Scalp là gì? Cách sử dụng scalping hiệu quả nhất

Để thu về lợi nhuận, trên thị trường tài chính đã và đang có rất nhiều các phương thức giao dịch áp dụng. Một trong các cách thức tiện ích nhất phù hợp với các đơn vị giao dịch quy mô nhỏ đó là scalping. Vậy Scalp là gì? chúng có ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Scalp là gì? Cách sử dụng scalping hiệu quả nhất 1

1. Scalp là gì và chiến lược Scalping

Scalp là gì? Scalping là một cách thức dùng để quản lý và giao dịch. Ở scalp các nhà giao dịch có thể thu được các lợi nhuận nhỏ trong thời gian ngắn ngay khi chúng được có mặt trên thị trường.

Scalp (Scalping ) hay Scalper trong Trading là thuật ngữ dùng để biểu thị những phương pháp lướt sóng để thu lợi nhuận nhỏ một cách thường xuyên, bằng cách vào và thoát lệnh nhiều lần trong ngày.

Scalping (giao dịch lướt sóng) là một phương pháp giao dịch trong Forex nhưng ngoài ra trong giao dịch Forex còn nhiều phương pháp khác như Day Trading (giao dịch theo ngày), Swing Trading (giao dịch theo trend)…

Vậy scalping có đặc điểm gì thu hút các nhà đầu tư?

Scalping không giống với Day Trading, phương pháp giao dịch Scalping thì Trader sẽ mở lệnh tại một vị trí và sau đó đóng lệnh trong phiên giao dịch hiện tại, nói cách khác Scalping không bao giờ giữ lệnh qua phiên giao dịch tiếp theo hay giữ lệnh qua đêm. Trong khi Day Trader có thể vào lệnh từ một đến hai lần, hoặc vào nhiều lần một ngày, các Scalpers sẽ là những người vào lệnh điên cuồng hơn và cố gắng lướt nhanh để kiếm lợi nhuận nhỏ nhưng nhiều lần trong cùng một phiên giao dịch.

Với phương pháp giao dịch Scalping thì các trader thường chọn khung thời gian giao dịch là chart M1, hoặc tick chart (khung thời gian nhỏ nhất). Vì họ luôn muốn nắm bắt những chuyển động giá xảy ra vào thời điểm phát hành các tin tức kinh tế và các sự kiện quan trọng. Ở những thời điểm này, giá sẽ có những bước động với tốc độ cao, đây là lúc mà Scalpers bắt đầu làm việc một cách nghiêm túc và liên tục..

Chiến lược Scalping sẽ tập trung hết sức xác định khả năng biến động giá trong khoảng thời gian rất ngắn. Chiến lược giao dịch này được xây dựng nhằm mục đích thu về nhiều lợi ích nhỏ một cách liên tục để giảm thiểu rủi ro. Từ đây nó sẽ đưa đến nhiều hơn những lợi thế cho các đối tượng thực hiện giao dịch. Tính khả thi của Scalping sẽ phụ thuộc phần lớn đầu vào và cấu phần như:

  • Giao dịch Scalp cần chi phí thấp: Phí và hoa hồng cần được tối thiểu hóa để tạo điều kiện thực hiện giao dịch với khối lượng lớn trong một thị trường nhất định.
  • Có sự hiệu quả của các điểm vào và điểm ra trên thị trường forex với Scalp:  Phần cứng và phần mềm máy tính cần được đảm bảo để giảm thiểu sự giảm giá do độ trễ và giúp tương tác trong thị trường hiệu quả. Sự giảm giá vào, ra thị trường đóng một vai trò quan trọng trong khả năng tạo lợi nhuận chung của phương pháp scalping và được khuếch đại lên khi lợi nhuận ghi nhận ở mỗi giao dịch là nhỏ.
  • Số lượng các vụ giao dịch Scalp lớn: Một phần chính trong phương pháp scalping là những khoản lợi nhuận nhỏ được lặp đi lặp lại. Do đó, điều quan trọng là phải tạo ra được khối lượng giao dịch tiềm năng nhiều nhất có thể.
  • Phương pháp Scalp thanh khoản cao kết hợp với spread hẹp: Khả năng vào, ra thị trường nhanh chóng và hiệu quả phụ thuộc vào số lượng người mua và người bán tiềm năng có sẵn tại mức giá kỳ vọng của nhà giao dịch. Các thị trường có tính thanh khoản cao cùng với spread hẹp là điều kiện lý tưởng để áp dụng scalping.

2. Ưu điểm nhược điểm của Scalp là gì?

