Bạn có nhu cầu chuyển đổi tiền đồng Việt Nam sang USD của Mỹ. Tuy nhiên, bạn lại không biết rõ về tỷ giá giữa hai đồng tiền này. Trong tiếng Anh, người ta dùng cụm từ “Exchange rate” để mô tả điều này. Vậy thực chất, Exchange Rate là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về nó.
1. Exchange rate là gì?
Để tìm hiểu về exchange rate là gì? Bạn cần phải biết trong tiếng Anh, exchange rate là gì? Trong tiếng Anh, exchange rate được hiểu là tỷ giá giữa đồng tiền của một quốc gia này được chuyển đổi sang đồng tiền của một quốc gia khác, tức là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái được hình thành do quá trình mua bán, trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia với nhau.
Exchange rate (tỷ giá hối đoái ) là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác.
Chẳng hạn như, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ thường dao động ở mức 23,000 đồng. Tức là 23,000 đồng Việt Nam có thể đổi thành 1 đồng đô la Mỹ và 1 đô la Mỹ có thể đổi sang 23,000 đồng Việt Nam. Tuy nhiên, con số này thường chênh lệch nhau đôi chút tùy theo hoạt động mua vào, bán ra hoặc chuyển khoản.
Tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm và thay đổi liên tục theo từng thời điểm khác. Tỷ giá hối đoái cao thấp còn phụ thuộc nhiều vào nhiều nhân tố. Có thể kể đến như, tình hình phát triển kinh tế hiện tại, mức lạm phát, chênh lệch lãi suất, thu nhập cao, thấp. Hoặc sự can thiệp từ chính phủ, khủng hoảng kinh tế, điều kiện xã hội,… của các quốc gia cũng tác động lên mức tỷ giá này.
2. Có mấy loại tỷ giá hối đoái (exchange rate)?
Bên cạnh những thắc mắc về exchange rate là gì, các thành phần của tỷ giá hối đoái cũng được nhiều người quan tâm. Tùy theo từng cách phân loại khác nhau, mà tỷ giá hối đoái có thể được chia thành các loại sau:
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominal exchange rate – NER) là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó bao gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương và tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương. Hay có thể hiểu là giá trong nước của một đơn vị ngoại tệ (EH/F), hay ngược lại, giá nước ngoài của một đơn vị nội tệ (EF/H = 1/EH/F).
- Tỷ giá hối đoái thực (real exchange rate – RER) hay còn được gọi là tỷ giá ngoại thương là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
Ngoài ra còn có phân loại tỷ giá hối đoái khác như sau:
2.1. Căn cứ theo hoạt động mua, bán ngoại tệ
Bạn có thể thực hiện hoạt động mua, bán ngoại tệ tại các ngân hàng được cấp phép theo quy định của nhà nước Việt Nam. Trong đó, giá ngoại tệ mà khách hàng tiến hành bán cho ngân hàng là tỷ giá đối hoái mua. Còn tỷ giá hối đoái bán là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng. Chẳng hạn như, tỷ giá bán đồng đô la Mỹ tại các ngân hàng là 23,200 đồng Việt Nam và tỷ giá mua là 23,100 đồng Việt Nam.
2.2. Căn cứ vào thời điểm mua bán
Tỷ giá hối đoái có thể thay đổi trong ngày. Nên tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa có thể chênh lệch cao thấp với nhau. Trong đó, tỷ giá mở cửa được hiểu là mức giá mua bán ngoại tệ đầu tiên vào những giờ đầu của ngày giao dịch. Ngược lại thì tỷ giá đóng cửa là mức giá mua bán ngoại tệ cuối cùng của ngày giao dịch. Do đó, bạn nên theo dõi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thường xuyên để phục vụ nhu cầu trao đổi ngoại tệ một cách tốt nhất.
2.3. Căn cứ vào mối tương quan với lạm phát
Dựa vào mối quan hệ này, tỷ giá hối đoái cũng được phân chia thành hai loại. Gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá không có tính đến lạm phát giữa quốc gia mua và bán ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá có tính đến mức lạm phát giữa hai nước này.
2.4. Căn cứ vào thời điểm giao nhận ngoại tệ
Tùy theo thời điểm giao nhận ngoại tệ khác nhau mà tỷ giá hối đoái cũng được phân chia khác nhau. Nếu bạn hoàn tất việc giao dịch ngoại tệ sau 24 giờ tính từ thời điểm bắt đầu giao dịch thì được gọi là tỷ giá ngay. Ngược lại, nếu việc giao nhận này được kéo dài hơn trong khoảng thời gian xác định nào đó thì tỷ giá hối đoái lúc này được gọi là tỷ giá kỳ hạn.
2.5. Căn cứ vào hình thức quản lý
Nếu mức tỷ giá hối đoái do nhà nước ban bố thì chính là tỷ giá chính thức. Mức tỷ giá được áp dụng trong hoạt động mua, bán nội tệ – ngoại tệ là tỷ giá kinh doanh. Ngoài ra, loại tỷ giá hối đoái chợ đen còn là mức tỷ giả được sử dụng cho hoạt động mua bán ngoại tệ phi pháp. Hiện nay, chính phủ đã có những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những vi hành này.
3. Vai trò của exchange rate là gì?
Vai trò của tỷ giá hối đoái ( exchange rate):
- Đối với quan hệ thương mại và tài chính quốc tế: là cơ sở để lượng hóa giá trị xuất nhập khẩu của hàng hóa.
- Đối với các cơ quan quản lí vĩ mô: là cơ sở để thực hiện chính sách tỷ giá và chính sách thương mại quốc tế.
- Đối với các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế: có vai trò vô cùng quan trọng đối với thị trường ngoại hối và sự phát triển kinh tế đất nước.
Exchange rate (tỷ giá hối đoái) được xem là thước đo tiêu chuẩn để đánh giá sức mua của đồng tiền nội địa, hiệu quả kinh doanh thương mại, hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay mượn, liên doanh giữa các quốc gia. Mức tỷ giá này sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh giá trị của đồng tiền trong nước với ngoại tệ, năng suất làm việc trong nước so với nước ngoài,…
Đặc biệt, tỷ giá hối đoái có ý nghĩa trong việc tính toán mức chênh lệch giá cả của hàng hóa xuất, nhập khẩu của một quốc gia nào đó. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và lạm phát. Cụ thể như, nếu tỷ giá hối đoái tăng kéo theo hàng hóa xuất khẩu bị giảm giá, khiến sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường thế giới tăng.
Điều này giúp giải quyết hiệu quả vấn nạn thất nghiệp và cải thiện cán cân thanh toán, thương mại. Đồng thời, người ta cũng tiến hành các chính sách hạn chế nhập khẩu vì lúc này giá nhập khẩu cao. Tuy nhiên, sự tăng lên của giá nhập khẩu làm tăng lên về mức giá tiêu dùng, nâng cao tỷ lệ lạm phát.
Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm, giá xuất khẩu sẽ tăng và giá nhập khẩu giảm. Lúc này, mức lạm phát được khống chế nhưng quy mô sản xuất lại bị thu hẹp, gia tăng tỷ lệ người dân thất nghiệp.
4. Chính sách tỷ giá hối đoái (Exchange rate policy)
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng quan trọng tới các biến số kinh tế vĩ mô của quốc gia, có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự di chuyển của các luồng tiền bởi sự di chuyển của các luồng hàng hoá và vốn này luôn gắn liền với sự di chuyển của các luồng tiền tệ của các nước khác nhau. Chính vì vậy, việc xác lập một tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển phục vụ cho nền kinh tế quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng của CSTT.
Mức độ can thiệp của NHTW vào sự hình thành tỷ giá hối đoái trên thị trường phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái (Exchange rate regime) mà quốc gia đó áp dụng. Hiện nay có ba chế độ tỷ giá hối đoái mà các nước đã và đang áp dụng đó là:
- Chế độ tỷ giá cố định (A fixed (hay pegged) exchange rate regime) : NHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá biến động xung quanh một mức tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Tức là NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ nhằm giới hạn sự biến động của tỷ giá trong biên độ đã định.
- Ưu điểm: Chế độ tỷ giá này giảm bớt rủi ro của việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác do tỷ giá được cố định.
- Nhược điểm: ngày nay nó ít được các nước sử dụng do gây ra vấn đề phụ thuộc của CSTT vào các biến động của bên ngoài và cán cân thanh toán không thể tự động cân bằng. Hơn nữa, để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào.
- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (A freely flexible (hay freely floating) exchange rate regime) : là chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW.
- Ưu điểm: Giúp cho CSTT quốc gia được độc lập, ít chịu ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài và cán cân thanh toán quốc tế được tự động điều chỉnh để cân bằng.
- Nhược điểm: chế độ tỷ giá này lại gây ra sự biến động thường xuyên của tỷ giá hối đoái, khiến cho các hoạt động chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác luôn hàm chứa rủi ro.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết ( A managed (hay contronlled) floating exchange rate regime ) NHTW tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm. Nói cách khác, NHTW thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để điều tiết thị trường ngoại hối, song can thiệp của NHTW không nhằm mục đích để cố định tỷ giá như đối với chế độ tỷ giá cố định. Những hạn chế của cả hai chế độ tỷ giá nêu trên đã dẫn các quốc gia tới một chế độ tỷ giá dung hoà cả hai.
Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết về “Exchange rate là gì?” mà bạn không thể nào bỏ qua. Bạn cần phải cập nhật, tìm hiểu thêm các thông tin về tỷ giá hối đoái (exchange rate) nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ, phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình trên trang TraderPlus để tăng thêm nhiều kiến thức bổ ích cho giao dịch thuận lợi.
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!