý của việc này là cho đến khi bạn phát triển kỹ năng quản lý vốn và sử dụng chúng một cách nhất quán trên tất cả từng giao dịch, thì bạn sẽ không bao giờ là một trader có lợi nhuận ổn định.

Tôi muốn cung cấp cho bạn một cái nhìn chuyên nghiệp về quản lý vốn và xua tan một số lầm tưởng nổi tiếng khắp nơi trên thế giới kinh doanh liên quan đến các khái niệm về quản lý tiền bạc. Chúng ta nghe nhiều ý kiến ​​khác nhau về kiểm soát rủi ro và lợi nhuận lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều thông tin này là trái ngược nhau và vì vậy nó không phải là đáng ngạc nhiên khi nhiều nhà đầu tư bị lẫn lộn và từ bỏ ngay khi thực hiện một kế hoạch quản lý vốn có hiệu quả, điều này tất nhiên cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất bại của họ. Tôi đã giao dịch thành công các thị trường tài chính trong gần một thập kỷ và tôi đã làm chủ được các kỹ năng quản lý rủi ro và làm thế nào để sử dụng nó hiệu quả để phát triển một khoản tiền nhỏ thành một số tiền lớn hơn một cách nhanh chóng.

Các lầm tưởng về Quản lý vốn:

Quản lý vốn trong giao dịch Forex 1

Lầm tưởng 1: Trader nên tập trung vào số pips.

Bạn có thể đã nghe nói rằng nên tập trung vào số pips tăng lên hay mất đi thay vì số đô la đã đạt được hoặc bị mất. Lý do đằng sau của huyền thoại quản lý vốn này là nếu bạn tập trung vào pip thay vì đô la thì bằng cách nào đó bạn sẽ không bị cảm xúc chi phối bởi vì bạn sẽ không phải nghĩ về tiền trong tài khoản giao dịch của mình mà đó chỉ là trò chơi của điểm số (points). Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh và đầu tư là để kiếm tiền và bạn cần phải nhận biết được bao nhiêu tiền bạn có nguy cơ mất trên mỗi giao dịch để có thể nắm tình hình thực tế một cách hiệu quả.

Bạn có nghĩ rằng các chủ doanh nghiệp xem các báo cáo lời lỗ hàng quý của mình như một trò chơi của những con số không, hay đó chỉ là cách nào đó tách ra từ thực tế có lời hoặc mất tiền thật? Tất nhiên không, khi bạn nghĩ về nó như vậy thì có vẻ như là ngớ ngẩn để xử lý các hoạt động giao dịch của mình như một trò chơi. Giao dịch phải được coi là một sự nghiệp kinh doanh, bởi vì thực sự nó là vậy, nếu bạn muốn có lợi nhuận ổn định bạn cần phải xem mỗi lần giao dịch là một dự án kinh doanh. Cũng như bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì giao dịch cũng đều có khả năng xảy ra rủi ro và lợi nhuận. Điểm mấu chốt là khi suy nghĩ giao dịch của bạn về pip thay vì số đô la sẽ làm cho giao dịch có vẻ ít thực tế hơn và do đó bạn sẽ tự phép cho mình đối xử với nó ít nghiêm trọng hơn so với nó thực sự vốn có
Quản lý vốn trong giao dịch Forex 2

Theo quan điểm toán học, tư duy giao dịch theo lối “bao nhiêu pip bạn bị mất hoặc có được” là hoàn toàn không liên quan. Vấn đề là mỗi trader sẽ giao dịch với khối lượng khác nhau, do đó chúng ta phải xác định rủi ro theo “Số đô la bị mất đi hay đã đạt được”. Bởi vì khi bạn rủi ro một khoảng lớn số pip, không có nghĩa là bạn đang mạo hiểm một lượng vốn lớn của bạn, cũng như trường hợp nếu bạn có một dừng lỗ nhỏ thì không có nghĩa là rủi ro một số vốn nhỏ.