Scalp là gì? Qua các thông tin trên có lẽ bạn có thể hiểu được phần nào. Tuy nhiên để có thể rõ hơn về scalp, bạn cũng cần hiểu được các ưu nhược điểm của chiến lược này.

2.1. Ưu điểm của Scalp

Trên thực tế, các giao dịch thường dựa vào xu hướng hoạt động lượng sẽ gặp nhiều khó khăn khi các thị trường có tình trạng mắc kẹt trong quá trình luân chuyển. Vì vậy, giới hạn về biến động giá sẽ không đủ sức mạnh để nhà đầu tư đạt được các lợi nhuận. Bản chất của scalp là giao dịch ngắn hạn. Đó là lý do mà các nhà giao dịch lựa chọn, khi sử dụng chiến lược này người đầu tư chỉ chịu sự tác động cực kỳ ngắn hạn và giảm thiểu được nguy cơ rủi ro lớn. Ưu điểm của Scalp:

  • Giới hạn được thời gian và các tác động đối với các đối tượng thực hiện giao dịch. Scalping là một chiến lược cực kỳ ngắn hạn, do đó nhà giao dịch (và cả vốn trong tài khoản giao dịch) chỉ bị ảnh hưởng bởi các biến động ngắn hạn của thị trường
  • Các nhà đầu tư tham gia giao dịch thu được liên tiếp nhiều lợi ích nhỏ đến từ phiên giao dịch. Các thị trường có thanh khoản và biến động giá cao là mục tiêu chủ yếu của nhiều hoạt động saclping, giao dịch với mục tiêu tận dụng các động thái của thị trường nhỏ cũng cho thấy có khả năng thu được lợi nhuận
  • Giảm thiểu được phần lớn các rủi ro khi thị trường biến động.

2.2. Nhược điểm của scalping

Scalp là chiến lược thu lại lợi nhuận nhỏ từ các giao dịch, nhằm hạn chế đi nguy cơ rủi ro của sự biến động mạnh trên thị trường. Tuy nhiên việc này cũng có rất nhiều mặt hạn chế.

Làm ảnh hưởng đến tâm lý kỷ luật của các nhà giao dịch. Thông thường, điều những nhà đầu tư luôn hướng đến đó chính là lợi nhuận. Theo chiến lược scalp, lợi nhuận mang về nhỏ, các nhà đầu tư rất có thể sẽ bỏ lỡ đi các cơ hội lớn trong giao dịch. Hay nói cách khác, phương pháp Scalp cần có kế hoạch rõ ràng và thường thì các khoản lợi nhuận nhỏ, và việc phải tuân theo nguyên tắc dẫn tới việc bỏ qua các thị trường theo xu hướng có tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn.

Một nhược điểm nữa trong phương pháp này đó chính là việc sử dụng thuyết đòn bẩy. Để mang về lợi nhuận lớn trong một phiên giao dịch, việc sử dụng nghệ thuật đòn bẩy là cách khuếch đại hiệu quả. Tuy nhiên, nghệ thuật đòn bẩy này được xem như một con dao hai lưỡi sắc bén. Nếu không tạo ra được lợi nhuận sẽ đồng nghĩa với việc số nợ tiềm tàng sẽ nhanh chóng tăng theo một cấp số nhân.

3. Vì sao nhiều Trader lựa chọn hình thức Scalping là gì

Scalper là những người cố gắng kiếm lời từ 5 đến 10 pips cho mỗi lệnh giao dịch và lặp lại hành động này trong suốt phiên giao dịch. Họ sử dụng đòn bẩy cao và thực hiện giao dịch với chỉ một vài pips lợi nhuận tại một thời điểm nào đó.
Hãy nhớ rằng, với một lot tiêu chuẩn các trader sử dụng mức đòn bẩy khá cao và tiềm kiếm vài pips lợi nhuận tại một thời điểm, giá trị trung bình của pip khoảng 10 đô la. Vì vậy, cứ 5 pips lợi nhuận, các trader có thể kiếm được 50 đô la một lần. Nếu bạn có thể tạo ra mức lợi nhuận vài lần trong ngày, bạn có thể kiếm được từ vài chục đến vài trăm đô la ngay trong một phiên giao dịch. Đây là lý do mà các trader thích sử dụng phương pháp Scalp để thực hiện giao dịch.

Nhưng bên cạnh đó, Scalp là phương pháp giao dịch đòi hỏi trader cần phải nắm bắt tin tức, đọc biểu đồ giá đồng thời phải thực hiện nhanh và quyết đoán.

Scalp là gì? Cách sử dụng scalping hiệu quả nhất 2

Để trở thành một scalper cần phải có những yếu tố nào ?

Đọc đến đây chắc bạn cũng đã hiểu, Scalp là phương pháp áp dụng trong khung thời gian nhỏ, nên muốn trở thành scalper thì bạn phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt cơ hội ngay lập tức. Bạn là người đam mê giao dịch forex là chuyện đương nhiên ai cũng có thể, nhưng theo cách nào, phương pháp nào thì cần phải cân nhắc tới nhiều yếu tố. Những scalper phải là người thích thú với việc ngồi máy tính cả ngày trong suốt phiên giao dịch, chăm chăm trên máy tính không ngừng để theo dõi biểu đồ, nắm bắt tin tức giá trong suốt thời gian của phiên giao dịch. Bên cạnh đó các Scalper cần phải có sự tập trung rất lớn trong việc quan sát thị trường để thực hiện scalp tốt nhất. Vì biên độ lời mà một scalper kì vọng là rất nhỏ (chưa kể spread) nên thời điểm vào lệnh là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Vì vậy nếu bạn yêu thích giao dịch, có khả năng tập trung và kiên nhẫn cao để tạo ra từng khoản lợi nhuận nhỏ thì phương pháp scalping rất thích hợp với bạn. Còn nếu bạn luôn muốn phân tích thị trường và thường suy nghĩ lâu về từng quyết định của mình thì có lẽ scalping không phù hợp với bạn.

Scalp là gì? Cách sử dụng scalping hiệu quả nhất 3

4.Cách thức sử dụng phương pháp scalping hiệu quả

4.1. Các phương pháp scalp cơ bản

a, Sử dụng các đường trung bình giản đơn (Moving Average hay MA) 

Scalp là gì? Cách sử dụng scalping hiệu quả nhất 4
đường EMA 200 màu xanh cho cặp tiền tệ AUD USD.

Phương pháp giao dịch Scalp theo trường phái lướt sóng sẽ chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật để tìm điểm vào lệnh và thoát lệnh, mà trong đó chỉ báo hữu hiệu nhất phục vụ cho chiến lược này chính là các đường trung bình động hàm mũ (EMA). Và các Scalpers dựa vào chúng để xác định xu hướng và tìm điểm vào lệnh.

b, Ichimoku

Scalp là gì? Cách sử dụng scalping hiệu quả nhất 5
Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo

Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo nghĩa là “Cái nhìn thoáng qua”  hay phác hoạ lại diễn biến giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp Trader có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để xác định xu thế sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường.

Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác với cấu tạo gồm 5 đường khác nhau. Trong đó, đường màu xanh lam thể hiện mức trung bình của mức cao nhất và mức thấp nhất thấp nhất trong 26 phiên vừa qua. Đường tô màu đỏ là mức trung bình của mức cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên vừa qua. Đường màu xanh lá cây thể hiện giá đóng cửa dự kiến ​​26 phiên sau này.

c, Chỉ báo RSI

Scalp là gì? Cách sử dụng scalping hiệu quả nhất 6
Chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI dùng để đo lường thay đổi giá gần đây trong các điều kiện quá mua hoặc quá bán, chỉ số RSI được biểu thị bằng đường màu tím bên dưới chân nến. Khi giá dưới 30 báo hiệu cặp tiền tệ đang ở mức quá bán, còn nếu RSI trên 70, báo hiệu cặp tiền tệ đang ở mức quá mua.

d, Chỉ báo Stochastic

Scalp là gì? Cách sử dụng scalping hiệu quả nhất 7
Chỉ báo Stochastic

Chỉ báo ngẫu nhiên Stochastic được sử dụng để xác định các xu hướng đảo chiều tiềm năng của thị trường, Vùng được dùng chủ yếu nằm quanh vị trí 20-80 thể hiện sự quá bán và quá mua tương tự như RSI, để cho biết khi nào nên mua hoặc bán cặp tiền tệ. Tín hiệu bán được thông báo khi tín hiệu mua sẽ xuất hiện khi stoc rơi xuống dưới 20 hoặc chỉ báo stoc tăng mạnh lên trên 80.

4.2. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp scalp

Quản lý rủi ro: Bạn luôn phải thiết lập mức dừng lỗ cũng như tìm được điểm entry vào lệnh đẹp nhất, để tránh rủi ro xảy ra. Bởi giao dịch theo hướng scalping, trader sẽ chỉ tận dụng sự thay đổi nhỏ của giá trên hàng trăm giao dịch, nên cần có một mức độ quản lý rủi ro để ngăn chặn những tổn thất nhỏ nhất.

Thiết lập 1 tỷ lệ R:R (Risk: Rewards – tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận) hợp lý : trader nên tính toán tỷ lệ này cho thật cẩn thận ví dụ nếu bạn xác định R:R là 1:2 giả sử rủi ro thua lỗ của bạn lúc này là 50$ thì lợi nhuận bạn cố gắng thu về sẽ phải là 100 USD.

4.3. Cách thức sử dụng phương pháp scalping hiệu quả

Từ những thông tin trên ta có thể đúc rút phương pháp scalp đơn giản, hiệu quả thông qua 3 bước sau:

  • Bước 1: Kẻ Trendline hoặc kênh giá để tìm các vùng hỗ trợ mạnh
  • Bước 2: Sử dụng các mô hình Nến Nhật để tìm tín hiệu xác nhận, kết hợp trendline bước 1 cùng với các chỉ báo đã được cung cấp ở trên để tìm điểm entry vào lệnh chuẩn xác nhất.
  • Bước 3: Khi xu hướng được xác định, bây giờ bạn chỉ cần đạt lệnh và đừng quên cài Stop Loss và Take Profit để hưởng thành quả của mình.
Scalp là gì? Cách sử dụng scalping hiệu quả nhất 8
Cách thức sử dụng phương pháp scalping hiệu quả

Tất nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng giao dịch theo phong cách phân tích kỹ thuật, nhiều nhà nhà giao dịch sẽ chỉ dựa vào phân tích cơ bản để vào lệnh. Việc kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật vớ nhau nó hoàn toàn tùy thuộc vào từng cá nhân. Cho dù bạn thích phong cách giao dịch nào, điều quan trọng cần nhớ là lợi nhuận luôn được an toàn và khoản lỗ phải nằm trong khoảng bạn chấp nhận được. Chúc các bạn thành công!

5. Sự khác nhau giữa Market Making và Scalp

Với việc giao dịch theo phương pháp lướt sóng để thu lợi nhuận nhỏ một cách thường xuyên, bằng cách vào và thoát lệnh nhiều lần trong ngày của Scalp thì còn có giao dịch cũng tương tự đó là Market Maker (nhà tạo lập thị trường) thực hiện các giao dịch quanh spread.

Là một người chơi forex bạn phải hiểu rõ mình đang làm gì, vì thế cho nên việc phân biệt Scalper với Market Maker là rất quan trọng. Điểm khác nhau ở đây là các Scalper là người trả spread, trong khi market maker lại là người thực hiện các giao dịch của mình để kiếm lời từ spread của thị trường. Hay nói rõ ràng hơn là khi các Scalper mua vào giá ask và bán giá bid, anh ta phải chờ cho thị trường đi đúng theo hướng đi của mình để vượt được phí spread chi trả cho Market Maker. Market Maker ngược lại, kiếm lời ngay lập tức tại thời điểm Scalper đặt lệnh. Thế nên, rủi ro của các Scalper phải cao hơn so với Market Maker, mặc dù cả hai đang tìm cách để vào và cắt lệnh cực nhanh. Các Market Maker thích Scalpers bởi vì những Scalper là những người trả tiền cho spread, điều đó có nghĩa là càng có nhiều scalper thì sẽ càng nhiều Market Maker kiếm tiền từ spread.

Scalping là gì? Bài viết trên đây đã cung cấp đế cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về scalp. Tuy vẫn tiềm tàng nhiều nguy cơ nhưng đây vẫn là một phương thức dịch khá phổ biến trên thị trường. Lợi ích mang về tuy nhỏ nhưng độ an toàn cao. Có khả năng hạn chế các rủi ro thường tiềm ẩn trong các phiên giao dịch. Scalping là một chiến lược đầu tư mang lại nhiều cơ hội và và lợi ích không kém cạnh bất cứ loại giao dịch nào đang có trên thị trường.

 

Chú ý:

Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. TraderPlus không chịu trách nhiệm đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
  • Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Phone: 08.xxx.xxx
  • Email: traderplusvn@gmail.com
  • Website: https://traderplus.net/



    Đăng ký khóa học 1Đăng ký TraderĐăng ký khóa học lệnhĐăng ký thông tin

    Nếu thấy bài viết HAY chia sẻ ngay!

    TRADER PLUS

    Trader Plus kênh thông tin tổng hợp kiến thức, tin tức, thị trường từ môi trường internet trong lĩnh vực trader forex, coin, tài chính, đầu tư. Mọi thông tin được nghiên cứu tổng hợp từ dữ liệu thị trường. Độc giả tự chịu trách nhiệm về thông tin kiến thức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *