Trong hoạt động của doanh nghiệp thường sử dụng định nghĩa Net profit margin. Net profit margin trong tiếng Việt có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận ròng. Nếu bạn vẫn chưa biết rõ Net profit margin là gì? Net profit margin có ý nghĩa gì đối với mỗi doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Net profit margin là gì?
Net profit margin là gì? Đây chính là các hệ số cho thấy khoản thu nhập ròng còn gọi là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp so với doanh thu gọi vắt tắt là hệ số biên lợi nhuận ròng. Mỗi ngành khác nhau có hệ số biên lợi ròng khác nhau, phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế của của doanh nghiệp đó.
Mức lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ tăng cao nếu họ quản lý hiệu quả các nguồn vốn. Nếu doanh nghiệp quản lý kém thì mức lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ giảm. Điều đó chứng minh mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng của doanh thu. Hệ số biên lợi nhuận ròng có công thức tính sau:
Hệ số biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu)*100%.
Ví dụ nếu một doanh nghiệp có doanh thu là 100 tỷ, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp là 10 tỷ VNĐ thì hệ số biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này là:
Hệ số biên lợi nhuận ròng = 10 tỷ VNĐ/ 100 tỷ VNĐ = 10%
2. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng
Các doanh nghiệp nhỏ thường chia thành 2 tỷ suất lợi nhuận: Biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng. Hãy cùng tìm hiểu về từng biên lợi nhuận cụ thể.
2.1. Biên lợi nhuận gộp ( Gross Profit Margin)
Chỉ số áp dụng cho từng sản phẩm, hỗ trợ công ty thiết lập chính sách giá, gọi là biên lợi nhuận gộp. Khi đàm phán chi phí mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp chỉ số này cũng được sử dụng. Biên lợi nhuận gộp thường không được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp mà chỉ áp dụng cho một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm nhất định.
Công thức tính biên lợi nhuận gộp:
Biên lợi nhuận gộp = doanh thu đã trừ thuế – Chi phí nguyên vật liệu đã trừ thuế
Lợi nhuận gộp cận biên = ( lợi nhuận gộp/ doanh thu hàng bán) x 100%
Ví dụ: Công ty X bán được 20.000 USD doanh số, tổng chi phí bỏ ra là 5.000 USD thì:
Biên lợi nhuận gộp của công ty A sẽ là: 20.000 – 5.000 = 15.000 USD.
Lợi nhuận gộp cận biên của công ty A sẽ là: 15.000/20.000*100%=75%
2.2. Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin là gì?)
Biên lợi nhuận ròng là chỉ số được công ty dùng để tính toán, xác định khả năng sinh lời của toàn bộ công ty. Đơn vị của biên lợi nhuận ròng là chỉ số phần trăm, tỷ lệ phần trăm càng cao thì lãi càng lớn. Có thể phát hiện ra những vấn đề làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhờ hệ số biên lợi nhuận ròng. Ví dụ: chi phí không cần thiết, vấn đề quản lý, năng suất,…
Vì mỗi doanh nghiệp có các loại chi phí riêng nên bạn cần lưu ý về hệ số biên lợi nhuận ròng là không dùng nó để so sánh các doanh nghiệp khác ngành nhau. Đặc biệt, bạn cần nên nhớ doanh thu và chi phí là hai thành phần chính giúp bạn tính được biên lợi nhuận ròng.
Tóm lại, Net profit margin là hệ thống phản ánh những con số của doanh nghiệp như: tổng doanh thu, chi phí kinh doanh, hiệu suất hoạt động,…Tất cả các doanh nghiệp và các nhân hoạt động với mục đích tạo ra lợi nhuận đều dùng hệ số Net profit margin để so sánh nội bộ. Đồng thời, Net profit margin cũng là chỉ số để đánh giá mức độ kiểm soát chi phí cùng với chiến lược định giá mà công ty đề ra.
Ý nghĩa của lợi nhuận biên:
Net profit margin chủ yếu được dùng để so sánh nội bộ, còn việc so sánh được chính xác tỷ lệ lợi nhuận dòng của các doanh nghiệp khác nhau, vì việc sắp xếp các hoạt động tài chính của những doanh nghiệp cá nhân sẽ thay đổi rất nhiều bởi mức chi tiêu của những thực thể khác nhau không giống nhau. Chính vì vậy việc so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty không mang nhiều ý nghĩa.
Biên lợi nhuận thấp chỉ cho thấy sự an toàn không cao: Rủi ro sẽ cao hơn thuộc về doanh số bán hàng bị giảm, lợi nhuận từ đó cũng giảm dẫn tới sự thua lỗ của doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận cũng được xem là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Biên lợi nhuận profit margin giữa các công ty thay đổi khi chiến lược cạnh tranh và sự kết hợp sản phẩm khác nhau.
3. Vì sao các doanh nghiệp cần xem xét biên lợi nhuận?
Thu nhập dòng là vấn đề đầu tiên mà một nhà đầu tư sẽ xem xét đối với 1 doanh nghiệp mà họ có ý định đầu tư và đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên thu nhập dòng không phải là yếu tố quyết định duy nhất để cung cấp cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về một công ty nào đó, mà nó chỉ là một phần hỗ trợ các nhà đầu tư để tăng góc nhìn đánh giá vào doanh nghiệp.
Tỷ số biên lợi nhuận giúp có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý
Biên lợi nhuận là chỉ số tiếp theo mà một nhà đầu tư cần xem xét và đánh giá về doanh nghiệp đó. Tỷ số này có thể đem lại cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý. Tuy nhiên tỷ số biên lợi nhuận profit margin sẽ chỉ đo lường số tiền mà 1 công ty kiếm được từ tổng doanh thu hoặc tổng doanh số. Hay nói cách khác chỉ số này được thể hiện dưới dạng tỷ lệ hoặc % doanh số bán hàng và cho phép nhà đầu tư so sánh về khả năng sinh lời của các công ty khác nhau. Thu nhập dòng là giá trị tuyệt đối nên không thể có sự so sánh được.
Ví dụ: Một công ty có thu nhập dòng là 800 triệu USD hàng năm, doanh số bán hàng khoảng 12 tỷ USD ở năm trước. Đối thủ cạnh tranh của công ty này thì thu nhập dòng là 1000 triệu USD, doanh số bán hàng đạt 21 tỷ USD. Ta thấy 0.667>0.476, nghĩa là công ty A kiếm được nhiều tiền hơn so với công ty B. Tuy nhiên con số này không cho bạn biết về khả năng sinh lời giữa 2 công ty này khác nhau ra sao. Nếu xét tới biên lợi nhuận thuần hay số tiền kiếm được từ mỗi 1 đô la đầu tư là doanh số bán hàng.
Net profit margin thực sự là một hệ số rất quan trọng, không thể thiếu đối với từng doanh nghiệp dù doanh nghiệp đó nhỏ hay lớn. Với những thông tin trên đã giúp giải đáp cho câu hỏi Net profit margin là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của nó đối với từng doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Net profit margin. TraderPlus chúc bạn luôn thành công và sử dụng hiệu quả chỉ số này nhé!
Chú ý:
Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Việt Nam
- Phone: 08.xxx.xxx
- Email: traderplusvn@gmail.com
- Website: https://traderplus.net/
Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!