Lầm tưởng 2: Mạo hiểm 1% hoặc 2% trên mỗi giao dịch là cách tốt để phát triển tài khoản của bạn

Đây là một trong những huyền thoại quản lý tiền phổ biến hơn là bạn có thể đã nghe nói. Trong khi nó nghe có vẻ tốt về mặt lý thuyết, trong khi thực tế là phần lớn các trader nhỏ lẻ đang bắt đầu với tài khoản $5,000 hoặc ít hơn. Vì vậy, để tin rằng bạn sẽ phát triển tài khoản của mình có hiệu quả và tương đối nhanh chóng bằng cách mạo hiểm 1% hoặc 2% mỗi giao dịch chỉ là ngớ ngẩn. Giả sử bạn mất 5 giao dịch liên tiếp, nếu bạn đang mạo hiểm 2% tài khoản của bạn giờ giảm xuống còn $ 4,519.60, bây giờ bạn vẫn muốn rủi ro 2% mỗi giao dịch, nhưng 2% hiện nay sẽ nhỏ hơn khi tài khoản của bạn ở mức $ 5,000.

Vì vậy, trong mô hình rủi ro theo %, khi bạn thua lỗ thì tự động khối lượng giao dịch sẽ giảm xuống tương ứng. Đó không phải luôn luôn là hành động tốt nhất. Có bằng chứng về tâm lý cho thấy đó là bản chất con người trở nên mạo hiểm hơn sau một loạt các thất bại, và ít sợ rủi ro hơn sau một loạt các giao dịch chiến thắng, nhưng điều đó không có nghĩa là rủi ro của bất kỳ giao dịch nào trở nên nhiều hơn hoặc ít hơn chỉ đơn giản bởi vì bạn bị thua hoặc thắng trước đó. Hay nói cách khác, kết quả giao dịch trước của bạn không có có ý nghĩa gì ảnh hưởng đến kết quả của giao dịch tiếp theo của bạn.

Hệ quả là khi trader sử dụng mô hình rủi ro % để bắt đầu, đó là họ rủi ro 1% hoặc 2% trong một vài giao dịch đầu tiên, và có thể thậm chí chiến thắng tất cả. Nhưng khi bắt đầu thua liên tiếp vài lệnh, họ nhận ra rằng tất cả các lợi nhuận đã bị xóa sạch và sẽ mất khá nhiều thời gian chỉ để lấy lại số tiền đã mất. Sau đó, họ cố giao dịch nhiều hơn và vào lệnh với các thiết lập (Setup) kém chất lượng hơn bởi vì họ nhận ra sẽ tốn khá nhiều thời gian chỉ để làm hòa lại vốn khi rủi ro 1% đến 2% mỗi giao dịch.

Vì vậy, trong khi phương pháp quản lý vốn này sẽ cho phép bạn rủi ro một số tiền nhỏ trên mỗi giao dịch, và do đó về mặt lý thuyết sẽ hạn chế các lỗi giao dịch theo cảm xúc, nhưng hầu hết mọi người chỉ đơn giản là không có sự kiên nhẫn để rủi ro 1% hoặc 2% mỗi giao dịch trên tài khoản giao dịch tương đối nhỏ , cuối cùng sẽ dẫn đến over-trade, là cái sẽ mang lại những điều tồi tệ nhất đến lợi nhuận của bạn. Và nhớ rằng rất khó để có thể phục hồi tài khoản lại ban đầu khi nó đã bị thua lỗ liên tiếp. Hãy nhớ rằng, một khi bạn bị âm tài khoản, bằng cách sử dụng 2% mỗi lệnh, rủi ro của bạn mỗi giao dịch sẽ nhỏ hơn, vì thế, tỷ lệ phục hồi lợi nhuận sẽ chậm hơn và gây trở ngại cho nỗ lực của trader.

Sự thật quan trọng nhất đó là.. nếu bạn bắt đầu với $10,000, và bị thua mất $5,000, sử dụng phương pháp % cố định này, bạn sẽ mất thời gian “lâu hơn nữa” để phục hồi bởi vì bạn bắt đầu với rủi ro 2% tương đương $ 200, nhưng ở mức $ 5,000, bạn chỉ mạo hiểm $ 100 cho mỗi giao dịch, vì vậy ngay cả khi bạn có một chiến thắng tốt, vốn của bạn chỉ đang hồi phục với “tỷ lệ một nửa” so với khi sử dụng phương pháp “cố định số đôla cho mỗi giao dịch”.

Lầm tưởng 3: Dừng lỗ rộng hơn sẽ mất nhiều tiền hơn

Nhiều nhà đầu tư sai lầm tin rằng nếu họ đặt Stop Loss rộng hơn thì nó sẽ làm tăng rủi ro của mình. Tương tự vậy, nhiều nhà đầu tư tin rằng bằng cách sử dụng một Dừng lỗ nhỏ thì sẽ mất ít tiền hơn. Trader đang nắm giữ những niềm tin sai lầm như vậy bởi vì họ không hiểu khái niệm về khối lượng giao dịch.

Khối lượng giao dịch là điều chỉnh số lot bạn đang giao dịch, để biết trước được số tiền bạn muốn rủi ro. Ví dụ, bạn muốn mạo hiểm $ 200 cho mỗi giao dịch, thì với dừng lỗ 100 pip, bạn sẽ giao dịch 2 mini lot: $2 cho mỗi pip x 100 pips = $ 200.

Bây giờ nếu bạn muốn giao dịch theo Pin Bar và đuôi của nó đặc biệt dài, nhưng bạn vẫn muốn đặt điểm dừng lỗ của mình ở trên đỉnh của đuôi, mặc dù nó sẽ có nghĩa là bạn có một Dừng lỗ 200 pip. Bạn vẫn có thể chỉ rủi ro $200 cho lệnh này, bạn chỉ cần điều chỉnh khối lượng xuống để đáp ứng Dừng lỗ rộng hơn này, đó là điều chỉnh xuống 1 mini lot chứ không phải là 2 như ở trên. Điều này có nghĩa bạn có thể rủi ro cùng một số tiền trên mỗi giao dịch chỉ đơn giản bằng cách điều chỉnh khối lượng giao dịch lên hoặc xuống để đáp ứng chiều rộng của Dừng lỗ mong muốn của mình.

Bây giờ hãy nhìn vào một ví dụ về những gì có thể xảy ra nếu bạn không thực hiện điều chỉnh để giảm khối lượng giao dịch trong khi tăng Dừng lỗ lên.

Ví dụ: Hai trader cùng giao dịch với khối lượng như nhau và tín hiệu như nhau. Trader A đặt 5 lot và có Stop Loss 50 pip, Trader B cũng đặt 5 lot nhưng Stop Loss tới 200 pip vì anh ấy tin chắc gần như 100% giá sẽ không đi ngược lại tới 200 pips. Sai lầm với logic này là thường nếu giá bắt đầu đi ngược lại bạn với đà tăng lên, về mặt lý thuyết thì không có giới hạn khi nào nó có thể dừng lại. Và tất cả chúng ta biết một xu hướng có thể di chuyển mạnh như thế nào trong thị trường ngoại hối. Trader A đã có được mức lỗ tối đa được xác định trước của mình là 5 lot x 50 pips = $ 250. Trader B cũng bị Stop Loss nhưng lỗ lớn hơn nhiều bởi vì anh ấy hy vọng sai lầm rằng giá sẽ quay lại trước khi đến mốc 200 pips. Trader B do đó lỗ là 5 lot x 200 pips = 1000 $, đây là con số khổng lồ so với 250$.

Quản lý vốn trong giao dịch Forex 3

Chúng ta có thể nhìn thấy từ ví dụ này lý do tại sao niềm tin muốn nới rộng dừng lỗ không phải là một cách hiệu quả để gia tăng giá trị tài khoản của bạn, trên thực tế nó là ngược lại, đây là cách nhanh chóng làm giảm giá trị tài khoản của bạn. Vấn đề cơ bản mà khiến trader nuôi dưỡng này tin là sự thiếu hiểu biết về sức mạnh của tỷ lệ Risk Reward (RR) và khối lượng giao dịch.

Sức mạnh của tỷ lệ Risk-Reward

Trader chuyên nghiệp như tôi và nhiều người khác tập trung vào tỷ lệ Risk-Reward, và không chú trọng quá nhiều vào phân tích thị trường hoặc có mục tiêu lợi nhuận lớn không thực tế. Điều này là do trader chuyên nghiệp hiểu rằng giao dịch là một trò chơi của xác suất và quản lý vốn. Nó bắt đầu với việc có một tín hiệu giao dịch có thể xác định, hoặc một phương pháp giao dịch được chứng minh ít nhất là phải tốt hơn so với những cái ngẫu nhiên trên thị trường. Phương pháp này của tôi là phân tích theo Price Action, chiến lược này sử dụng có thể chính xác lên tới 70-80% nếu chúng được sử dụng một cách khôn ngoan và vào những thời điểm thích hợp.

Sức mạnh của tỷ lệ Risk-Reward luôn đi kèm để có hiệu quả và phát triển tài khoản giao dịch. Tất cả chúng ta nghe các câu nói cũ như “cho lợi nhuận của bạn chạy” và “cắt lỗ sớm”, trong khi đây là những điều tốt, nhưng lại không thực sự cung cấp bất kỳ thông tin hữu ích nào cho các nhà đầu tư mới để làm theo. Điểm mấu chốt là nếu bạn đang giao dịch với bất cứ số tiền nào ít hơn khoảng 25.000 USD, bạn nên chốt lợi nhuận trong khoảng thời gian xác định trước nếu bạn muốn giữ sự tỉnh táo và làm tài khoản của mình phát triển. Vào lệnh với mục tiêu lợi nhuận mở thường không hiệu quả cho các trader nhỏ lẻ bởi vì họ sẽ không bao giờ chốt lợi nhuận cho đến khi thị trường quay lại chống lại họ một cách đáng kể.

Nếu bạn biết tỷ lệ thành công của mình là từ 40-50% thì bạn luôn có thể kiếm tiền trên thị trường bằng cách áp dụng tỷ lệ RR đơn giản. Bằng cách học tập để sử dụng được vài thiết lập Price Action để vào lệnh, bạn có thể có xác suất thắng cao hơn, giả sử bạn Chốt lợi nhuận.

Quản lý vốn trong giao dịch Forex 4

Chúng ta hãy so sánh 2 ví dụ – Một Trader Sử dụng nguyên tắc 2%, và một Trader sử dụng cố định Số tiền.

Ví dụ 1 – bạn có tỷ lệ RR là 1:3 trên mỗi giao dịch bạn thực hiện. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có lời gấp 3 lần số tiền nếu lỗ của bạn trên tất cả các lệnh mà bạn bạn Take Profit, nếu bạn chỉ giành chiến thắng trên chỉ có 50% trên tổng số lệnh, bạn vẫn có lời:

Giả sử tài khoản giao dịch của bạn là $ 5,000 và bạn rủi ro $ 200 cho mỗi lệnh:

Bạn thua lệnh thứ 1 = $ 5,000 – $ 200 = $ 4.800,
Bạn thua lệnh thứ 2 = $ 4,800 – $ 200 = $ 4.600,
Bạn chiến thắng lệnh thứ 3 = $ 4600 + $ 600 = $ 5,200
Bạn chiến thắng lệnh thứ 4 = $ 5200 + $ 600 = $ 5,800

Từ ví dụ này, chúng ta có thể thấy rằng thậm chí thua 2 trong số 4 lệnh thì bạn vẫn có thể làm cho lợi nhuận tăng khá hiệu quả bằng cách sử dụng sức mạnh của tỷ lệ RR. Để so sánh, chúng ta hãy nhìn vào ví dụ này tương tự bằng cách sử dụng mô hình rủi ro 2% cho mỗi lệnh:

Ví dụ 2 – Một lần nữa, giá trị tài khoản giao dịch của bạn là $ 5,000 nhưng bây giờ bạn đang mạo hiểm 4% mỗi giao dịch (để cả hai ví dụ bắt đầu với rủi ro là $ 200 cho mỗi giao dịch): Hãy nhớ rằng, bạn có tỷ lệ RR là 1:3 trên mỗi giao dịch bạn thực hiện. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có lời gấp 3 lần số tiền nếu lỗ của bạn trên tất cả các lệnh mà bạn bạn Take Profit, nếu bạn chỉ giành chiến thắng trên chỉ có 50% trên tổng số lệnh, bạn vẫn có lời:

Bạn thua lệnh thứ 1 = $ 5,000 – $ 200 = $ 4800
Bạn thua lệnh thứ 2 = $ 4800 – $ 192 = $ 4608
Bạn chiến thắng lệnh thứ 3 = $ 4608 + $ 552 = $ 5160
Bạn chiến thắng lệnh thứ 4 = $ 5160 + $ 619 = $ 5780

Bây giờ chúng ta có thể thấy lý do tại sao mạo hiểm 4% (hay 2%) tài khoản trên mỗi lần giao dịch là không hiệu quả bằng cách sử dụng Số tiền cố định. Cần lưu ý là sau 4 lệnh, mức rủi ro với số tiền là như nhau cho mỗi giao dịch và sử dụng có hiệu quả tỷ lệ RR 1:3, thì việc sử dụng rủi ro với số tiền cố định trong mỗi giao dịch đã làm tăng tài khoản đầu tiên lên $800 so với 780$ trên tài khoản thứ 2 với rủi ro 4%.

Bây giờ, nếu các trader sử dụng quy tắc rủi ro theo % bị Drawdown và mất 50% tài khoản, họ phải cố gắng gỡ lại 100% vốn ban đầu, điều này cũng có thể xảy ra tương tự đối với trader sử dụng phương pháp cố định số tiền rủi ro, nhưng bạn nghĩ rằng ai sẽ có cơ hội tốt hơn để phục hồi? Thật sự, phải mất một thời gian dài để Trader theo phương pháp % phục hồi lại tài khoản như ban đầu. Và chắc chắn, một số bạn sẽ cho rằng mình có thể bị thua lỗ nặng nề hơn và nguy hiểm hơn khi sử dụng phương pháp số tiền cố định, nhưng chúng ta đang nói về giao dịch trong thế giới thực, tôi cần phải sử dụng phương pháp cho phép tôi cơ hội để phục hồi từ sự thua lỗ, chứ không chỉ bảo vệ tôi khỏi thua lỗ. Với một phương pháp và kinh nghiệm giao dịch Forex tốt, bạn có thể sử dụng phương pháp số tiền cố định, đó là lý do tôi muốn bạn mở lòng ra với nó.

Tỷ lệ Rủi ro / Lợi nhuận – Chén Thánh về Quản lý vốn trong giao dịch Forex

Nếu bạn bị mắc kẹt trên một hoang đảo nhưng vẫn có thể truy cập internet, máy tính và điện bằng cách nào đó và bạn chỉ có một tài liệu hướng dẫn giao dịch Forex để đọc, thì đây sẽ là bài ​​viết bạn muốn có …

Giao dịch Forex thực tế đơn giản chỉ là một trò chơi của xác suất, những trader hay suy nghĩ và xem xét các tín hiệu giao dịch dưới cái nhìn về tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận (Risk/Reward) thì đó là những người kiếm được lợi nhuận bền vững trong thị trường Forex. Có thể nói việc phát triển các kỹ năng giao dịch như cảm giác nhạy bén để tìm kiếm các tín hiệu tốt xuất hiện ở đúng nơi và đúng thời điểm chắc chắn là một thành phần cần thiết để thành công. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền bền vững ngay cả khi các kỹ năng giao dịch đó không hoàn toàn thuần thục. Quản lý vốn theo Tỷ lệ Risk/Reward là cái cung cấp cho các trader có cơ hội như nhau, do đó việc hiểu biết thấu đáo tỷ lệ này và suy nghĩ nếu mình vào tín hiệu này thì Rủi ro là bao nhiêu và Lợi nhuận mang lại là bao nhiêu, chính là một trong những phần quan trọng nhất để đạt được lợi nhuận ổn định, chỉ đứng sau tính kỷ luật và kiểm soát cảm xúc.

Vẽ các mức độ rủi ro / lợi nhuận

Điều đầu tiên mà tất cả trader nên làm khi tìm ra các tín hiệu giao dịch là tính toán rủi ro phải chịu để nó có tính thực tế. Trader thường mắc một hoặc hai sai lầm khi nói đến việc xác định rủi ro, đó là họ thường xác định lợi nhuận đầu tiên, đó là sai lầm do tham lam, hoặc đặt Stop loss quá gần điểm vào lệnh.

Luyện tập để suy nghĩ theo xác suất và xem xét thị trường dưới góc độ Quản lý vốn theo Risk/Reward là điều đầu tiên cần thiết để tính toán rủi ro trên kế hoạch giao dịch, sau đó bạn có thể tính toán lợi nhuận là bội số của rủi ro. Trước tiên tập trung vào rủi ro thay vì lợi nhuận, bạn đang ý thức hơn về những rủi ro liên quan trên thiết lập giao dịch, thay vì trở nên gắn chặt với suy nghĩ “kiếm được bao nhiêu lợi nhuận” như nhiều trader làm. Điều này cũng sẽ biến bạn thành một nhà “quản lý rủi ro”, chứ không phải là một “trader”, các trader giỏi nhất biết rằng lợi nhuận bền vững là một kết quả của việc quản lý rủi ro hiệu quả, do đó bạn hãy xem chính mình là một người quản lý rủi ro ngay từ bây giờ.

Điều tiếp theo cần làm sau khi bạn đã xác định được setup “chất lượng cao” và đánh dấu mức độ rủi ro trên biểu đồ là đánh dấu mức lợi nhuận theo bội số của rủi ro. Bạn muốn vẽ đường lợi nhuận ở khoảng cách gấp 1 lần rủi ro, 2 lần rủi ro, hoặc 3 lần rủi ro. Đây là những mức lợi nhuận bạn nên chú tâm tới, bạn nên sử dụng lệnh Trailing Stop để giữ lợi nhuận đạt được khi áp dụng các mức này (xem phần “Trailing stop” dưới đây để biết thêm)

Ví dụ làm thế nào để đưa ra mức độ rủi ro / lợi nhuận:

Đầu tiên, chúng ta xác định thiết lập giao dịch tốt. Chúng ta đang xem xét biểu đồ 1 giờ của EURUSD trong biểu đồ dưới đây. Tín hiệu Pin Bar bán có giá trị hình thành ở khu vực kháng cự trong ngày và trong xu hướng giảm.
Quản lý vốn trong giao dịch Forex 5

Tiếp theo, chúng ta đánh dấu mức độ rủi ro cho thiết lập này, trong trường hợp này thì rủi ro là khoảng cách từ đỉnh tới đuôi của cây pin bar, vì vậy chúng ta đặt Dừng lỗ tại 1,3656 ( tức cao hơn một pip so với điểm cao nhất của Pin bar), chúng ta vào lệnh ở điểm mà giá phá xuống cây Pin, do đó 1,3611 là điểm vào lệnh. Tổng khoảng cách rủi ro cho thiết lập này là 45 pips, chúng ta sẽ cho mỗi pip tương ứng với 1$ cho các ví dụ trong bài viết này, vì vậy rủi ro bây giờ là $45. Bởi vì bạn có thể giao dịch với nhiều khối lượng khác nhau trên mỗi pip, do đó rủi ro thực tế không được tính trong pips, mà là bằng đô la, nhiều trader mắc sai lầm này. Hãy nhớ rằng, luôn luôn tính toán rủi ro và lợi nhuận bằng đô la chứ không phải bằng pips, chỉ sử dụng pips để đánh dấu sự rủi ro và lợi nhuận trên biểu đồ.

Bây giờ chúng ta có thể sử dụng 45 pips này để đánh dấu các mức mà gấp 1, 2 và 3 lần nó. Vì rủi ro (R) là $ 45, 1R là $ 45, 2R là 90 $, và 3R là $ 135. Sau đó chúng ta đánh dấu 3 mức này trên biểu đồ dưới đây. Thiết lập này rõ ràng là rất tốt bởi vì ta thấy giá đã đạt được lợi nhuận . Cần lưu ý rằng thiết lập giao dịch trên các khung thời gian nhỏ hơn có nhiều khả năng gặp phải mức rủi ro cao hơn bởi vì lệnh dừng lỗ thường sẽ được đặt gần hơn so với Stop loss được đặt trên biểu đồ thời gian cao hơn. Khi đã vào lệnh thì đó là lúc để thị trường làm việc còn lại của nó.

Quản lý vốn trong giao dịch Forex 6

Trong biểu đồ dưới đây là đồ thị ngày của Silver, chúng ta có thể nhìn thấy thiết lập Fakey kèm Pinbar hình thành cùng chiều với xu hướng tăng của thị trường. Đầu tiên chúng ta đánh dấu khoảng cách rủi ro là 1.13, sau đó nhân rủi ro (1.13) với 1, 2 và 3 để có được các mức lợi nhuận. Chúng ta có thể nhìn thấy chúng vẽ trong biểu đồ dưới đây và thiết lập này dễ dàng giúp ta đạt lợi nhuận ở cả 3 mức một lần nữa trước khi hình thành một tín hiệu pin bar bán xuống. Ví dụ này cũng quy ước 1 pip = 1$, tức là ta đang rủi ro$113.

Quản lý vốn trong giao dịch Forex 7

Lệnh Trailing stop

Nếu bạn quyết định muốn thử và để giao dịch tự chạy, thì bạn có thể sử dụng Trailing Stop với sự trợ giúp của Quản lý vốn theo tỷ lệ rủi ro /lợi nhuận. Cách tốt nhất để làm điều này là đánh dấu rủi ro/ lợi nhuận như mô tả ở trên , nhưng thay vì thực sự vào lệnh để đạt mức Take profit ban đầu, thì bạn lại để giao dịch “mở”, có nghĩa là bạn sẽ không thoát lệnh tại mức Take Profit đã xác định trước đó. Thay vào đó , một khi thị trường dao động đúng hướng bạn mong muốn, bạn sử dụng mức lợi nhuận xác định trước để di chuyển điểm Stop loss, do đó lại để giao dịch mở và đem lại nhiều lợi nhuận hơn , trong khi vẫn giữ được một số lợi nhuận và giảm bớt rủi ro.

Một kỹ thuật phổ biến để áp dụng Trailing stop cùng Quản lý vốn theo tỷ lệ Risk/Reward đó là dời Stop Loss (SL) đến điểm vào lệnh khi giao dịch của bạn đã đạt được gấp 1 lần hoặc 2 lần rủi ro . Bạn cũng có thể di chuyển SL đến cách 50 % điểm vào lệnh khi lệnh đã lời gấp hơn 1 lần rủi ro nếu bạn muốn để giao dịch “dễ thở” hơn. Nhiều trader chỉ đơn giản là giữ SL ở các khoảng cách là bội số của 1R , nghĩa là lệnh đạt từ mức 1 lên mức 2 , bạn di chuyển Trailing lên mức 1 lần rủi ro, nếu thị trường di chuyển từ mức 1 lên mức 3 bạn dời Trailing Stop lên mức gấp 2 lần rủi ro . Đây là một kỹ thuật đáng tin cậy bởi vì bạn đang đảm bảo lợi nhuận trong khi cùng một lúc để lạị lợi nhuận mở với khả năng thị trường tiếp tục có lợi cho bạn. Kỹ thuật này được sử dụng tốt nhất trong thị trường có xu hướng mạnh mẽ . Nhiều trader mắc phải sai lầm khi dùng Trailing stop không đúng để khóa lợi nhuận , không có gì tồi tệ hơn để cho giao dịch thắng rồi trở lại điểm khởi đầu bởi vì không khóa lợi nhuận khi nó đã đạt được mức gấp 1 hoặc 2 lần rủi ro.

Biểu đồ AUDUSD daily dưới đây cho thấy thiết lập Inside Bar xảy ra vào giữa tháng Chín khi AUDUSD ở giữa một xu hướng tăng. Trong ví dụ này, bạn có thể di chuyển Trailing stop đến điểm hòa vốn khi đã tăng $108 hay 1 lần rủi ro , một khi bạn đã lên mức 2R bạn có thể khóa ở mức 1R hoặc 108 $. Có vẻ như thị trường đạt 0,9600 hoặc 3R và sau đó kéo trở lại vào 2R , tuy nhiên giá chỉ qua 1pip tại mức 3R trong nỗ lực đầu tiên, do đó bạn sẽ không chuyển Trailing stop cho đến khi giá hoàn toàn đạt được mức 3R trong một vài ngày sau đó. Tại thời điểm này, bạn sẽ có 2R tương ứng $216 đã được khóa lại, bạn có thể để giá chạy qua mức 3R hoặc di chuyển SL lên để khóa lợi nhuận ở mức 3R tương ứng $ 324. Nếu bạn di chuyển SL lên để khóa 3R ngay lập tức thì có thể bạn sẽ bị thoát lệnh bởi pin bar vào ngày 05/9 , nếu bạn không khóa ở 3R thì bạn có thể cuối cùng đạt được tới 4R hoặc 5R
Quản lý vốn trong giao dịch Forex 8

Để trở thành một Forex Trader có lợi nhuận ổn định

Lý tưởng nhất , chúng ta tìm các tín hiệu giao dịch với tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận ít nhất là 1:2 , và áp dụng Quản lý vốn theo tỷ lệ này trên tất cả các giao dịch , chúng ta có thể thua trên hơn 50% giao dịch mà vẫn có thể có lợi nhuận. Đây là lý do tại sao tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận là ” Chén thánh ” trong giao dịch Forex , nếu bạn thực hiện nó đúng cách, bạn có thể kiếm tiền bền vững trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên , nhiều nhà đầu tư làm phức tạp lên hoặc hạn chế sức mạnh của tỷ lệ này bằng cách can thiệp vào giao dịch, thường điều này có nghĩa là đạt được ít lợi nhuận hơn, và sau đó vào lệnh với tín hiệu xác suất thấp và có thể thua lỗ. Một khi bạn bắt đầu trò chơi này và can thiệp vào kịch bản rủi ro/lợi nhuận, bạn thực sự đặt ra giới hạn cho những gì bạn có thể đạt được khi là một Forex Trader.

Chơi với các con số một chút, hãy thảo luận về một kịch bản thua lỗ trên 65% giao dịch, nhưng rủi ro/lợi nhuận mỗi giao dịch là 1/2 . Vì vậy , trong số 100 giao dịch, thua lỗ 65 lệnh và giành chiến thắng 35 lệnh, với rủi ro $ 100 cho mỗi giao dịch. Điều này có nghĩa là bạn bị mất 65 x $ 100 = $ 6500, nhưng kể từ khi bạn đã thực hiện tỷ lệ lợi nhuận gấp 2 lần rủi ro, bạn thực hiện 35 x $ 200 = $ 7000 . Vì vậy , sau khi 100 giao dịch bạn có một lợi nhuận là $ 500 , đây là kết quả ngay cả sau khi mất trên 65%! Đây là một ví dụ về sức mạnh của Quản lý vốn theo tỷ lệ rủi ro / lợi nhuận, cái mà phải qua thời gian để chứng minh được sự đúng đắn của nó, nhưng hầu hết các trader lại không có kỷ luật để thực hiện điều này.

Bài học được rút ra từ bài viết này là bạn có thể vẫn kiếm tiền trong thị trường forex , ngay cả khi giao dịch lỗ nhiều hơn giao dịch lời , nếu bạn hiểu và thực hiện đúng Quản lý vốn theo tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận trên mỗi giao dịch . Bạn phải kết hợp kiến ​​thức này với sự kỷ luật, bạn phải hiểu rằng bạn không thể lung lay, nếu bạn đang giao dịch một chiến lược vững chắc như hành động giá kết hợp với kiến thức rủi ro/lợi nhuận và tự kỷ luật, bạn có tiềm năng trở thành một trader thành công .

Kết luận

Sức mạnh của các kỹ thuật quản lý vốn thảo luận trong bài viết này nằm trong khả năng của bạn để có thể phát triển tài khoản giao dịch của mình hiệu quả và bền vững. Có một số giả định cơ bản với những khuyến cáo này, tuy nhiên chủ yếu là bạn đang giao dịch với số tiền bạn không sử dụng cho nhu cầu khác, có nghĩa là cuộc sống của bạn sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp nếu bạn mất tất cả. Bạn cũng cần phải ghi nhớ rằng toàn bộ ý tưởng của tỷ lệ RR xoay quanh việc có một tín hiệu giao dịch Forex hiệu quả trên thị trường và biết khi nào tín hiệu đó xuất hiện và làm thế nào để sử dụng nó.

Trong khi tôi không khuyên các trader sử dụng một tỷ lệ phần trăm rủi ro trong mỗi giao dịch, tôi khuyên bạn nên rủi ro với một số tiền mà bạn cảm thấy thoải mái, nếu số tiền này làm bạn phải thức cả đêm thì nó có lẽ là quá nhiều. Nếu bạn có 10.000$, bạn có thể rủi ro khoảng $ 200 hoặc $ 300 mỗi giao dịch.. hoặc bất cứ số tiền nào làm bạn thoải mái, nó có thể ít hơn rất nhiều, nhưng nó nên là số định không đổi. Cũng nhớ rằng, trader chuyên nghiệp đã học để đánh giá thiết lập của họ dựa trên chất lượng của các thiết lập, hay còn gọi là quyết định. Điều này có được qua thời gian và thực hành trên màn hình, như vậy, bạn nên phát triển kỹ năng của mình trên một tài khoản demo trước khi chuyển sang tiền thật. Các chiến lược quản lý vốn thảo luận trong bài viết này cung cấp một cách thực tế để có hiệu quả phát triển tài khoản của bạn mà không gợi lên cảm giác over-trade, điều mà thường xuyên xảy ra cho các trader khi thực hành phương pháp quản lý vốn theo %. Học cách sử dụng chiến lược Price Action với sức mạnh của tỷ lệ RR và kết quả giao dịch của bạn sẽ bắt đầu có hiệu quả ngay.

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *